Cấp cứu sơ sinh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trẻ sơ sinh thường đến khám vì những lý do rất chung chung không đặc hiệu cho một cơ quan nào. Để phát hiện được những trẻ sơ sinh nào cần những can thiệp nhanh chóng để cứu sống tính mạng, thầy thuốc khoa cấp cứu và ngay cả các bác sĩ nhi khoa trong phiên trực cần phải biết những bệnh lý quan trọng nào thường gặp cũng như cách xử trí đầu tiên phù hợp với từng loại bệnh. Bài viết này nhằm mục đích giới thiệu đến các bạn sinh viên và các học viên sau đại học một cách sơ lược những tình huống có thể gặp phải trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Ở đây chúng tôi không trình bày những bệnh lý xuất hiện ngay sau sinh như ngạt, hít phân su hoặc bệnh màng trong sơ sinh. Với tiền sử sản khoa thường rõ ràng, tiên liệu và chẩn đoán các bệnh này thường không khó do vậy trẻ cần được hồi sức ngay tại phòng sinh và sau đó chuyển thẳng đến khu [hồi sức sơ sinh] chứ không vào khoa cấp cứu.

Để tránh không bỏ sót những bệnh lý có thể có trong quá trình thăm khám, chúng ta cần dựa vào cụm từ tiếng Anh THE MISFITS nêu trong bảng 1 bên dưới. (The Misfits là tên của một bộ phim sản xuất năm 1961 với hai diễn viên lừng danh Clark Gable và Marilyn Monroe. Đây cũng là tên một ban nhạc rock Mỹ được thành lập vào năm 1977).

Bảng 1. THE MISFITS
   Tiếng Anh  Tiếng Việt
T Trauma Chấn thương
H Heart disease and Hypoxia Bệnh tim và thiếu ôxy máu
E Endocrine disorders Rối loạn nội tiết
M Metabolic disorders Rối loạn chuyển hóa
I Inborn errors of metabolism Lệch lạc chuyển hóa bẩm sinh
S Sepsis Nhiễm trùng huyết
F Formula mishaps Sai lầm về chế độ ăn
I Intestinal emergencies Các cấp cứu bụng
T Toxications Ngộ độc
S Seizures Co giật


  T 
  H 
  E 
  M 
  I 
  S 
  F 
  I 
  T 
  S 

Trauma (Chấn thương)

Chẩn đoán sớm được chấn thương đầu có thể ngăn ngừa được những di chứng về lâu dài. Tuy nhiên đánh giá cấp cứu chấn thương đầu ở trẻ sơ sinh có thể rất khó khăn. Những chấn thương đầu do sang chấn sản khoa hoặc các tai nạn khác thì có thể dễ dàng phát hiện. Ngược lại những trường hợp ngược đãi trẻ em thì việc khai thác bệnh sử và thăm khám gặp nhiều khó khăn hơn.

Khi nghi ngờ một trẻ có chấn thương đầu, nên làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thần kinh trung ương. Các xét nghiệm này bao gồm CT scan, siêu âm não qua thóp hoặc chụp cộng hưởng từ. Chụp X quang hộp sọ cổ điển thường không giúp ích cho chẩn đoán vì trẻ nhỏ có thể có những tổn thương nhu mô não nghiêm trọng nhưng lại không có tổn thương nứt vỡ hộp sọ. Trong trường hợp trẻ có tổn thương xương hệ vận động nghi ngờ bị ngược đãi thì dù thăm khám lâm sàng không có dấu hiệu nào nghi ngờ tổn thương đầu vẫn nên làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh TKTW.

Xử trí trẻ chấn thương đầu ở khoa cấp cứu tùy thuộc vào triệu chứng khi đến khám nhưng cần luôn luôn tuân thủ tinh thần ABC (Airway: thông thoáng đường thở, Breathing: thở hiệu quả và Circulation: tuần hoàn đảm bảo), xét nghiệm đường máu tại giường, bình ổn thân nhiệt. Nếu có dấu bầm máu trên da hoặc chảy máu trong não đã được xác định thì cần làm thêm công thức máu, tiểu cầu, thời gian thrombine (PT) và thời gian thromboplastin từng phần (PTT). Sau khi bệnh nhân đã được xử trí ổn định, cần khảo sát hình ảnh sọ não.

Bệnh nhân cần được nhập viện và cần thông báo cho các cấp chức năng trong trường hợp nghi ngờ ngược đãi trẻ em. Ngoài ra, cần thăm khám tổn thương xương ngoài hộp sọ cũng như soi đáy mắt.


Tài liệu tham khảo

  1. Brigitte Stiller. Kardiale Erkrankungen. Neugeborennenintensivmedizin-Evidenz und Erfahrung. Herausgegeber von Obladen M und Maier RF. Springer Medizin Verlag. 7. Auflage. 2006: 209-79.
  2. Brousseau TJ, Sharieff GQ. Neonatal Emergencies. Medscape Pediatrics. Release date June 17th 2007.
  3. Maier RF. Fluessigkeits- und Elektrolytbilanz. Neugeborennenintensivmedizin-Evidenz und Erfahrung. Herausgegeber von Obladen M und Maier RF. Springer Medizin Verlag. 7. Auflage. 2006: 369-92.
  4. Maisels MU, Watchko JF. Treatment of jaundice in low birth weight infants. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed. 2003. 88: 459-63.
  5. Obladen M. Hyperbilirubinaemie und Morbus haemolyticus neonatorum. Neugeborennenintensivmedizin-Evidenz und Erfahrung. Herausgegeber von Obladen M und Maier RF. Springer Medizin Verlag. 7. Auflage. 2006: 481-515.
  6. UCSF Children’s Hospital. Fluids and electrolytes. Intensive Care Nursery House Staff Manual. The Regents of University of California. 2004: 56-61.

Tác giả

  • TS. BS. Lê Minh Khôi, Khoa Y Dược, Đại học Đà Nẵng

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này