Giáo án Tin học lớp 11 - Bài thực hành tiết 15, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

TRƯỜNG THCS MỸ HIỆP SƠN

Nuvola apps important.png I.Mục tiêu[sửa]

1. Kiến thức:

- Khắc sâu thêm phần kiến thức về lý thuyết kiểu xâu kí tự, đa7c biệt là các hàm và thủ tục liên quan.

- Nắm được một số thuật toán cơ bản: tạo xâu mới, đếm số lần xuất hiện một kí tự…

2. Kĩ năng:

- Khai báo biến kiểu xâu

- Nhập, xuất giá trị cho biến xâu.

- Duyệt qua tất cả các kí tự của xâu

- Sử dụng được các hàm và thủ tục chuẩn

3. Thái độ:

- Tích cực chủ động trong thực hành

Gnome-help.png II.Đồ dùng dạy học [sửa]

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, bài tập ở nhà


Nuvola apps package edutainment.png III. Hoạt động dạy học[sửa]

1. Hoạt động 1 tìm hiểu một chương trình, đề xuất phương án cải tiến:

a/ Mục Đích

- Hiểu được chương trình, tính được kết quả của chương trình. biết đề xuất phương án cải tiến

b/ Nội dung:

- Nhập vào một xâu, kiểm tra xem nó có phải là một palidrom hay không?

- Chương trình

Var I.png

c/ Các bước tiến hành:

Hoạt dộng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu đề bài

- Giới thiệu nội dung đề bài lên bảng.

- Diễn giài: một xâu được gọi là palidrom nếu ta đọc các kí tư từ phải sang trái sẽ giống khi đọc từ trái sang phải

- Yêu cầu học sinh cho hai ví dụ về xâu palidrom và một ví dụ không phải là palidrom

2. Tìm hiểu chương trình gợi ý

- Chiếu chương trình lên bảng

- Hỏi: chương trình sau đây có chức năng làm gì? kết quả in ra màn hình như thế nào?


- Thực hiện chương trình để học sinh kiểm nghiệm suy luận của mình .

3. Cải tiến chương trình:

- Nêu yêu cầu mới: viết lại chương trình mà không sử dụng biến trung gian p.

- Yêu cầu: nhận xét về các cặp ở vị trí đối xứng nhau trong một xâu palidrom?

- Hỏi: kí tự thứ i đối xứng với kí tự vị trí nào? - Hỏi: cần phải so sánh bao nhiêu kí tự trong xâu để biết đươc xâu đó là palidrom?

- Hỏi: dùng cấu trúc lặp để so sánh?

- Yêu cầu học sinh viết chương trình hoàn chỉnh

- Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu cho sẵn của giáo viên và thông báo kết quả

- Xác nhận những bài làm có kết quả đúng

1. Quan sát đọc kĩ đề




phải: 12321 abccba

không phải: abcdea

quan sát chương trình, suy nghĩ phân tích để hiểu chương trình.

- Kiểm tra một xâu có phải là palidrom hay không?

- In ra: ‘xau la palidrom’

‘Xau khong la palidrom’

- Quan sát giáo viên thực hiện chương trình, nhập dữ liệu và kết quả của chương trình.

3. Chú ý theo dõi yêu cầu của giáo viên, trả lời một số câu hỏi dẫn dắt

- các kí tự ở vị trí này giống nhau

- kí tự thứ i đối xứng với kí tự thứ length()-i + 1


- So sánh tối đa length() div 2.

- Có thể dùng for hoặc while.


- Thực hiện soạn thảo chương trình vào máy theo yêu cầu của giáo viên

- Nhập dữ liệu và thông báo kết quả


2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng lập trình

a/ mục tiêu:

- Học sinh biết phân tích yêu cầu để viết một chương trình hoàn chỉnh

b/ nội dung:

- Viết chương trình nhập vào một xâu kí tự S và thông báo ra màn hình số lần xuất hiện của S của mỗi chữ cái tiếng anh( không phân biệt chữ hoa chữ thường)

c/ Các bước tiến hành:

Hoạt dộng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu đề bài:

- Chiếu nội dung đề bài lên bảng. nêu mục đích của bài toán

- Chia lớp thành hai nhóm

+ Nhóm 1: đặt câu hỏi phân tích

+ Nhóm 2: trả lời các câu hỏi phân tích

- Theo dõi những câu hỏi phân tích của nhón 1 và trả lời câu hỏi phân tích của nhóm 2

- Bổ sung và sửa sai cho cả nhóm 1 và mhóm 2







2. Yêu cầu học sinh độc lập viết chương trình theo thuật toán đã phát hiện ở trên

- Yêu cầu học sinh lập trình xong sớm tìm một số bộ test

- Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu vào theo test của giáo viên đã chọn và thông báo kết quả sau khi thực hiện chương trình

- Xác nhận kết quả đúng của học sinh và sửa sai cho các em có kết quả sai

1. Quan sát để xác định những công việc cần thực hiện:


Nhóm 1:

- Hỏi: dữ liệu vào, dữ liệu ra của bài toán?

- Nêu các nhiệm vụ chính cần thực hiện khi giải quyết bài toán

- Hỏi cấu trúc dữ liệu phải sử dụng như thế nào?

- Ta phải sử dụng hàm nào

Nhóm 2 - Vào: một xâu S

- Ra: giải các số ứng với sụ xuất hiện của mỗi loại kí tự trong xâu

- TT:duyệt từ trái sang phải, thêm một đơn vị cho kí tự đọc được

- Cấu trúc dữ liệu: Dem[‘A’..’Z’]

- Dùng hàm Upcase()

2. Độc lập soạn chương trình vào máy

- Tìm test


- Nhập dữ liệu của giáo viên và thực hiện chương trình và để xem xét kết quả

- Thông báo kết quả cho giáo viên



Nuvola apps korganizer.png IV. Đánh giá cuối bài[sửa]

1. Những nội dung đã học:

một số thuật toán đơn giản liên quan đến xâu kí tự: kiểm tra một xâu đối xứng, tìm tần suất xuất hiện của các kí tự có trong xâu.

2. Câu hòi và bài tập về nhà:

chuẩn bị nội dung cho tiết lí thuyết tiếp theo: đọc trước nội dung bài kiểu bản ghi, sách giáo khoa trang 74.


Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.