100 khám phá khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử/16

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trật Tự Của Giới Tự Nhiên

  • Thời gian phát hiện: 1735
  • Nội dung phát hiện: tất cả loài động vật – thực vật đều có thể phân chia thành các chủng loại khác nhau hay quy vào các thứ bậc đơn giản.
  • Người phát hiện: Card Linnaeus.

Tại sao phát hiện ra trật tự của giới tự nhiên lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?


Vào trước thế kỷ XVIII, người ta cho rằng giới tự nhiên là thế giới động thực vật hoang dã muôn hình muôn vẻ. Nhưng Card Linnaeus lại phát hiện ra thế giới tưởng chừng như hỗn tạp ấy lại có tổ chức và trật tự riêng của nó. Ông đã xây dựng nên một hệ thống phân loại và đặt tên cho các loài động thực vật, trong đó phân biệt rõ ràng các chủng loại động thực vật trên cơ sở khái niệm. Hệ thống này của ông đã giúp các nhà khoa học lý giải sâu sắc hơn về lĩnh vực động vật học, thực vật học, hệ thống sinh thái và kết cấu sinh học. Cho đến gần 300 năm sau, các nhà khoa học vẫn căn cứ vào hệ thống này.

Do phát hiện này mà Linnaeus đã được tôn là “Cha đẻ của khoa học phân loại (Taxonomy) hiện đại” (Taxonomy là tiếng Hy Lạp, nghĩa là đặt tên theo trật tự). Chúng ta có thể lý giải những ảnh hưởng và tầm quan trọng đối với khoa học hiện đại của Linnaeus trên hai phương diện. Thứ nhất là, tất cả khoa học đều vẫn sử dụng theo hệ thống mà ông đã xây dựng nên, các nhà khoa học vẫn theo Linnaeus dùng tiếng La tinh đặt tên cho các loài mới phát hiện ra và đang tồn tại. Đây cũng chính là dấu tích cuối cùng được lưu lại trên thế giới của ngôn ngữ cổ xưa đã từng thông dụng trong bộ môn khoa học này. Tất cả các loài mới được phát hiện đều được đặt tên và phân loại trên cơ sở hệ thống của Linnaeus. Thứ hai là, tất cả các nhà sinh vật học đều vận dụng hệ thống này của Linnaeus để phân biệt, lý giải, phân chia và gọi tên các loài động thực vật.

Linnaeus là nhà khoa học đầu tiên xác định con người là loài thông thái, ông quy con người vào loài động vật linh trưởng. Hệ thống phân loại của ông là khởi nguồn của “cây sinh mệnh”, bởi vì bất cứ sinh vật nào cũng thuộc về một chủng loại, một họ, lớp, nhóm hay đơn vị…, chúng đều nằm trong vương quốc động thực vật, điều đó giống như những cành, nhánh cây, lá cây đều là một bộ phận cấu thành nên một cái cây vậy.

Trật tự của giới tự nhiên được xác lập như thế nào?

Card Linnaeus rất ghét sự hỗn độn không có thứ tự, ông đã từng nói rằng mình không có cách nào có thể lý giải những sự vật vô tổ chức. Linnaeus sinh năm 1707 tại Thụy Điển, gia đình ông đều mong muốn sau này lớn lên ông sẽ trở thành một vị linh mục giống như cha của ông. Nhưng đối với công việc này, Card tỏ ra không mấy hứng thú và không có nhiều tư chất để gánh vác trách nhiệm đó nên sau đó gia đình đã hướng cho ông theo ngành y.

Năm 1727, Card Linnaeus vào học y học tại trường đại học Lund, nhưng thời gian mà ông dành để quan sát các thực vật trong hoa viên của trường lại nhiều hơn cả thời gian ông ngồi nghe giảng trong lớp học. Ngay từ nhỏ, Linnaeus đã rất yêu thích các loại cây cối hoa cỏ. Upsalla (một trong những nguyên nhân chuyển trường là trường đại học này có vườn hoa to hơn). Tại đây Lannaeus đã đọc được một bản luận văn của nhà thực vật học người Pháp Sebastian Vaillant. Trong luận văn tuyên bố (khi đó phát hiện này đã làm cho người ta kinh ngạc) thực vật là loại sinh sản hữu tính, giống hệt như động vật có cơ quan sinh sản vậy và kinh thực vật cũng được phân chia thành giống đực và giống cái.

Quan điểm đó Sebastian Vaillant đã gây ra sự thu hút mạnh mẽ đối với Linnaeus. Là người làm công việc liệt kê, Linnaeus cực lực phản đối quan điển cho rằng tất cả các loài thực vật trong khuôn viên kia đều là những loài độc lập. Ông bắt đầu nghĩ đến việc phân loại các loài thực vật khác nhau trên cơ sở dựa vào cơ quan sinh sản của chúng, ông mong muốn xây dựng một trật tự cho thế giới tự nhiên hỗn loạn này.

Linnaeus có tài ăn nói bẩm sinh, rất nhiệt tình và thành thật, ông được rất nhiều người mến mộ và ủng hộ về chi phí nên ông có điều kiện đi khắp Thụy Điển để tìm tòi, nghiên cứu các loài động thực vật và tiến hành liệt kê ra chúng. Linnaeus dành cả tháng để đi khắp các vùng quê trên đất nước Thụy Điển, ông ghi chép và miêu tả một cách rất tỉ mỉ, đồng thời tiến hành nghiên cứu về tất cả những loài thực vật mà ông đã nhìn thấy. Cuộc hành trình khám phá của ông diễn ra đều đặn, đúng 7 giờ sáng xuất phát, nghỉ ăn trưa lúc 2 giờ, 4 giờ nghỉ, sau đó giảng giải về những gì ông đã thu hoạch được.

Trong quá trình khám phá, Linnaeus tập trung nghiên cứu hệ thống sinh sản của thực vật, ông nhanh chóng phát hiện ra có rất nhiều loài thực vật đều mang cùng một đặc điểm giống đực và giống cái, ông quy các loài thực vật đó vào một loại. Sau đó ông thêm vào các loài có cùng đặc điểm tương tự tạo thành loại lớn hơn, và kết hợp thêm với các loài khác tạo thành một loại lớn hơn nữa. Linnaeus phát hiện ra hoàn toàn có thể tiến hành phân loại thực vật dựa trên vài đặc tính quan trọng của chúng, thế giới tự nhiên chắc chắn phải có trật tự của nó.

Tính đến năm 1735, Linnaeus đã ghi lại được hơn 4.000 loại thực vật, và ông đã tổng kết hệ thống phân loại thực vật qua tác phẩm Hệ thống giới tự nhiên của mình. Hệ thống phân loại của Linnaeus chia thành 8 loại: Loài, thuộc tính, lớp, họ, bộ, ngành, hệ, giới. Cách phân loại như vậy chỉ dựa trên yếu tố sinh sản của thực vật (mà sau này là động vậy), vì vậy hệ thống đó đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Thế nhưng các nhà thực vật học lại nhận ra phương phát phân loại này của Linnaeus rất đơn giản dễ hiểu và có sức hấp dẫn.

Phương pháp phân loại của Linnaeus Linnaeus đã nhanh chóng lan truyền khắp châu Âu, hơn nữa nó còn được trình bày dưới dạng hình cây; cành lớn của cây là các lớp, các nhánh nhỏ là các loại. Khái niệm “cây sinh mệnh” cũng đã được ra đời từ đây.

Trong suốt 30 năm sau đó, Linnaeus dành thời gian đi du lịch châu Âu và ông đã bổ sung thêm những loài thực vật mới vào trong hệ thống của mình. Năm 1740, ông đã cho các loài động vật vào trong hệ thống. Đến năm 1758, hệ thống của ông đã bao gồm 4.400 loài động vật và 7.700 loài thực vật.

Năm 1758, trong lần xuất bản cuốn sách thứ 10, Linnaeus nêu ra phương pháp đặt tên cho các loài động thực vật theo tên kép (là tên loài và tên thuộc tính của loài đó). Phương pháp đặt tên kép đã hoàn thiện hệ thống phân loại của Linnaeus. Linnaeus đã phát hiện ra trật tự của thế giới tự nhiên, hơn nữa ông còn là người đã xây dựng nên một hệ thống để miêu tả giới tự nhiên đó. Cho đến ngày nay, hệ thống đó vẫn còn nguyên giá trị, vẫn được mọi người sử dụng.

Liên kết đến đây