Các công bố khoa học của Trung Quốc đã phổ biến đường lưỡi bò

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Đầu tháng 4 năm 2011, 2 nhóm tác giả đến từ Thượng Hải (East China Normal University và Shanghai Environmental Engineering Design Research Institute) đã đưa bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi bò sai trái vào công bố của họ trên tạp chí Waste Management. Hành động này đã bị giới học thuật người Việt đang làm việc ở nhiều nơi trên thế giới lên án và đề đạt đến tổng biên tập của tạp chí. Tuy nhiên, trong khi các ấn phấm tiếp theo của tạp chí Waste Management chưa thấy có thông tin hiệu đính thì Xizhe Peng (địa chỉ email xzpeng@fudan.edu.cn) hiệu trưởng của trường School of Social Development and Public Policy, Fudan University, Thượng Hải đã tiếp tục đưa bản đồ TQ với đường lưỡi bò lên công bố mới đây trên tạp chí Science (1 trong những tạp chí uy tín nhất của giới học thuật) vào 29 tháng 7 năm 2011.

Trong cả 2 công bố kể trên, hình ảnh phần đường lưỡi bò đưa vào không hề ăn nhập vào nội dung của công bố cho thấy đã có 1 sự nhận thức chung của giới học thuật TQ về việc sử dụng công bố khoa học của mình như là 1 cách phổ biến thông tin sai lệnh của các vùng lãnh thổ đang tranh chấp ở Biển Đông. Một điều khác cần nói là đối với bất kỳ nhà khoa học nào trên thế giới, việc có 1 công bố trên tạp chí Science là 1 niềm vinh dự cũng là kỳ vọng trong cuộc đời hoạt động khoa học, tuy nhiên việc làm của Xizhe Peng cho thấy người này chấp nhận cả rủi ro khi bài báo bị phê phán, rút bỏ thậm chí danh dự bị liên đới. Vì rằng việc công bố kết quả nghiên cứu khoa học là 1 lĩnh vực thuần túy học thuật nên rất cần các tiếng nói của giới học thuật, những người có uy tín khoa học trên trường quốc tế, để gây ảnh hưởng lớn đến ban biên tập của tạp chí Science.


Thư ngỏ[sửa]

Ngày 8 tháng 9 năm 2011

Kính thưa các anh chị,

Sau bức thư gởi cho tạp chí Science, ngày 20/9/2011, phản đối một bài viết xuất xứ từ Trung Quốc có kèm theo một bản đồ lưỡi bò, chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta không thể thụ động chờ khi nào phát hiện một bài viết rồi mới bày tỏ thái độ mà cần nên chủ động tiếp tục tranh thủ sự quan tâm và hiểu biết của nhiều cơ quan truyền thông, nghiên cứu khoa học và phi khoa học khắp nơi đối với vấn đề biển Đông bằng cách gởi thư đến cho họ nhằm cảnh giác hành động mờ ám của Trung Quốc. Vì thiếu thông tin nên các tổ chức này không để ý đến việc làm gian xảo của một số người Trung Quốc, nên vô tình đăng tải trong các tạp chí của họ những bài viết có kèm bản đồ lưỡi bò sai trái với mưu đồ lấn chiếm toàn bộ khu vực biển Đông của Trung Quốc.

Đây là việc làm lâu dài, cần nhiều thời giờ và công sức. Nhưng chúng tôi thiết nghĩ đây là việc cần thiết nên làm song song với việc làm của nhiều tổ chức trong ngoài nước liên quan đến chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Để cho bản đồ lưỡi bò sai trái của Trung Quốc không được xuất hiện trong các bài viết xuất xứ từ Trung Quốc, chúng ta cần phải tạo điều kiện để nhiều tổ chức, cá nhân người nước ngoài hiểu rõ sự sai trái của những bản đồ lưỡi bò phi lý này.

Ngày 5/9/2011, chúng tôi đã chính thức gởi thư trong đó giải thích và cảnh giác về bản đồ lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc đến các cơ quan truyền thông, các tổ chức nghiên cứu tại một số nước trên thế giới. Trong những ngày vừa qua chúng tôi đã gởi cho gần 30 cơ quan, tạp chí và 30 khoa học gia đang làm công tác biên tập cho một số tạp chí khoa học. Chi tiết bức thư (bản tiếng Anh và bản phỏng dịch tiếng Việt) được đính kèm theo đây.

Chúng tôi rất mong các anh chị trí thức đang làm công tác trong nhiều ngành chuyên môn trong và ngoài nước cùng tham gia góp sức cho việc làm quan trọng và ích lợi này cho đất nước, bằng cách:

  1. Tìm kiếm và cung cấp cho chúng tôi địa chỉ những tổ chức/cá nhân của các tạp chí khoa học trên thế giới (để có thể gởi thư). Email liên lạc của chúng tôi: Savevietnam09@gmail.com hay hungthuoc@yahoo.com
  2. Trực tiếp gửi thư, có thể dùng lá thư chúng tôi soạn sẵn và thay đổi đề mục người/tổ chức.

Xin chân thành cám ơn quí anh chị,

Trân trọng

Thay mặt 57 anh chị ký tên

Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, Lê Quang Long

English version[sửa]

08 September 2011

The Editor

RE: China’s map incorrectly claiming most of Southeast Asia Sea as her territorial waters

Dear Sir:

We are a group of Vietnamese academics and professionals living in Vietnam and various parts of the world. We wish to alert your publication to the cartographic legerdemain that academics and professionals from China have been using in the articles that they submit to publications with a worldwide audience, such as Science, Nature, Climatic Change, Agricultural Water Management, Waste Management, to name just a few.

The legerdemain involves the inclusion of the disputed waters and islands to the east ofVietnam in tandem with the deletion of neighboring countries such asVietnam,Malaysia,Brunei,Indonesia, thePhilippines in the map ofChina that appears in their articles. (Please see the attached maps to see how the sleight of hand is performed). It is part of a concerted effort byChina to “authenticate” her territorial claims.

In the past few years, Chinahas arbitrarily and unilaterally claimed virtually the whole Southeast AsiaSeaas her “historical waters”. This area of about 350,000km2, also referred to as theEastSea byVietnam, encircles the archipelagos of Paracels and Spratlys. It has been a subject of territorial dispute amongVietnam, thePhilippines,Malaysia,Brunei,Taiwan, andChina (which wrested control of the Paracels and some western islands of the Spratly Archipelago fromVietnam after bloody naval battles in 1974 and 1988).

China’s territorial claims to the hand-drawn U-shaped 9-dotted line zone in the doctored map that these Chinese academics and professionals have inserted in their articles have neither scientific facts nor geographical information to certify its authenticity. They also defy the internationally recognized legal basis as set out in UNCLOS (United Nations on the Convention of the Law of the Sea).”

Inserting a doctored map of China that covers virtually the whole SouthEast AsiaSeain articles originating from Chinese institutions and destined for scientific and non-scientific journals worldwide is part of the Chinese government’s ploy. Chinais hoping that over time frequent appearances of such a map in well-known publications and the absence of challenges from editors and readers will help establish de facto recognition of her claims over the disputed lands and waters.

In the interest of truth and integrity, we respectfully ask you to be on the alert and not lend the imprimatur of your prestigious publication to this sinister ploy.

Yours sincerely,

On behalf of signatories

Hung Nguyen,

Email:

Savevietnam09@gmail.com or hungthuoc@yahoo.com

Phiên bản tiếng Việt[sửa]

Tháng 9 năm 2011

Kính gởi Trưởng Ban biên tập

Đề mục: Về bản đồ sai trái của Trung quốc, giành toàn bộ Biển Đông Nam Á là vùng lãnh hải của nước này.

Kính thưa Ông Trưởng Ban biên tập,

Chúng tôi là một số giáo chức và chuyên viên kỹ thuật đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi xin cảnh giác với nhà xuất bản về sự thiên vị thể hiện rõ trong hình vẽ bản đồ nước Trung Quốc trong bài viết của những nhà khoa bản và chuyên viên Trung Quốc gởi đăng trên các tạp chí uy tín, như Science, Nature, Climate Change, Agricultural Water Management, Waste Management, đây chỉ nêu ra một vài thí dụ.

Trò ảo thuật liên quan đến việc bao gồm những vùng biển và đảo đang tranh chấp phía Đông của Việt Nam song song với việc loại bỏ những quốc gia láng giềng của Trung Quốc như Viẹt Nam, Malaysia, Brunei, Nam Dương, Phi Luật Tân trong bản đồ vẽ tay nước Trung Quốc xuất hiện trong những bài viết của họ. (Xin tham khảo những bản đồ dưới đây để thấy sự quỷ quyệt của việc làm này). Đây là một phần của nhiều hành động đầy tính toán của Trung Quốc để hợp thức hóa những tranh giành lãnh thổ của họ.

Trong vài năm qua, Trung Quốc đã đơn phương giành chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng biển Đông Nam Á, tự xưng là “vùng biển lịch sử” của Trung Quốc. Vùng biển này, diện tích khoảng 350.000km2, bao trùm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, vẫn còn đang trong vòng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunie, Đài Loan, và gần đây là Trung Quốc (nước đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và một số đảo phía tây Trường Sa của Việt Nam sau hai trận hải chiến đẫm máu năm 1974 và 1988).

Chèn vào một bản đồ Trung Quốc vẽ tay ngụy tạo bao gồm toàn bộ Biển Đông trong những bài nghiên cứu có xuất xứ từ Trung Quốc nhắm vào các tạp chí khoa học và phi khoa học có tiếng trên thế giới là một trong những âm mưu thâm độc của nhà nước Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc hy vọng với sự thường xuyên xuất hiện bản đồ Trung Quốc gồm đường biên giới lưỡi bò sai trái này trên các tạp chí nổi tiếng và có nhiều tín nhiệm trên thế giới mà không bị phê phán, phản đối từ các Ban biên tập và độc giả thì họ sẽ dùng đó làm bằng chứng không chính danh cho chủ quyền trên toàn vùng Biển Đông.

Trong tinh thần tôn trọng sự thật và sự trung thực, chúng tôi xin đề nghị ông cảnh giác về sự việc này và không để cho những tập san của ông bị Trung Quốc dùng làm công cụ cho âm mưu nham hiểm của họ.

Trân trọng,

Thay mặt những người ký tên

Nguyễn Hùng

Email:

Savevietnam09@gmail.com hay hungthuoc@yahoo.com

Ký tên tham gia[sửa]

  • Hoang Tuy, Ph.D, Prof,InstituteofMathematics,HanoiVietnam
  • Vu Gian, Economist, former Consultant of Swiss State Secretariat of Economy,Switzerland
  • PhamXuan Yem, Ph.D., Prof, UniversityofParis6,France
  • Nguyen Dang Hung, Ph.D., Prof ,Liège,Belgium
  • Hoang Anh Tuan Kiet, Ph.D., Commissariat Energy Atomique -Cadarache,France
  • Trinh Khanh Tuoc, Ph.D.,New Zealand
  • Tran Ngoc Bich, Ph.D. (Economics), CFP,E.A.,USA
  • Nguyen Thuong Son.Ph.D.,Australia
  • Ngo The Hoanh, M.Eng.Sc.,P.Eng.,Canada
  • Tran Mai, Ph.D., Australia
  • Tara T. VanToai, Ph.D., USA
  • Norman N. VanToai, Ph.D., USA
  • Le Quang Long, B.E.Mech,New Zealand
  • Tran Minh Phuong, M. Tech,Australia
  • Do Gia Tuyen, B.E. Elect,Saudi Arabia
  • Tran Ba Tuoc, M.Com.,Vietnam
  • Bui Viet Long, B.E.Mech,Vietnam
  • Nguyen Van Xa, M.E. Civil, USA
  • Nguyen Van Tu, M.Com. (Econ.), New Zealand
  • Nguyen Quoc Lap, Ph.D.,USA
  • Huynh Huu Han, B.S. Tech (Food),USA
  • Duong Van Tuyet, M.Com. (Econ.),USA
  • Bien Cong Danh, M.E. Elect, NewZealand
  • Ngo Minh Triet, P.E. Civil,USA
  • Nguyen Huu Kho, Ph.D.(Chem Eng),P.E.,USA
  • Truong Nham, Ph.D,Australia
  • Truong Kim Ngoc, B.E.Chem,USA
  • Le Ba Hong, M.Sc, Australia
  • Ngo Tung Huynh, B,Agr.Sc,Australia
  • Vu The Hung, B.S.Comp.,USA
  • Nguyen Danh Ngon, P.E. Civil, USA
  • Nguyen Thi Mai Chi, B.Com., USA
  • Nguyen Bich Lien, B.A. Edu., USA
  • Dinh Mui, B.A. Edu., Australia
  • Bui Sy Tuan. Ph.D, MBA, MSCIS, USA
  • Tran Quang Duong, B Technology (Food), M.A.,New Zealand
  • Bui Thi Bich Chau,M.A.,USA
  • NguyenThien Nga, B.S.Comp.,New Zealand
  • Do Thi Nhung, B.A. Edu.,USA
  • Nguyen The Hung, Prof, Uni ofDanang,Vietnam
  • Nguyen-Do Khanh, Ph.D.,Australia
  • Vuong Ngoc Diep, M.Com.,Economics,USA
  • Vuong Thanh Truc,B.A.Edu,USA
  • Pham Phan Long, P.E, Chairman Viet Ecology Foundation,USA
  • Vu Quyet, M.A.Edu., USA
  • Marie Dung Burns, M.A.Edu.,New Zealand
  • Le Thu Lieu, B.E. Chem, New Zealand
  • Ngoc Bich Becker, MTA. CANDMED,Germany
  • NguyenVan Hao,M.E.Civil,Australia
  • Le Thi Tinh Tien, M.Com,Economics,Australia
  • Nguyen Thi Mong Trinh, B.A,New Zealand
  • Dang Ngoc Hung Thomas, M.B.A,CPEng,Australia
  • Nguyen Huu The, M.E.Mech.,USA
  • Le Cong Hoai vong, M.Sc. Environment service, USA
  • Ngo Khoa Ba,M.B.A.,USA
  • Nguyen Hung, B.E.Chem,Australia

Các nhà xuất bản đã liên lạc[sửa]

  1. Newsweek letters@newsweek.com 5/09/2011
  2. Time letters@time.com 5/09/2011
  3. The New York Times letters@nytimes.com 5/09/2011
  4. Le Monde rights@agenceglobal.com 5/09/2011
  5. Nature p.campbell@nature.com Philip Campbell 5/09/2011
  6. Marsland Publishers sciencepub@gmail.com 6/09/2011
  7. The Journal of American Science editor@americanscience.org 5/09/2011
  8. Los Ageles Times jim.newton@latimes.com Jim Newton 6/09/2011
  9. TheWashingtonPost foreign@washpost.com 6/09/2011
  10. Financial Times ean@ft.com Newsdesk 5/09/2011
  11. The Wall Street Journal wsj.ltrs@wsj.com The Editor 5/09/2011
  12. National Geographic Society pressroom@ngs.org Mr Chris Johns Editor in Chief 5/09/2011
  13. Google eschmidt@google.com
  14. The Economist 5/09/2011
  15. The Telegraph news@thetelegraph.com.au The Editor 6/09/2011
  16. TheCanberraTimes letters.editor@canberratimes.com.au The editor 6/09/2011
  17. Sydney Morning Herald letters@smh.com.au The Editor 6/09/2011
  18. The Age letters@theage.com.au The Editor 6/09/2011
  19. Australian finance Review afreditor@afr.com.au Managing Editor Paul Bailey 6/09/2011
  20. EngineersAustralia memberservices@engineersaustralia.org.au 6/09/2011
  21. Smithsonian Institution stthomasl@si.edu Linda St.Thomas, Chief Spokesperson 6/09/2011
  22. The Australian letters@theaustralian.com.au Editor 6/09/2011
  23. BrisbaneTimes Conal Hanna General Editor 6/09/2011
  24. AsiaTimes writeto@atimes.com The Editor 8/09/2011
  25. Guardian letters@guardian.co.uk The Editor 8/09/2011
  26. International Journal of Engineering mark.kachanov@tufts.edu Editors in Chief 7/09/2011
  27. Environmental Science and Technology est@uiowa.edu Editor Jerald Schnoor 8/09/2011

Danh sách tài liệu TQ công bố cần chỉnh sửa[sửa]

Nhà xuất bản Elsevier:

  1. EL1. “On the geographical distribution of primates in China”, Yong-Zu Zhang, Sung Wang, Guo-Qiang Quan, Journal of Human Evolution (1981), 10, 215-226
  2. EL2. “Gross differences between two isostatic gravity anomaly maps of China”, Hualin Zeng, Tianfeng Wan, Tectonophysics (1999), 306, 253–257
  3. EL3. “Building new countryside in China: A geographical perspective”, Hualou Long, Yansui Liu, Xiubin Li, Yufu Chen, Land Use Policy (2010), 27, 457–470
  4. EL4. “Abundances of chemical elements in granitoids of different geological ages and their characteristics in China”, Changyi Shi, Mingcai Yan, Qinghua Chi, GEOSCIENCE FRONTIERS (2011), 2(2), 261-275
  5. EL5. “Radiation calibration of FAO56 Penman–Monteith model to estimate reference crop evapotranspiration in China”, Yunhe Yin, Shaohong Wu, Du Zheng, Qinye Yang, Agricultural water management 95(2008) 77-84

Nhà xuất bản Springer

  1. SP1. “THE 1920S DROUGHT RECORDED BY TREE RINGS AND HISTORICAL DOCUMENTS IN THE SEMI-ARID AND ARID AREAS OF NORTHERN CHINA”, ERYUAN LIANG, XIAOHONG LIU, YUJIANG YUAN, NINGSHENG QIN, XIUQI FANG, LEI HUANG, HAIFENG ZHU, LILY WANG and XUEMEI SHAO, Climatic Change (2006) 79: 403–432
  2. SP2.“Carbon storage in the grasslands of China based on field measurements of above- and below-ground biomass”, Jiangwen Fan, Huaping Zhong, Warwick Harris, Guirui Yu, Shaoqiang Wang, Zhongmin Hu, Yanzhen Yue, Climatic Change (2008) 86:375–396
  3. SP3. “Influence of climate and tectonic movements on granite landforms in China”, CHEN Yixin, CUI Zhijiu, YANG Jianqiang, J. Geogr. Sci. (2009) 19: 587-599
  4. SP4. «Classification of densities and characteristics of curve of population centers in China by GIS”, GE Meiling, FENG Zhiming, J. Geogr. Sci. (2010), 20(4): 628-640
  5. SP5. “China land soil moisture EnKF data assimilation based on satellite remote sensing data”, SHI ChunXiang, XIE ZhengHui, QIAN Hui, LIANG MiaoLing & YANG XiaoChun, Earth Sciences (2010).
  6. SP6. “China’s lakes at present: Number, area and spatial distribution”, MA RongHua, YANG GuiShan, DUAN HongTao, JIANG JiaHu, WANG SuMin, FENG XueZhi, LI AiNong, KONG FanXiang, XUE Bin, WU JingLu & LI ShiJie, Earth Sciences (2011), Vol.54 No.2: 283–289

Nhà xuất bản Wiley

  1. WL1: "A new method of vegetation–climate classification in China", Sun Yanling et al., Int. J. Climatol. 28: 1163–1173 (2008)
  2. WL2: "An integrated regionalization of earthquake, flood, and drought hazards in China", JINFENG WANG, STEPHEN WISE, AND ROBERT HAINING, Transactions in GIS, 1997, d.2, no.1, p.25
  3. WL3: "Geochemical Mapping: With Special Emphasis on Analytical Requirements", XIE Xuejing, CHENG Hangxin, LIU Dawen, ACTA GEOLOGICA SINICA 2008, Vol. 82 No. 2 pp. 45 I462
  4. WL4: "Geochemical Mapping-Evolution of Its Aims, Ideas and Technology", XIE Xuejing, ACTA GEOLOGICA SINICA 2008, Vol. 82 No. 5 DD. 927-931

Tạp chí Science

  1. SC1. "China's Demographic History and Future Challenges", Xizhe Peng, Science 333, 581 (2011)

Tạp chí Nature

  1. NA1. "The impacts of climate change on water resources and agriculture in China", Piao, S., et al. Nature. 467(2010): p. 43-51.

Journal of Petroleum Science and Engineering

  1. JPSE: "Characteristics of the Permian coal-formed gas sandstone reservoirs in Bohai Bay Basin and the adjacent areas, North China", Dawei Lv, Zengxue Li, Jitao Chen, Haiyan Liu, Jianbin Guo, Luning Shang, Journal of Petroleum Science and Engineering, 2011

Các tài liệu khác

  1. China Airline

Phản hồi từ tạp chí Science[sửa]

IN THE REVIEW “CHINA’S DEMOGRAPHIC history and future challenges” in the 29 July special section on Population (1), Fig. 1 showed a map of the South China Sea. We have become aware that some readers are interpreting the publication of this map as a statement by Science on the maritime borders marked in the image. This is not the case.

Science’s policy, found on the masthead page of each issue, states that “all articles published in Science—including editorials, news and comment, and book reviews are signed and reflect the individual views of the authors and not official points of view adopted by AAAS or the institutions with which the authors are affi liated.” Science does not have a position with regard to jurisdictional claims in the area of water included in the map. We are reviewing our map acceptance procedures to ensure that in the future Science does not appear to endorse or take a position on territorial/jurisdictional disputes.

“Bài viết Lịch sử dân số Trung Quốc và những thách thức trong tương lai trong số ra ngày 29-7, hình ảnh 1, phần Dân số đã có bản đồ của Nam Hải (biển Đông). Chúng tôi được biết một số độc giả đã diễn giải việc đăng tải bản đồ này là một tuyên bố của Science về đường biên giới lãnh hải được vẽ trên hình. Điều này là không đúng.

Quan điểm của Science, được ghi trên đầu trang của mỗi ấn bản, nêu rõ: “Tất cả các bài viết được đăng tải trên Science - kể cả bình luận, tin tức, xã luận, điểm sách - được ký tên và thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, và không phải là quan điểm chính thức của Hiệp hội Khoa học tiên tiến của Mỹ (AAAS) hay của các cơ quan nghiên cứu của các tác giả liên quan. Science không đưa ra quan điểm liên quan đến đòi hỏi về quyền tài phán tại khu vực lãnh hải trong bản đồ. Chúng tôi đang kiểm tra lại quy trình nhận đăng các bài báo liên quan đến bản đồ để bảo đảm trong tương lai tạp chí Science không tỏ ra ủng hộ hay có quan điểm trong các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ/tài phán”.

Phản hồi từ tạp chí NATURE[sửa]

Tạp chí uy tín bậc nhất trong khoa học, Nature, đã lên tiếng chính thức, thẳng thắn về tính phi pháp và phản khoa học về cái đường lưỡi bò trong bản đồ của TQ thông qua hai bài viết: một bài báo khoa học chính thức (article) và một bản tin. Điều này có lẽ chấm dứt hy vọng tuyên truyền đường lưỡi bò của TQ thông qua các tạp chí khoa học.

  1. Bài dạng tin tức: David Cyranoski, Angry words over East Asian seas, Nature 478, 293-294 (2011), 19 October 2011.
  2. Bài báo khoa học (article), nhưng nghiêm trọng hơn vì tác giả là toàn ban biên tập: Editorial, Uncharted territory, Nature 478, 285 (20 October 2011)

Trong bài thứ nhất, phóng viên David Cyranoski của Nature, hiện phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, viết:

Các cuộc đụng độ, tranh chấp trên biển không dính dáng gì đến khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học TQ đang bị kéo vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước trong khu vực.

Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm dò đang gây căng thẳng trong khu vực thì chính phủ TQ lại đang bị tố cáo về việc dùng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.

Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ý kiến phê bình cho rằng các nhà nghiên cứu của TQ đang cố tình giúp nước họ chiếm trọn biển Nam Trung Hoa bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài “Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)”, có cái bản đồ của TQ bao gồm hầu hết phần biển Nam Trung Hoa như đã là một phần của TQ từ trước.

Hành động có phần lấp liếm của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy trình xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lãnh thổ.

Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là tổng biên tập tạp chí Climate Change, đã vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: “đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đếm xỉa tới”.

Trích lời của hai giáo sư bên Úc, Tuấn Nguyễn và Tuấn Phạm: khẳng tính phi pháp của đường lưỡi bò và thái độ vô trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change.

Chế giễu các nhà khoa học của TQ đã nhét đường lưỡi bò vào bản đồ của TQ, cũng như sự thừa nhận nhục nhã là do bị chính phủ TQ ép buộc hay lấp liếm rằng “phải theo luật của TQ”.

Bài báo của phóng viên David Cyranoski có thể nói như là một cái tát tay vào mặt các học giả TQ và các biên tập viên của các tạp chí đã xem nhẹ việc phản đối của các tri thức Việt. Qua đây, một lần nữa, chúng ta có thể thấy được sự khôn ngoan và tinh thần khoa học của TS. Cossu, tổng biên tập tạp chí Waste Management.


Trong bài báo khoa học, bài thứ 2, ban biên tập của Nature khẳng định:

Các quan chức TQ lúc nào cũng nói khu vực biển Đông hay biển Nam Trung Hoa là của TQ và cái bản đồ TQ có đường chín đoạn cũng nằm trong mục tiêu này. Tuy nhiên chưa có một công ước quốc tế nào khẳng định vấn đề này.

Việc các nhà khoa học TQ đưa bản đồ có đường chín đoạn vào các công bố khoa học là một hành vi phản khoa học. Đây là một động cơ chính trị dưới sự chỉ đạo của chính phủ TQ.

Trong nhiều trường hợp, cái bản đồ có đường chín đoạn không liên quan gì đến nội dung khoa học của các bài báo.

Các tác giả khi đăng bài trên Nature phải tránh nhồi nhét các vấn đề chính trị vào đó.

Tác giả phải tránh đưa các bản đồ dính đến các vùng còn trong tình trạng tranh chấp vào các ấn phẩm khoa học. Nếu tác giả không tránh được điều này thì tác giả phải ghi rõ “khu vực đang tranh chấp”. Đối với các bài trên Nature, ban biên tập của Nature sẽ dùng quyền của mình để làm thế nếu tác giả vi phạm.

Cũng xin lưu ý thêm, Nature có đề cập đến một chi tiết kỳ quái liên quan đến sự can thiệp của chính phủ TQ vào các ấn phẩm khoa học: Ann-Shyn Chiang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về não thuộc ĐHQG Tsing Hua ở Đài Loan, đã kinh ngạc với đề nghị của Yi Rao, một nhà thần kinh học thuộc ĐH Bắc Kinh, một người mà anh đã viết chung một bài báo khoa học. Rao đề nghị Chiang ghi địa chỉ cơ quan của anh trong bài báo là “Đài Loan, Trung Quốc” – cái tên mà Bắc Kinh thích. Chiang bảo Rao hoặc là ghi “Đài Loan” hay Đài Loan ROC (ROC – Republic of China), hoặc bỏ tên anh ra khỏi bài viết.

Tóm lại:

  • Nature đã lên án và có hành động cụ thể về việc làm phản khoa học của TQ, chính phủ và các nhà khoa học của họ, về việc nhét cái đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học.
  • Nature cũng đã “đá giò lái” các tạp chí và cá biên tập viên đã có thái độ vô trách nhiệm với việc phản đối của các tri thức Việt. Đau nhiều nhất là tạp chí Science, một đối thủ của Nature nhưng có vẻ “kém” hơn tí xíu; Climate Change cũng cùng chung cố phận.
  • Nature đã khẳng định (không phải lấp liếm): không chấp nhận các bản đồ dính cách vùng đang trong vòng tranh chấp xuất hiện trên tạp chí của họ. Nếu có thì phải có ghi chú: vùng đang tranh chấp. Và nếu tác giả không thực hiện điều đó chính ban biên tập sẽ dùng quyền của họ để thực hiện nguyên tắc này.

Đoạn trên sử dụng ngôn từ và trích chọn lọc văn bản từ bài viết của TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan

Xem thêm[sửa]