Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 3 tiết 2, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài 10: CẤU TRÚC LẶP

Nuvola apps important.png I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU[sửa]

- Hiểu nhu cầu của cấu trúc lặp trong biểu diễn thuật toán.

- Hiểu cấu trúc lặp kiểm tra điều kiện trước, cấu trúc lặp với số lần định trước.

- Biết cách vận dụng đúng đắn cấu trúc lặp vào tình huấn cụ thể.

- Mô tả được thuật toán của một số bài toán đơn giản có sử dụng lệnh lặp.

- Viết đúng các lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, lặp với số lần định trước.

- Viết được thuật toán của một số bài toán đơn giản.

Gnome-help.png II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC[sửa]

- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.

- Phương tiện: máy chiếu, máy tính, phòng chiếu hoặc bảng.

Nuvola apps package edutainment.png III. NỘI DUNG BÀI GIẢNG[sửa]

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:


HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ NỘI DUNG

GV: Xét 2 bài toán như sau với a > 2 là số nguyên cho trước:

Bài toán 1: Tính tổng

Doc4.png

Bài toán 2: Tính tổng

Doc5.png

GV: chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm hải thảo luận để tìm cách lập trình giải bài toán này?

HS: thảo luận và đưa ra cách giải của nhóm

GV: nhận xét và đưa ra cách giải theo cách tuần tự như sau:

S1:=0;

If(1/a>0.0001) then S1:=S1+1/a;

If(1/(a+1)>0.0001) then S1:=S1+1/(a+1);

If(1/(a+2)>0.0001) then S1:=S1+1/(a+2);

If(1/(a+3)>0.0001) then S1:=S1+1/(a+3);

Các nhóm hãy thảo luận và cho biết nhận xét việc giải bài toán theo cách này?

HS: các nhóm nhận xét

GV: nhận xét và đưa ra kết luận

Trong lặp trình, có những thao tác phải lặp lại nhiều lần, khi đó ta gọi là cấu trúc lặp.

GV: xét VD1: Trong đợt quyên góp sắt vụn để gây quỹ giúp các bạn nghèo có hoàn cảnh khó khăn, tổ 3 có 12 bạn, mỗi bạn nộp một khối lượng sắt vụn nào đó tính bằng kg. viết chương trình cho máy nhận vào khối lượng sắt vụn của từng bạn và tính tổng khối lượng sắt vụn của 12 bạn trong tổ?

HS: thảo luận và trả lời câu hỏi: Thuật toán có lặp không? Lặp bao nhiêu lần? đưa ra cách giải? GV: nhận xét và viết thuật giải bằng ngôn ngữ giả mã lệnh như sau:

Biến thực S, X, Biến nguyên K;

Bắt đầu

S:=0;

Với K:=1 đến 12 Làm nhận vào (X); S:=S+X Xong với;

Thông báo S;

Kết thúc.

GV: viết chương trình và chạy chương trình cho học sinh quan sát và giải thích ý nghĩa các lệnh trong chương trình. Sau đó giáo viên đưa ra cách lặp dạng tiến trong ngôn ngữ Pascal và với cách lặp lùi thì thực hiên lệnh cũng giống như trên chỉ khác là biến điều khiển nhận giá trị giảm dần chứ không tăng






GV: xét VD2: Lãi suất hàng tháng gửi tiết kiệm không kỳ hạn là 0,75%. Một người gửi vào một số tiền ban đầu là a. sau bao nhiêu tháng người đó đạt số tiền không nhỏ hơn b?

HS: thảo luận và trả lời câu hỏi: Thuật toán có lặp không? Lặp bao nhiêu lần? đưa ra cách giải?

GV: nhận xét và viết thuật giải như sau:


ĐDoc6.pngS






§10 CẤU TRÚC LẶP

1. Khái niệm lặp: - Xét 2 bài toán như sau với a > 2 là số nguyên cho trước:

Bài toán 1: Tính tổng

Doc4.png


Bài toán 2: Tính tổng

Doc5.png


- Bắt đầu S được gán giá trị 1/a.

- Tiếp theo mỗi lần cộng thêm vào S là 1/(a+N) với N = 1, 2, 3, …

- Với bài toán 1, việc cộng thêm dừng khi 1/(a+N)<0.0001, -> số lần lặp chưa biết trước

- Với bài toán 2, việc cộng thêm dừng khi N=100, -> số lần lặp đã biết trước.

Trong lặp trình, có những thao tác phải lặp lại nhiều lần, khi đó ta gọi là cấu trúc lặp.


- Lặp có 2 loại:

  • lặp với số lần biết trước
  • lặp với số lần không biết trước




2. Lặp có số lần biết trước và câu lệnh for – do

Trong Pascal, có 2 loại câu lệnh lặp có số lần biết trước.

-Lặp dạng tiến:

For <biến đếm> := <giá trị đầu> To <giá trị cuối> Do <câu lệnh>;

-Lặp dạng lùi:

For <biến đếm> := <giá trị cuối> Downto <giá trị đầu> Do <câu lệnh>;

Trong đó:

-Biến đếm: thường là biến kiểu số nguyên.

-giá trị đầu, giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm. Giá trị đầu phải nhỏ hơn hay bằng giá trị cuối.

-Ở dạng lặp tiến: Biến đếm tăng dần từ giá trị đầu đến giá trị cuối.

-Ở dạng lặp lùi: Biến đếm tự giảm dần từ giá trị cuối đến giá trị đầu.

Tương ứng với mỗi giá trị của biến đếm, câu lệnh sau Do thực hiện 1 lần

VD1: Chương trình cài đặt thuật toán

Program Satvun.png


3.Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh While – do

Để giải VD2 ta dùng thuật giải như sau:

-Pascal sử dụng câu lệnh lặp While – do để tổ chức lặp với số lần chưa biết như sau:

While <điều kiện> Do <câu lệnh>;

Trong đó:

-Điều kiện là biểu thức quan hệ hoặc logic.

-Câu lệnh là một câu lệnh trong Pascal.

Ý nghĩa: khi điều kiện còn đúng thì còn thực hiện câu lệnh sau Do sau đó quay lại kiểm tra điều kiện.

VD2: chương trình

Program Tkiem.png



Nuvola apps korganizer.png IV. Củng cố, dặn dò[sửa]

Nhắc lại một số khái niệm mới

- Nhắc lại cấu trúc câu lệnh.

- Bài tập về nhà. Tìm UCLN của M và N


Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.