"cha đẻ" của lúa lai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Con đường đến với lúa lai[sửa]

Điều ước "mỗi bông lúa to như cái chổi" và "mỗi hạt lúa to bằng hạt đậu phộng" đã trở thành động lực thôi thúc cậu bé Yuan Longping gắn cuộc đời với cây lúa và giành giải thưởng trị giá 5 triệu nhân dân tệ, giải thưởng lớn về khoa học công nghệ và được ví như giải Nobel của Trung Quốc.

Sinh năm 1931 trong một gia đình nông dân nghèo và tốt nghiệp học viện Nông nghiệp Đông nam vào năm 1953, Yuan bắt đầu công việc giảng dạy tại một trường trung cấp nông nghiệp ở Anjiang.

Ý tưởng nghiên cứu lúa lai hình thành vào nhứng năm 1960 khi thiên tai và những chính sách không phù hợp của nhà nước dẫn đến nạn đói chưa từng có tại Trung Quốc làm chết nhiều người. Cũng từ đó, Yuan đã tình nguyện dành cuộc đời của mình cho nghiên cứu và phát triển giống lúa mới

Vào năm 1964, ông tìm thấy một cách tình cờ một loại lúa lai với những đặc tính tốt hơn nhiều so với những loại lúa khác. Sự phát hiện này đã cổ vũ ông và ông bắt đầu nghiên cứu giống lúa "đặc biệt" này.

Năm 1973, Yuan hợp tác với những người khác để đưa vào trồng thử nghiệm loại lúa lai có những đặc tính tốt. Lúa của ông đã cho năng suất cao hơn 20% so với những giống thường khác.

Trong năm tiếp theo, nghiên cứu của họ tạo bước đột phá với việc cho ra đời công nghệ sản xuất lúa hạt dài, không dính như hạt nếp. Ông đã góp phần đưa Trung Quốc trở thành nước sản xuất lúa hàng đầu thế giới. Với thành công và đóng góp này, Yuan Longping được coi là "cha đẻ của lúa lai".

Năm 1979, công nghê sản xuất lúa lai được áp dụng tại Mỹ và trở thành trường hợp chuyển bản quyền sở hữu trí tuệ đầu tiên trong lịch sử của Trung Quốc.

Hiện nay khoảng 50% diện tích trồng lúa của Trung Quốc được phủ bởi các giống lúa lai của Yuan Longping. Tổng sản lượng lúa của Trung Quốc tăng từ 5,69 tỷ tấn năm 1950 lên 19,47 tỷ tấn và khoảng 300 tỷ kg được "tạo thêm" trong vòng 20 năm. Sản lượng lúa hàng năm đủ để cung cấp cho 60 triệu người.

Ông đang nghiên cứu cho ra đời các giống lai có năng suất cao hơn 30% so với lúa thuần. Năng suất kỷ lục được tạo ra vào năm 1999 là 17 tấn/ha.

Hướng tới số lượng hay chất lượng[sửa]

Ở những nơi chưa phát triển thì số lượng là vấn đề quan tâm hàng đầu trong khi ở những nước phát triển chất lượng được coi trọng hơn.

Yuan không bị phân tán bởi điều này vì ông cho rằng khi người ta đói thì trước hết sẽ cần đủ thức trước khi nghĩ đến khẩu vị. Ông cũng cho rằng không phải năng suất cao luôn đồng nghĩa với giảm chất lượng. Trong quá khứ, khi người Trung Quốc còn đói, rét người ta quan tâm đến những cây trồng cho năng suất cao vì thế họ sử dụng phân bón và hóa chất quá mức giới hạn. Điều đó chắc chắn sẽ làm giảm chất lượng của hạt gạo. Hiện nay Trung Quốc đã có 9 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng gạo, một số trong những tiêu chuẩn này có tương quan thuận với sản lượng trong khi những tiêu chuẩn khác thì không. Có giống lai đã đạt 6 tiêu chuẩn loại 1 và 3 tiêu chuẩn loại. Thậm chí có loại gạo được cho là ngon hơn gạo của Thái Lan.

Yuan tiếp tục công việc để cho ra đời nhưng giống lúa đat tiêu chuẩn loại 2 của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc. Ông cho rằng nó đáp ứng được thị hiếu của cả người thành thị và cả người ở nông thôn.

Tiền bạc và tiếng tăm[sửa]

Longping High-tech, một công ty cung ứng hạt giống mang tên ông có trụ sở ban đầu tại Shenzhen. Đổi lại, ông được hưởng 5% lợi nhuận của công ty này.

Tài sản của Yuan ước tính khoảng hơn 100 triệu nhân dân tệ (12 triệu đô la Mỹ) đã đưa ông trở thành một trong những người giàu có nhất Trung Quốc. Thực tế thì ông chẳng quan tâm đến điều gì ngoài công việc nghiên cứu của mình và cho rằng tiền bạc chẳng có ý nghĩa gì đối với ông, quá nhiều tiền lại trở thành một gánh nặng và tâm trí của ông chỉ duy nhất dành cho nghiên cứu. Tuy nhiên, ông cho rằng vị trí của ông trong bảng xếp hạng về giàu có lại có thể mang lại tiếng tăm cho lúa lai Trung Quốc trên thị trường quốc tế và có thể mang lại nhiều tiền đầu tư hơn để lúa lai tiếp tục phát triển. Một quỹ nghiên cứu mang tên Yuan Longping đã ra đời với số tiền ban đầu là 2 triệu nhân dân tệ để trao phần thưởng, khuyến khích những cá nhân suất sắc trong nghiên cứu nông nghiệp. Nhiều trường học ở Trung Quốc đã được mang tên ông. Yuan Longping trở thành nhà khoa học Trung Quốc đầu tiên có quyền sở hữu trí tuệ.

Ông nói "Tôi sợ tiếng tăm", "Càng lớn tiếng tăm, càng ít tự do".

Hai điều ước[sửa]

Cuối những năm 60, năng suất lúa Trung quốc đạt trên 300kg/mu(đơn vị diện tích của Trung Quốc, tương đương 0,06 ha) nhưng Yuan đã nâng năng suất đó lên con số trên 500. Mặc dù vậy, ông đã không dừng lại mà tiếp tục công việc để đạt con số trên 800 và đã đạt được kết quả 700 vào năm 1997 và 870 vào năm 1998. Giấc mơ của ông là con số trung bình hàng năm 800.

Ông có một giấc mơ khác là các giống lúa của ông sẽ được giới thiệu đến và mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia.

Số liệu của FAO vào năm 1999 cho thấy 20% sản lượng lúa thế giới có được từ 10% diện tích đất trồng lúa (diện tích sử dụng lúa lai).

Một nhà kinh tế nổi tiếng cho rằng thành công của Yuan là một chiến thắng đói nghèo và cổ vũ chúng ta hướng tới một thế giới dư thừa lương thực.

Hiện tại, trên 20 quốc gia đã tiến hành ứng dụng, nghien cứu và phát triển lúa lai.

Yuan làm việc với cương vị tham vấn trưởng cho FAO vào năm 1991, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với cán bộ kỹ thuật của các nước khác. Ông cũng cử cán bộ, chuyên gia của mình đi giúp nhiều nước trong nghiên cứu và ứng dụng lúa lai. Các lớp tập huấn lúa lai được tổ chức tại các cơ sở nghiên cứu của Trung Quốc đã thu hút hàng trăm cán bộ nghiên cứu từ 15 quốc gia tham dự.

Với sự giúp đỡ của các nhà khoa học Trung Quốc, diện tích canh tác lúa lai tại Việt Nam đạt tới 200.000 ha và tại Ấn Độ là 150.000 ha vào năm 1999.

Sau giờ làm việc[sửa]

Bận rộn với cương việc tại Viện Hàn lm công nghệ Trung Quốc và phó chủ tịch một hội đồng tư vấn của chính quyền, ông vẫn giành thời gian cho những sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, bơi, đi xe máy. Mỗi ngày đi ra ruộng lúa hai lần bằng xe máy, đó cũng là hình thức thể thao của ông. Trong thời ỳ cách mạng văn hóa tại Trung Quốc, nhạc cổ điển được coi là đồi trụy và ông đã phải dừng chơi vi-ô-lông. Giờ đây dù bị viêm khớp và không thể chơi loại đàn này, ông vẫn giành thời gian thưởng thức giai điệu của nó!

Xem thêm[sửa]

Nguồn: Yuan Longping -- Father of Hybrid Rice trên http://www.china.org.cn


Thành viên veterinary dịch.

Liên kết đến đây