Ảnh hưởng hay tác động của estrogen

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tại tuyến vú[sửa]

Estrogen kích thích sự phát triển và biệt hóa của các tế bào biểu mô ống dẫn sữa, quá trình phân bào của các tế bào biểu mô hình trụ và tổ chức liên kết, tăng cường tuần hoàn cục bộ tại tuyến vú với ảnh hưởng tương tự của histamin. Số lượng estrogen receptor tại mô tuyến vú cao nhất trong giai đoạn phát triển đầu của nang trứng và thấp nhất sau khi trứng rụng. Estrogen kích thích các tế bào ung thư vú. Ở phụ nữ sau mãn kinh bị ung thư vú, làm lượng estrogen ở mô ung thư rất cao mặc dù nồng độ estrogen trong máu trong giai đoạn đó thấp.

Tại thần kinh trung ương[sửa]

Theo giả thuyết về quá trình chuyển testosterone thành estrogen diễn ra tại thần kinh trung ương, estrogen có khả năng kích thích tiết các gonadotropin (FSH, LH, Prolactin) qua đó tham gia quyết định các đặc điểm giới tính trong hoạt động của não bộ. Tốc độ và tỷ lệ chuyển testosterone thành estrogen tại não bộ thấp hơn tại các cơ quan khác. Tuy vậy, estrogen được tổng hợp cục bộ được cho là có vai trò rất quan trọng. Estrogen có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh, phuc hồi sináp... Tại các nơron vùng đồi thị, estrogen làm tăng mật độ N-methyl-D-aspartate receptor và tăng tính mẫn cảm của các tế bào thần kinh thông qua các receptor đó. Estrogen cũng có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, làm giảm nồng độ beta-amyloid peptide.

Tác động đến tim mạch[sửa]

Estrogen được cho là chất bảo vệ mạch máu tự nhiên của cơ thể. Estrogen receptor đã được tìm thấy tại các tế bào cơ trơn của động mạch vành và các tế bào nội mạc của mạch máu thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Estrogen có thể làm giãn mạch tức thời thông qua khả năng tăng cường tổng hợp NO, prostacyclin trong các tế bào nội mạc, giảm sức căng cơ trơn thành mạch, mở kênh Ca tế bào thành mạch máu, ngăn cản tạo huyết khối nhưng không có tác dụng đến các khối huyết đã hình thành (kết quả trên động vật thí nghiệm). Ở mức độ tế bào, estrogen ngăn quá trình chết của tế bào nội mạc và kích thích hình thành mạch máu (kết quả từ các thí nghiệm in vitro). Tuy nhiên tác dụng chống hình thành huyết khối mạch vành và ảnh hưởng của estrogen đến bệnh tim mạch nói chung khi được dùng trong liệu pháp thay thế hormon ở phụ nữ vẫn đang là vấn đề được tranh luận và nghiên cứu.

Tác động đến xương[sửa]

Các tế bào tạo xương (osteobast) và tế bào huỷ xương (osteoclast) đều mang estrogen receptor và là đích tác dụng của estrogen nhung nhìn chung estrogen được cho là chất có tác dụng ngăn cản quá trình huỷ xương. Hormon này tác động ức chế trực tiếp chức năng của tế bào huỷ xương. Ở chuột nhắt đã cắt bỏ buông ftruwngs dẫn đến làm thiếu hụt estrogen nhưng làm tăng sản xuất interleukin-6, interleukin-1, yếu tố gây chết tế bào u trong các tế bào tạo xương và những tế bào khác có nguồn gốc từ xương. Trong dịch chiết từ xương của phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, nồng độ mRNA của interleukin-6 và interleukin-1 đều cao. Người ta đã xác định được thiếu estrogen là một nguyên nhân làm mất xương (giảm mật đọ xương), xương dễ bị gãy. Dùng estrogen bổ sung có thể hạn giúp cơ thể chống lại hiện tượng này.

Kết luận[sửa]

Cho đến nay chúng ta đã biết rằng estrogen tác động đến nhiều cơ quan khác nhau ngoài các cơ quan đích "truyền thống" như tử cung, âm đạo, mô tuyến vú với sự đa dạng về cơ chế tác động. Một số chất có hoạt tính "kiểu" estrogen nhưng có số cơ quan định ít hơn so với số cơ quan đích của estrogen cũng đã được xác đinh. Hiện tại và trong tương lai, sự lựa chọn các chất với các tác động đặc hiệu tại những cơ quan mong muốn sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng có hại và lợi dụng những tác động tích cực của những chất này trong điều trị.


Liên kết đến đây