Genistein

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Genistein thuộc nhóm các isoflavones, có hàm lượng cao trong đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành. Genistein có tên đầy đủ 7-Dihydroxy-3-(4-hydroxyphenyl)chromen-4-one hay 4',5,7-Trihydroxyisoflavone, công thức C15H10O5 với phân tử lượng 270,24. Người ta cũng đã xác định sự có mặt của genistein trong nhiều loại rau quả và ngũ cốc khác với hàm lượng khác nhau. Genistein đã được chứng minh là một phytoestrogen và có khả năng phát huy nhiều tác dụng cũng như ảnh hưởng khác nhau khi có mặt trong cơ thể. Các tác động của hợp chất này có thể thông quan thụ quan của hormon sinh dục nữ estrogen hoặc không quan thụ quan này.

Hoạt tính sinh học[sửa]

- Chống oxy hóa (antioxidant) do khả năng cạnh tranh với các gốc tự do (free radical) được sinh ra tại các mô.

- Tác động tương tự estrogen (estrogen angonist): Kích thích sự phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục cái (bao gồm cả các đặc điểm sinh dục sơ cấp và thứ cấp). Genistein có khả năng hạn chế loãng xương ở phụ nữ mãn kinh, ảnh hưởng tốt đến tim mạch và nồng độ cholesterol trong máu.

- Hạn chế đáp ứng của tế bào với estrogen nhờ khả năng "khóa" các thụ quan của hormon này.

Genistein và ung thư[sửa]

Một số isoflavone (bao gồm genistein) có khả năng hạn chế quá trình hình thành mạch máu mới (antiangiogenic), ức chế các tế bào phát triển vô giới hạn có liên quan đến ung thư và có khả năng ức chế hoạt tính của một số thành phần tham gia điều khiển quá trình phân chia và sống sót của tế bào.

Nghiên cứu quần thể cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tử cung (ở nữ gới), ung thư tiền liệt tuyến (nam giới) ung thư trực tràng thấp hơn ở nhóm những người ăn nhiều đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành so với nhóm không ăn hoặc ăn ít đậu nành. Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy genistein và một số isoflavone có khả năng hạn chế sự phát triển của các loại ung thư nói trên khi cơ thể được tiếp xúc sớm với những chất này nhưng có khả năng làm tăng nguy cơ bị bệnh khi phải thu nhận chúng trong giai đoạn bào thai (qua hệ tuần hoàn của mẹ) hoặc ở nhưng cá thể trưởng thành nhưng có nồng độ estrogen trong máu thấp.

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa isoflavone với các bênh ung thư vú, sai lệch sự phát triển của dương vật, thiếu máu (do genistein có khả năng ức chế enzyme topoisomerase đẫn đến phá hủy mạch kép của DNA và gây đột biến). Trong khi đó, các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ đã thử nghiệm trên động vật nhưng không tìm thấy ảnh hưởng có hại của genistein. Nghiên cứu lâm sàng trên người đang được tiến hành.

Genistein và một số isoflavone có khả năng ức chế chức năng tuyến giáp dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở tất cả mọi loài động vật được nghiên cứu cho đến nay.

Cơ chế tác động: Genistein là chất ức chế tyrosine kinase (các enzym có khả năng xúc tác cho quá trình chuyển nhóm phốt phát từ ATP đến tyrosin). Tyrosine kinase có liên quan đến hầu hết các tín hiệu của quá trình phát triển và phân chia tế bào.

Tuy vậy, phần lớn các nghiên cứu trên chuột nhắt cho thấy genistein có ảnh hưởng tích cực. Điều đó hứa hẹn những ứng dụng lớn của chất này trong tương lai.

Genistein với đàn ông/ con đực[sửa]

Người ta vẫn "phân vân" rằng liệu genistein có ảnh hưởng gì đối với giống đực hay không. Rất nhiều nghiên cứu đang được tiến hành đẻ trả lời câu hỏi này. Nghiên cứu trên tế bào dịch hoàn cho thấy genistein có khả năng gây thoái hóa những tế bào này ở liều lượng nhất định. Nếu tác dụng này vẫn quan sát được trên các cơ thể sống (nghiên cứu in vivo) thì genistein có khả năng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông/con đực.

Xem thêm[sửa]

Isoflavone

Effects of the isoflavone genistein on cardiac gene expression in ovariectomized mice

Ảnh hưởng của genistein và resveratrol đến tim và các cơ quan đích của estrogen

Hoạt tính hormon của chất chiết từ một số cây thuốc Việt Nam

Tài liệu tham khảo[sửa]

K D R Setchell và cs. Dietary estrogens - a probable cause of infertility and liver disease in captive cheetahs. Gastroenterology, 1987, 93: 225-233

A S Leopold. Phytoestrogens: Adverse effects on reproduction in California Quail. Science, 1976, 191:98-100

HM Drane và cs. Oestrogenic activity of soya-bean products. Food Cosm Tech, 1980, 18: 425-427

S Kimura và cs others. Development of malignant goiter by defatted soybean with iodine-free diet in rats. Gann, 1976, 67:763-765

C Pelissero và cs. Estrogenic effect of dietary soy bean meal on vitellogenesis in cultured Siberian Sturgeon Acipenser baeri. Gen Comp End 83:447-457

Braden và cs. The oestrogenic activity and metabolism of certain isoflavones in sheep. Australian J of Agric Res, 1967, 18:335-348.

Kumi-Diaka J và cs.. "Influence of genistein (4',5,7-trihydroxyisoflavone) on the growth and proliferation of testicular cell lines". Biol. Cell 1998 90 (4): 349-54

Nguyễn Bá Tiếp. xem tiếp

Liên kết đến đây