Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 2 tiết 3, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Trường THPT Kiên Lương

Giáo án tiết 3 - chươngII

§5 KHAI BÁO BIẾN

Nuvola apps important.png I/ Mục đích, yêu cầu[sửa]

+ Kiến thức: Hiểu cách khai báo biến; danh sách biến; kiểu biến

+ Kĩ năng:

- Khai báo đúng.

- Nhận biết được các khai báo sai.


Gnome-help.png II/ Phương pháp, phương tiện dạy học[sửa]

- Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Phương tiện: Kết hợp phấn, bảng, máy chiếu.

Nuvola apps package edutainment.png III/ Tiến trình tiết dạy[sửa]

HOẠT ĐỘNG 1: TIẾP CẬN VÀ HÌNH THÀNH CÚ PHÁP LỆNH KHAI BÁO BIẾN

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

-ĐVĐ: Một gia đình nào đó khi mói nhập cư đến địa phương mới, phải khai báo cho chính quyền nơi đó thì mới được cấp đất làm nhà và có số nhà. Cũng như vậy Trong một chương trình nếu sử dụng đến biến nào thì bắt buộc phải khai báo tên và kiểu dữ liệu của nó. (vì có khai báo thì máy mới cấp phát ô nhớ để lưu trữ giá trị của biến và chương trình mới biết cần cấp bao nhiêu ô nhớ)

-Gv: Yêu cầu học sinh đọc phần cấu trúc khai báo và cho biết dạng của khai báo biến ? Sau từ khóa var có những thành phần nào ?


-Gv: Hãy nhắc lại các kiểu dữ liệu chuẩn mà em biết ?








-Hs: Xem sách trả lời.



-Hs: Trả lời.

-Danh sách biến là ...

-Kiểu dữ liệu thường là ...



-Hs: Nhắc lại các kiểu dữ liệu chuẩn đã học (có 4 loại)







Trong pascal cú pháp lệnh khai báo biến là:

var <danh sách biến>:<kiểu dữ liệu>;












HOẠT ĐỘNG 2 : VÍ DỤ LỆNH KHAI BÁO BIẾN VÀ PHÂN TÍCH DANH SÁCH BIẾN, KIỂU DỮ LIỆU

Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

-Gv: Chuyển ý. Có cần thiết không nếu mỗi khi khai báo 1 danh sách biến lại phải viết lại từ khóa var phía trước ?

-Gv: Nêu ví dụ 1 và giải thích (nhấn mạnh việc khai báo 2 hay nhiều danh sách biến mà chỉ dùng 1 từ khóa var)

-Gv: Chiếu đoạn khai báo của VD 2 và đặt câu hỏi.

-Có mấy biến kiểu integer và biến này được cấp phát bao nhiêu byte ?

-Tương tự giáo viên vấn đáp các hs khác cho các danh sách biến còn lại.

-Gv: Yêu cầu hs đọc 3 chú ý trong SGK (tr 23)

-Gv: Nêu tóm tắt 3 chú ý

-Gv: Gọi hs cho ví dụ.


-Gv: Giải thích(chú ý 2).


-Gv: Cho ví dụ với bài toán tính tổng S = 1+ 2 + ... + n

- Biến i, n khai báo kiểu Integer. Nhưng biến S phải khai báo kiểu rộng hơn.

-Hs: Xem SGK đầu trang 23 và trả lời (Không cần)


-Hs: Nghe



-Hs: Quan sát


-Hs1 Trả lời :

2 biến

2 * 2 = 4 byte


-Hs2, Hs3, Hs4 trả lời.


-Hs: Đọc chú ý



-Hs: Cho ví dụ. Nên đặt tên biến nghiệm của PT bậc 2 là x1, x2



  • Ví dụ 1:

var A, B, C, D, X1, X2 : real ;

M, N : integer ;

  • Ví dụ 2:

var i, j : integer ;

x1, x2 : real ;

A : char ;

m, n : word ;



  • Một số chú ý:

- Nên đặt tên biến sao cho gợi nhớ đến ý nghĩa của biến đó.

- Không nên đặt tên biến quá dài hoặc quá ngắn.

- Khi khai báo biến cần lưu ý đến phạm vi giá trị của kiểu dữ liệu biến.



HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG NHÓM LÀM BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài tập áp dụng: (GVTrình chiếu và HS thảo luận nhóm đại diện trả lời)

Bài 1:Giả sử có chương trình tính tích S=a*b. Với 0<= a,b <=210 . Hãy tìm chỗ sai trong khai báo sau:

Var a,b, S:Integer;

Bài 2

Doc2.png


Củng cố:

- Hiểu được cú pháp khai báo biến.

- Biết lựa chọn kiểu dữ liệu phù hợp để khai báo cho mỗi yêu cầu của bài toán.

- Nhận biết được khai báo sai và biết chỉnh sửa cho đúng.

Dặn dò:

Học sinh:

  • Về nhà xem lại bài.
  • Trả lời câu hỏi và làm bài tập (2, 3, 4 SGK – trang 35)
  • Chuẩn bị bài học tiếp theo.


Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này