Cholesterol

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cholesterol có mặt trong thức ăn và được hấp thu qua đường tiêu hóa. Cholesterol tan trong mỡ nhưng tan không đáng kể trong nước đồng thời có khả năng tao ester với axit béo. Khoảng 70% cholesterol của lipoprotein huyết tương ở dạng ester.

Hình thành cholesterol[sửa]

Cholesterol có mặt trong cơ thể từ hai nguồn:

- Cholesterol hấp thu qua đường tiêu hóa (cholesterol từ thức ăn) hay còn gọi là cholesterol ngoại sinh (exogenous cholesterol).

- Cholesterol hình thành trong tế bào hay cholesterol nội sinh (endogenous cholesterol) và chủ yếu được hình thành tại gan. Đây là nguồn cholesterol chính.

Tuy vật tất cả các tế bào trong cơ thể có khả năng tổng hợp một lượng nhỏ cholesterol. Chất này tham gia hình thành các cấu trúc màng tế bào.

Cấu trúc cơ bản của cholesterol là nhân sterol được tổng hợp từ các phân tử acetyl-CoA. Từ nhân sterol, sự biến đổi cấu trúc do các chuỗi bên sẽ hình thành (1)cholesterol, (2)cholic acid (axit cơ bản của mật) và (3) các steroid hormone được tổng hợp tại buồng trứng, dịch hoàn và miền vỏ thượng thận.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong huyết tương[sửa]

1. Lượng cholesterol hấp thu qua đường tiêu hóa tăng dẫn đến tăng nhẹ nồng độ cholesterol huyết tương. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol hấp thu tăng sẽ ức chế một trong những enzym xúc tác cho quá trình tổng hợp cholesterol nội sinh. Đây là một yếu tố trong cơ chế điều hòa ngược để điều chỉnh nồng độ cholesterol trong máu. Chính vì vậy, nồng độ cholesteol trong máu dao động khoảng ±15% do ảnh hưởng của cholesterol trong thức ăn. Sự thay đổi lớn của hàm lượng cholesterol khẩu phần có thể dẫn đến thay đổi nồng độ cholesterol trong máu tới ±30%.

2. Các chất béo bão hòa trong khẩu phần có thể tăng cholesterol trong máu từ 15 đến 25%. Hiện tượng này sảy ra do tăng hàm lượng chất béo trong gan, tăng axetyl-CoA trong các tế bào gan dẫn đến tăng tổng hợp cholesterol. Chính vì vậy, điều chỉnh lượng chất béo bão hòa trong khẩu phần sẽ giúp cơ thể ổn định nồng độ cholesterol trong máu.

3. Hấp thu các acid béo chưa no trong khẩu phần thường làm hạ nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế hạ nồng độ này vẫn tiếp tục được nghiên cứu.

4. Thiếu hormon tuyến giáp dẫn đến làm tăng nồng độ cholesterol trong máu và ngược lại, thừa hormon này làm hạ nồng độ cholesterol. Cơ chế tác động được cho là do tăng cường trao đổi chất (bao gồm các lipid) dưới tác động của throxine.

5. Nồng độ cholesterol trong máu tăng ở các bệnh nhân tiểu đường do tăng hiện cường luân chuyển các chất béo.

6. Các estrogen (hormone sinh dục nữ) có khả năng làm giảm nồng độ cholesterol trong khi hormon sinh dục nam (các androgen) có tác dụng làm tăng nồng độ cholesterol. Cơ chế điều hòa chi tiết vẫn đang được nghiên cứu. Nồng độ cao của cholesterol được cho là có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim cao ở nam giới.

Sử dụng cholesterol[sửa]

Khoảng 80% lượng cholesterol trong cơ thể được chuyển thành cholic acid tại gan. Cholic acid sẽ kết hợp với các thành phần khác hình thành muối mật có tác dụng xúc tác trong quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất béo.

Một tỷ lệ nhỏ cholesterol được sử dụng theo các con đường:

- Được tuyến thượng thận sử dụng để tổng hợp hormon vỏ thượng thận;

- Hình thành estrogen progesteron tại buồng trứng.

- Được dịch hoàn sử dụng để tổng hợp testostereone.

Tuy nhiên, như chúng ta đã biết trong chương về các tuyến nội tiết, các tuyến trên đều có khả năng tự tổng hợp các sterol cho quá tổng hợp các hormon của chúng.

Một lượng lớn cholesterol có mặt tại biểu bì của da. Cùng với các chất béo khác, cholesterol tạo cho da các chức năng:

- Kháng lại việc hấp thu các chất hòa tan trong nước;

- Kháng tác động của nhiều hóa chất;

- Ngăn cản quá trình bốc hơi nước của da. Trong trường hợp cơ thể không còn lớp lipid tại da (như trường hợp bị bỏng làm cháy da), cơ thể có thể bị mất 5-10 lít nước một ngày (bình thường, lượng nước bốc hơi từ bề mặt da chỉ khoảng 300-400 mililit (khoảng 3/10-4/10 lít trong một ngày).

Cholesterol và phospholipid trong cấu trúc màng[sửa]

Tham gia kiến tạo cấu trúc màng là vai trò chính của cholesterol. Cholesterol và phopholipid có mặt trong màng tế bào và màng của các bào quan khác trong tế bào. Các chất này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính bán thấm của màng.

Để màng được hình thành, bắt buộc phải có các chất không hòa tan trong nước. Ngoài các chất vô cơ trong thành phần của xương thì lipid và một số protein là các chất chính còn lại trong cơ thể không tan trong nước. Chính vì vậy, cấu trúc của màng sẽ dựa vào các chất này. Tính chất phân cực của các phospholipid tạo tính đặc thù cho màng và làm giảm lực tác động của các loại dịch thể lên bề mặt của màng.

Chospholipid có tốc biến đổi chậm tại hầu hết các mô (ngoài gan). Ví dụ phospholipid (đã được đánh dấu) tồn tại trong não chuột nhắt vài tháng sau khi được hình thành. Phospholipid bị biến đổi chậm và các acid béo cũng không bị tách khỏi phân tử phospholipid. Chính vì vậy sự có mặt của chúng trong các tế bào thần kinh của não liên quan đến tính bền vững và không bị phá hủy của tế bào.

>>>>> Trang sau: Xơ vữa thành mạch

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này