Giáo án Tin học lớp 11 - Chương 6 tiết 4, LA CHÍ DŨ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Họ Và Tên Giáo Viên: Nguyễn Ngọc Danh
Đơn Vị: Trường THPT Cây Dương
Bài Soạn: Tiết 4 Chương VI


§18 Ví Dụ Về Cách Viết Và Sử Dụng Chương Trình Con (Tiếp theo)

Nuvola apps important.png I. Mục Đích, Yêu Cầu:[sửa]

- Học sinh biết cấu trúc chung của một hàm (Function).

- Học sinh nắm được sự giống nhau và khác nhau giữa thủ tục và hàm.

- Học sinh nhận biết được các thành phần trong đầu hàm.

- Học sinh nhận biết được câu lệnh sử dụng hàm ở chương trình cùng các tham số thực sự.


Gnome-help.png II. Phương Tiện Dạy Học:[sửa]

- Sử dụng máy chiếu Projector.

- Chuẩn bị một số bài về chương trình con: Cấu trúc hàm, Tìm min, Rút gọn phân số (Sử dụng hàm).


Nuvola apps package edutainment.png III. Nội Dung Tiết Dạy:[sửa]

1. Tổ chức lớp: Ổn định lớp và kiểm tra sỉ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (Sau khi đưa ra câu hỏi, gọi 1 em lên trả bài và1 em nhận xét câu trả lời của bạn)

Câu Hỏi: Em hãy cho biết cấu trúc chung của thủ tục (Procedure) và giải thích rõ từng thành phần?

3. Tiến trình dạy học:


Nội dung
Hoạt Động Của Thầy Và Học Sinh
GV: - Chúng ta đã tim hiểu về thủ tục (Procedure), đây là chương trình con không có giá trị trả về. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại chương trình con có giá trị trả về đó là Hàm (Function). Vậy Hàm và Thủ tục khác nhau như thế nào? Cách viết và sử dụng Hàm như thế nào?

- Ghi tựa đề bài và phần 2.

HS: Lắng nghe.

2. Cách Viết Và Sử Dụng Hàm:
  • Cấu Trúc chung của Hàm (Function):

Function.png


  • Sự giống nhau và khác nhau giữa thủ tục và hàm:

Giống nhau:

- Đều là chương trình con, có cấu trúc giống một chương trình.

- Đều có thể chứa các tham số (tham số giá trị và tham số biến), cùng tuân theo các quy định về khai báo và sử dụng các loại tham số này. (Có thể không có tham số)

Khác nhau:

- Hàm khác thủ tục ở điểm căn bản là hàm luôn trả về một giá trị thuộc kiểu xác định thông qua tên hàm. (các kiểu dữ liệu đơn giản: integer, real, boolean, char, string).

- Đầu hàm bắt đầu bằng từ khóa Function còn thủ tục bắt đầu với từ khóa Procedure.

- Phải chỉ ra kết quả của hàm thuộc kiểu dữ liệu nào.

- Trong thân hàm thường có câu lệnh gán giá trị cho tên hàm.


  • Cách sử dụng hàm:

Việc sử dụng hàm giống như việc sử dụng các hàhàm chuẩn.

=> Khi viết lệnh gọi tên hàm gồm: Tên hàm và tham số thực sự tương ứng với các tham số hình thức.


GV: Xét bài toán tìm số nhỏ nhất trong 2 số:

a và b.

-Đặt câu hỏi: Theo các em bài toán trên cho ta kết quả là gì?


HS: Lắng nghe và trả lời. (Học sinh trả lời được).


GV: Vậy thì bài toán trên chúng ta không thể sử dụng thủ tục mà phải sử dụng hàm. Các em hãy quan sát cấu trúc chung của Hàm như sau:

- Dùng máy chiếu chiếu cấu trúc của hàm.

- Các em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa Thủ tục và Hàm?

- Kiểu dữ liệu là các kiểu nào?


HS: Thảo luận nhóm trong thời gian 5 phút và một em trả lời.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.


GV: Nhận xét, giải thích và chốt lại.


HS: Tự ghi bài.


GV: Các em xem ví dụ 1 SGK trang 101 và cho biết việc sử dụng Hàm như thế nào?


HS: Xem ví dụ 1 SGK trang 101 và thảo luận nhóm trong 3 phút.


HS: Một em trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.


GV: Nhận xét, giải thích và chốt lại.

HS: Tự ghi bài.


4. Củng Cố:

- Thảo luận theo nhóm ví dụ 2 SGK trang 102 và trả lời các câu hỏi?

+ Ví dụ trên thực hiện chương trình gì?

+ Hãy cho biết kết quả trả về của hàm MIN?

+ Giải thích lời gọi hàm: Min(Min(a,b),c)?

+ Hãy chỉ ra tham số hình thức, tham số thực sự, biến toàn cục và biến cục bộ?

- HS: Trả lời trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV: Cho điểm.

- Tổng kết và trình chiếu các nội dung đã học.


Xem thêm[sửa]

Giáo án Tin học 11, La Chí Dũ, THPT Vĩnh Bình Bắc – Vĩnh Thuận – Kiên Giang
Tiết 1 BTTHtiet01_VinhBinhBac
Tiết 2 BTTHtiet02_NgoSiLien
Tiết 5 BTTHtiet05_DinhAn
Tiết 6 BTTHtiet06_VinhTuy
Tiết 7 BTTHtiet07_VanKhanh
Tiết 10 BTTHtiet10_TTKTTHHNHonDat
Tiết 11 BTTHtiet11_ThanhTay
Tiết 12 BTTHtiet12_MinhThuan2
Tiết 14 BTTHtiet14_NamYen
Tiết 15 BTTHtiet15_MyHiepSon
Tiết 16 BTTHtiet16_VinhHoaHungBac
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
Tiết 2 CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
CHƯƠNG II CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN
Tiết 1 CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Tiết 2 MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN
Tiết 3 KHAI BÁO BIẾN
Tiết 5 ĐỊNH LUẬT CULÔNG
CHƯƠNG 3
Tiết 2 CẤU TRÚC LẶP
CHƯƠNG 4
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG
Tiết 3 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC - KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 4 KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC -KIỂU MẢNG (TT)
Tiết 9 BÀI TẬP
CHUƠNG 5 TỆP VÀ THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 1 KIỂU DỮ LIỆU TỆP, THAO TÁC VỚI TỆP
Tiết 2 THAO TÁC VỚI TỆP
CHƯƠNG 6
Tiết 1 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 3 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON (T1)
Tiết 4 VÍ DỤ VỀ CÁCH VIẾT VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH CON

(TIẾP THEO)

Tiết 5 THƯ VIỆN CHƯƠNG TRÌNH CON CHUẨN
Tiết 6 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
Tiết 7 BÀI TẬP

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này