Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 2 tiết 2, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
GIÁO ÁN : THPT HÀ TIÊN (tiết 2- chương II)

Nuvola apps important.png A.MỤC ĐÍCH & YÊU CẦU:[sửa]

-Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn: Nguyên, thực, ký tự, logíc.

-Xác định được kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.

-Hiểu được cách khai báo biến.

-Khai báo biến đúng.

Gnome-help.png B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:[sửa]

-Ổn định lớp, kiểm tra sỹ số.

-Kiểm tra bài cũ: Nêu cấu trúc của một chương trình?

-Nội dung và phương pháp:

HOẠT ĐỘNG CÙA THẤY VÀ TRÒ
NỘI DUNG HỌC SINH GHI
GV: Trong thực tế các bài toán có dữ liệu vào (input), và dữ liệu ra (output) thường thuộc các kiểu dữ liệu như: số nguyên, số thực, ký tự, ...

GV: Nêu một bài toán có dữ liệu vào (input), và dữ liệu ra (output) thuộc kiểu số nguyên?

GV: kiểu dữ liệu có 2 loại đó là kiểu dữ liệu chẩn (đơn giản) và kiểu dữ liệu có cấu trúc. trong tiết học này ta xét các kiểu dữ liệu chuẩn.

HS: Cho hai số nguyên a,b. tính tổng c=a+b.

GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường quy định một số kiểu dữ liệu chuẩn có phạm vi giá trị và khả năng lưu trữ khác nhau.

GV: Kiểu nguyên được lưu trữ trong máy tính và kết quả tính toán là chính xác nhưng hạn chế về miền giá trị. trong toán học tập số nguyên là vô hạn, có thứ tư, đếm được. nhưng trong máy tính kiểu nguyên là hữu hạn, có thứ tự.

Gv: giả sử cho một biến nguyên có giá trong phạm vi từ 0 đến 255 thì ta có thể khai báo kiểu cho biến đó là byte.

GV: giải thích tương tư như trên cho các kiểu nguyên còn lại.



GV: Kiểu thực được lưu trữ trong máy tính và kết quả tính toán là gần đúng với sai số không đáng kể. nhưng miền giá trị được mở rộng hơn so với kiểu nguyên. số thực trong toán học là vô hạn còn kiểu thực trong máy tính là hữu hạn.

Gv: Trong thực tế yêu cầu về dữ liệu của các bài toán trong tin học thì kiểu thực kiểu thực đáp ứng được phạm vi giá trị của chúng. cho nên khi lập trình với kiểu thực ta không cần quan tâm đến miền giá trị của biến.


GV: Kiểu ký tự có tập giá trị là các ký tự trong bảng mã ASCII được dùng khi thông tin là các ký tự. trong ngôn ngữ lập trình kiểu ký tự dùng làm việc với kiểu văn bản. ký tự là kiểu có thứ tư, đếm được.




GV: Logic trong ngôn ngữ lập trình có 2 giá trị là đúng (true) hoặc sai (False). kiểu logic cũng là kiểu đếm được.


GV: Trong ngôn ngữ lập trình khái niệm về biến thì liên quan đến các đối tượng của nó như tên biến, kiểu của biến. tên biến dùng để xác lập mối quan hệ giữa biến với địa chỉ ô nhớ nơi lưu trữ giá trị của biến. vì vậy trong cùng một cấp khai báo mỗi biến chỉ được khai báo một lần.




chú ý: -Sau VAR có thể khai báo nhiều danh sách biến khác nhau.

-tên biến phải đặt theo quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình.


GV: học sinh khai báo ví dụ 1 trong sách giáo khoa.

Bài 2: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN

Mỗi ngôn ngữ lập trình thường quy định một số kiểu dữ liệu chuẩn có phạm vi giá trị và khả năng lưu trữ khác nhau. dưới đây là một số kiểu dữ liệu chuẩn trong Pascal.


1. KIỂU NGUYÊN:

Kiểu nguyên được lưu trữ trong máy tính và kết quả tính toán là chính xác nhưng hạn chế về miền giá trị. trong toán học tập số nguyên là vô hạn, có thứ tư, đếm được. nhưng trong máy tính kiểu nguyên là hữu hạn, có thứ tự.

Bảng liệt kê một số kiểu nguyên trong pascal.

Kiieu2.png


2.KIỂU THỰC:

Kiểu thực được lưu trữ trong máy tính và kết quả tính toán là gần đúng với sai số không đáng kể. nhưng miền giá trị được mở rộng hơn so với kiểu nguyên. số thực trong toán học là vô hạn còn kiểu thực trong máy tính là hữu hạn.


Bảng liệt kê một số kiểu thực trong pascal.

Kieu3.png


3.KIỂU KÝ TỰ:

Kiểu ký tự có tập giá trị là các ký tự trong bảng mã ASCII được dùng khi thông tin là các ký tự. trong ngôn ngữ lập trình kiểu ký tự dùng làm việc với kiểu văn bản. ký tự là kiểu có thứ tư, đếm được.


Kieu4.png

4.KIỂU LOGÍC:

Logic trong ngôn ngữ lập trình có 2 giá trị là đúng (true) hoặc sai (False). kiểu logic cũng là kiểu đếm được.


Kieu5.png


Bài 3: KHAI BÁO BIẾN

Trong ngôn ngữ lập trình khái niệm về biến thì liên quan đến các đối tượng của nó như tên biến, kiểu của biến. tên biến dùng để xác lập mối quan hệ giữa biến với địa chỉ ô nhớ nơi lưu trữ giá trị của biến. vì vậy trong cùng một cấp khai báo mỗi biến chỉ được khai báo một lần.

Trong pascal khai báo biến hnư sau:

Var2.png


Trong đó:

-danh sách biến: là một hoặc nhiều biến, giữa các tên biến trong danh sách cách nhau dấu phẩy.

-kiểu dữ liệu: có thể là một trong các kiểu dữ liệu chuẩn hoặc một trong các kiểu dữ liệu có cấu trúc.

ví dụ 1: khai báo 2 biến nguyên có tên là a và b.

VAR 1.png


+Củng cố và dặn dò:

-nhắc lại các kiểu dữ liệu chuẩn.

-nhấn mạnh cách khai báo biến.

-Về nhà khai báo 3 biến kiểu nguyên, 5 biến kiểu thực với tên tuỳ ý.


Xem thêm[sửa]

Giáo án Tin học 11, La Chí Dũ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang
Tiết 1 BTTHtiet01_VinhBinhBac
Tiết 2 BTTHtiet02_NgoSiLien
Tiết 5 BTTHtiet05_DinhAn
Tiết 6 BTTHtiet06_VinhTuy
Tiết 7 BTTHtiet07_VanKhanh
Tiết 10 BTTHtiet10_TTKTTHHNHonDat
Tiết 11 BTTHtiet11_ThanhTay
Tiết 12 BTTHtiet12_MinhThuan2
Tiết 14 BTTHtiet14_NamYen
Tiết 15 BTTHtiet15_MyHiepSon
Tiết 16 BTTHtiet16_VinhHoaHungBac
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
CHƯƠNG II CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Tiết 1 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Tiết 2 MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
Tiết 3 KHAI BÁO BIẾN
Tiết 5 ĐỊNH LUẬT CULÔNG
CHƯƠNG 3
Tiết 2 CẤU TRÚC LẶP
CHƯƠNG 4
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG
Tiết 3 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 4 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC -KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 9 BÀI TẬP
CHUƠNG 5 TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU TỆP, THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 2 THAO TÁC VỚI TỆP
CHƯƠNG 6
Tiết 1 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 3 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (T1)
Tiết 4 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (TIẾP THEO)
Tiết 5 THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Tiết 6 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 7 BÀI TẬP

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.