Ôn tập Tốt nghiệp THPT 2009-2010/Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nội dung hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và logarit trong cấu trúc đề thi:

Phần chung: Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit.

Phần riêng của CTNC: Hệ phương trình mũ và lôgarit.

Xem thêm: Mũ, logarit trong các kì thi tốt nghiệp THPT

[sửa]

Lý thuyết[sửa]

+ Các phép toán trên hai lũy thừa cùng cơ số, hai lũy thừa cùng số mũ.

+ Quy tắc so sánh hai lũy thừa cùng cơ số (Trong hai lũy thừa cùng cơ số lớn hơn 1, lũy thừa nào có số mũ lớn hơn thì lũy thừa đó lớn hơn và ngược lại. Nói tắt: "Cơ số lớn hơn 1, cùng chiều. Cơ số nhỏ hơn 1, ngược chiều")

+ Hàm số mũ y=a^{x} (0 < a ≠ 1)

- Tập xác định: ℝ

- Tập giá trị: (0; +∞)

- y'=a^{x}.\ln a

0 < a < 1 ⇒ y' < 0 ⇒ hàm số nghịch biến
a > 1 ⇒ y' > 0 ⇒ hàm số đồng biến

- Đồ thị hàm số luôn nằm trên trục hoành và đi qua điểm B(0; 1)

+ Các phương pháp giải phương trình, bất phương trình mũ

- Đưa về cùng cơ số

- Đặt ẩn phụ

- Logarit hóa

Ví dụ[sửa]

Giải các phương trình, bất phương trình sau:

a) 2^{{2x+2}}-9.2^{x}+2=0

b) 7^{x}+2.7^{{1-x}}-9=0

c) \left({\sqrt  2}+1\right)^{{x-1}}\geq \left({\sqrt  2}-1\right)^{{\frac  {x-1}{x+1}}}

Bài tập tự luyện[sửa]

TN 2008-2009

Giải phương trình 25^{x}-6.5^{x}+5=0 .

TN 2007-2008, Phân ban, Lần 1

Giải phương trình 3^{{2x+1}}-9.3^{x}+6=0 .

TN 2006-2007, Phân ban, Lần 2

Giải phương trình 7^{x}+2.7^{{1-x}}-9=0 .

TN 2005-2006, Phân ban

Giải phương trình 2^{{2x+2}}-9.2^{x}+2=0 .

Logarit[sửa]

Lý thuyết[sửa]

+ Các phép toán trên hai logarit cùng cơ số.

+ Các công thức đổi cơ số.

+ Quy tắc xét dấu logarit. \log _{a}b > 0 <=> a và b cùng lớn hơn hoặc cùng nhỏ hơn 1.

+ Quy tắc so sánh hai logarit cùng cơ số. Cơ số lớn hơn 1, cùng chiều. Cơ số nhỏ hơn 1, ngược chiều.

+ Hàm số logarit y = \log _{a}b (0 < a ≠ 1)

- Tập xác định: (0; +∞)

- Tập giá trị: R

- y'={\frac  {1}{x.\ln a}}

0 < a < 1 ⇒ hàm số nghịch biến
a > 1 ⇒ hàm số đồng biến

- Đồ thị hàm số luôn nằm bên phải trục tung và đi qua A(1; 0).

+ Các phương pháp giải phương trình, bất phương trình logarit

- Đưa về cùng cơ số

- Đặt ẩn phụ

- Mũ hóa.

Ví dụ[sửa]

Giải các phương trình, bất phương trình sau:

a) \log _{4}x+\log _{2}(4x)=5

b) \log _{3}(x+2)+\log _{3}(x-2)=\log _{3}5

c) \log _{{{\frac  2x}}}2+\log _{2}4x=3

d) \log _{{{\frac  13}}}{\frac  {x+3}{x+1}}>0

Bài tập tự luyện[sửa]

TN 2008-2009, Bổ túc

Giải phương trình \log _{2}(x+1)=1+\log _{2}x .

TN 2007-2008, Phân ban, Lần 2

Giải phương trình \log _{3}(x+2)+\log _{3}(x-2)=\log _{3}5\ (x\in {\mathbb  {R}}) .

TN 2006-2007, KPB, Lần 1

Giải phương trình \log _{4}x+\log _{2}(4x)=5 .

Sai lầm và cách sửa[sửa]

Sai Đúng
\log _{2}(x-2)=\log _{2}x-\log _{2}2 \log _{2}(x-2)=\log _{2}(x-2) -:D
Phương trình \log _{2}x^{2}-3\log _{2}(x+1)+2=0

\Leftrightarrow 2\log _{2}x-3\log _{2}(x+1)+2=0

Phương trình \log _{2}x^{2}-3\log _{2}(x+1)+2=0

\Leftrightarrow 2\log _{2}|x|-3\log _{2}(x+1)+2=0

Điều kiện của phương trình

\log _{{{\frac  2x}}}2+\log _{2}(x+1)-1=0x+1>0

Điều kiện của phương trình

\log _{{{\frac  2x}}}2+\log _{2}(x+1)-1=0{\begin{cases}0<{\cfrac  2x}\neq 1\\x+1>0\end{cases}}

Chủ đề khác[sửa]

  1. Khảo sát hàm số và các bài toán liên quan
  2. Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số
  3. Hàm số, phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit
  4. Hình học không gian tổng hợp
  5. Phương pháp tọa độ trong không gian
  6. Nguyên hàm, tích phân, ứng dụng
  7. Số phức


<comments />

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.