Hướng dẫn thực hành: Đóng vai như là một phương pháp giảng dạy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Biên dịch từ tài liệu Role Play as a Teaching Method: A Practical Guide của Dr. Kanokwan Manorom and Zoë Pollock

Lê Thị Ngọc Thương

Trung tâm Đánh giá & Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Viện Nghiên cứu Giáo dục

Abstract[sửa]

This manual is intended by Dr. Kanokwan Manorom and Zoë Pollock. This is as a guide for teachers wishing to utilise role play as the most teaching tool useful for the social science classroom at a tertiary level. Role play in the classroom demonstrates effectively that different stakeholders use different information sources and often hold distinct, if not conflicting views, but that resolutions can be reached. Students learn to work with differing personalities, beliefs, value systems, abilities and background experiences. In a role play, the teacher selects a particular event or situation that illuminates key theories or may be of importance to the topic of study. This guide will outline design process and implementation in (the four stages: briefing, interaction, forum and debriefing) in role play techniques.

Tóm tắt[sửa]

Hướng dẫn này được thiết kế bởi Tiến sĩ Kanokwan Manorom and Zoë Pollock. Đây là một chỉ dẫn cho giáo viên có nhu cầu sử dụng đóng vai như là một công cụ giảng dạy hữu ích nhất cho các lớp học khoa học xã hội ở bậc đại học. Đóng vai trong lớp học chứng minh một cách hiệu quả rằng các bên liên quan khác nhau sử dụng các nguồn thông tin khác nhau và thường tổ chức riêng biệt, nếu không phải là quan điểm trái ngược nhau, nhưng cách giải quyết thì đều có thể đạt được. Sinh viên học để làm việc với tính cách, niềm tin, hệ thống giá trị, khả năng và kinh nghiệm khác nhau... Hướng dẫn này sẽ phác thảo quy trình thiết kế và thực hiện (có bốn giai đoạn như sau: chỉ dẫn, tương tác, diễn đàn và phỏng vấn) trong kĩ thuật đóng vai.

Lời nói đầu[sửa]

Hướng dẫn này được thiết kế như một chỉ dẫn cho giáo viên có nhu cầu sử dụng đóng vai như là một công cụ giảng dạy. Bài viết này được biên dịch từ báo cáo của Tiến sĩ Kanokwan Manorom and Zoë Pollock, được xuất bản với sự hỗ trợ từ: Sáng kiến học giả Mekong (MLI) và trung tâm nghiên cứu xã hội phân miền Mekong. MLI sử dụng một cách tiếp cận liên kết và học tập để tạo điều kiện phản ánh, chia sẻ và những hoạt động mới trong việc hỗ trợ cho Mekong "khối kiến thức và thực hành" về khoa học xã hội của quản lý tài nguyên thiên nhiên. Dự án bao gồm các hội viên đến từ tám trường đại học trong phân miền Mekong lớn hơn, bao gồm Khoa Nghệ thuật tự do, Đại học Ubon Ratchathani.

A. Giới thiệu: Tại sao là đóng vai?[sửa]

Học tập để tham gia là một kỹ năng quan trọng đối với sinh viên khoa học xã hội và nhân văn để học trong thế giới đa phương hiện nay. Phương pháp đóng vai góp phần nâng cao sự hiểu biết nhiều hơn về sự phức tạp thực hành chuyên môn và cho phép sinh viên phát triển kỹ năng để tham gia vào các cuộc đàm phán đa liên đới trong môi trường có kiểm soát của lớp học. Đóng vai trong lớp học có thể được thực hiện bằng nhiều cách, có thể gồm yếu tố trực tuyến hay tương tác mặt đối mặt. Thời lượng của quá trình này cũng có thể thay đổi tùy theo các mục tiêu của hoạt động. Đóng vai trong lớp học đòi hỏi sinh viên chủ động trong quá trình học tập bằng cách cho phép họ hoạt động như là các bên liên quan trong một kịch bản tưởng tượng hay thực. Nó là một kỹ thuật bổ sung cho hình thức phân công và giảng dạy truyền thống của bậc học đại học ngành khoa học xã hội. Trong đóng vai, chúng ta có thể thấy:

- Giáo viên lựa chọn một sự kiện hoặc tình huống đặc biệt, cái mà giúp làm sáng tỏ các lý thuyết hoặc có thể là tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu.

- Khi chuẩn bị, người học được cung cấp bài đọc/chủ đề cơ bản và được phân công vai của các bên liên quan.

- Hình thức của tương tác giữa các bên liên quan có thể được thay đổi và có thể phụ thuộc vào thời gian và nguồn lực sẵn có.

- Đóng vai được kết luận bằng một cuộc trao đổi hoặc phản ánh, củng cố các khái niệm được giới thiệu bởi phương pháp đóng vai.

Theo học giả Brierley, Devonshire và Hillman, kỹ thuật đóng vai phát triển các chức năng kiến thức như: "một sự kết hợp của kiến thức mệnh đề (hiểu biết về - nền tảng kiến thức học thuật), kiến thức về thủ tục (biết làm thế nào - có các kỹ năng) và kiến thức có điều kiện (biết được tình huống để sử dụng các kỹ năng)"

1. Đóng vai tạo ra một môi trường kích thích, mô phỏng thực tế cho phép học sinh tăng cường sự hiểu biết về tình huống hoặc sự kiện đã được tái hiện của họ. Sinh viên có được một cái nhìn sâu hơn vào khái niệm then chốt bằng việc diễn xuất các vấn đề thảo luận ở lớp học. Họ cũng phát triển các kỹ năng thực hành cho chuyên môn.

Học giả Hirsch cho rằng đóng vai bao gồm các yếu tố then chốt của học tập kinh nghiệm. David Kolb định nghĩa học tập là "quá trình mà nhờ đó kiến thức được tạo ra thông qua sự biến đổi của kinh nghiệm"

2. Kỹ thuật đóng vai trò cho phép sinh viên áp dụng các khái niệm và các vấn đề đã được giới thiệu thông qua các bài giảng và bài đọc vào một tình huống phản ánh thực tế. Khi sinh viên được hoạt động trực tiếp trong suốt hoạt động đóng vai thì thực sự hiệu quả hơn "gắn khái niệm" vào bộ nhớ dài hạn của họ

3. Đóng vai là một cách tiếp cận thực tế để học như là phương pháp học tập tương phản với nhiều hình thức học tập trừu tượng của việc viết bài luận. Trong đóng vai sinh viên học thông qua tham gia tích cực và tạo thành kinh nghiệm cá nhân. Họ cũng có cơ hội để phản ánh dựa trên kinh nghiệm này.

Đóng vai cũng giới thiệu các khái niệm quan trọng trong thực hành chuyên môn như sự hiểu biết kiến thức được phát triển và tạo ra như thế nào, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ và ngôn ngữ xây dựng kiến thức như thế nào, logic và sự nổi bật của giọng nói

4. Sinh viên học cách truyền đạt kiến thức theo một cách có ý nghĩa và có sức thuyết phục.

Hơn nữa, đóng vai làm sáng tỏ các sự phân chia và khác nhau giữa các nhóm và trong cùng một nhóm. Đóng vai trong lớp học chứng minh một cách hiệu quả rằng các bên liên quan khác nhau sử dụng các nguồn thông tin khác nhau và thường tổ chức riêng biệt, nếu không phải là quan điểm trái ngược nhau, nhưng cách giải quyết thì đều có thể đạt được. Sinh viên học để làm việc với tính cách, niềm tin, hệ thống giá trị, khả năng và kinh nghiệm khác nhau. Họ phát triển một sự đánh giá cao hơn với hàng loạt các quan điểm đã tổ chức trong một vấn đề đặc biệt và đi đến nhận thấy được sự phức tạp của đàm phán và vai trò của bản thân họ. Họ nhận ra rằng họ có thể không có tất cả các câu trả lời (và có thể không có câu trả lời dễ dàng), nhưng họ nhận thấy rằng "vấn đề có tính quyết định cho việc thực hành chuyên môn của họ."

5. Nhìn chung, đóng vai là một công cụ giảng dạy hữu ích vì nó giúp phát triển kỹ năng thực hành và kiến thức học thuật chuyên môn. Và đóng vai cũng hướng đến nhu cầu của sinh viên đó là họ thường thích cách tiếp cận thực hành để học và mở rộng hiểu biết về cuộc đàm phán của các bên liên quan thông qua quá trình mô phỏng kinh nghiệm.

B. Đóng vai - làm thế nào: hướng dẫn từng bước một[sửa]

Vai diễn có thể theo nhiều hình thức. Đó có thể bao gồm các yếu tố có liên hệ trực tiếp hoặc chỉ đạo mặt đối mặt. Trước khi thiết kế, bạn cần xem xét các nguồn lực có sẵn và quyết định lượng thời gian mà bạn muốn bỏ ra để thực hiện. Sau đây sẽ là quy trình cụ thể.

Quy trình thiết kế[sửa]

1. Xác định mục tiêu học tập của đóng vai

Các mục tiêu học tập có thể gồm cả lý thuyết cũng như thực hành:

- Các khái niệm then chốt được giảng dạy trong khóa học này là gì?

- Có một sự kiện hoặc tình huống quan trọng là trọng tâm của khóa học không?

- Những kỹ năng gì sinh viên cần phải phát triển thông qua hoạt động này? Đó có phải là mục đích mở rộng tri thức chuyên môn hoặc phát triển các kỹ năng mới? Bạn có muốn sinh viên được trải nghiệm quan điểm khác nhau không?

- Đóng vai phù hợp như thế nào vào phần còn lại của khóa học? Đóng vai có phải đã được sử dụng để củng cố ý tưởng đã được giới thiệu thông qua các bài giảng hoặc là bạn sử dụng đóng vai để trình bày các lý thuyết mới?

2. Chọn một kịch bản hoặc tình huống từ thực tế để làm sáng tỏ các khái niệm then chốt của khóa học

Bằng cách tái hiện sự kiện từ thực tế, sinh viên có thể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của họ về hiện thực. Ngoài ra, bài đọc và ngữ cảnh có thể được cung cấp từ báo chí, tạp chí học thuật và các những tài liệu liên quan đến sự kiện này. Khi lựa chọn, bạn cần xem xét kịch bản của bạn cũng cần lưu ý những nguồn lực gì đã có sẵn và liệu rằng sinh viên có thể có những số kiến thức đó từ trước chưa.

  • Các vấn đề/khu vực chính có xung đột trong kịch bản của bạn là gì?
  • Các trường hợp đã tạo ra xung đột là gì?

- Hãy xem xét các sự kiện lớn hoặc những sự phát triển, điều mà đặc trưng kịch bản của bạn. Chẳng hạn như các cuộc họp mặt, khám phá hoặc thỏa thuận. Khi nào và ở đâu các xảy ra những việc đó?

3. Một khi bạn đã chọn một kịch bản bạn cần phải xem xét các bên liên quan khác nhau, quan điểm và thích ứng của họ với tình hình lớp học

- Các bên liên quan là ai? Hãy xem xét các tổ chức, cá nhân và cộng đồng hoặc các nhóm sở thích riêng tư.

- Quan điểm của họ khác nhau về tình huống này là gì? Mỗi bên liên quan cần phải có một lập trường riêng hay chung?

- Hãy xem xét có bao nhiêu sinh viên có trong lớp học của bạn. Bạn có thể cần (hoặc thích hơn) để phân công cho sinh viên vai trò trong nhóm.

- Bạn sẽ phân vai như thế nào cho sinh viên? Liệu rằng bạn chọn vai ngẫu nhiên cho sinh viên hay là bạn sẽ cho phép họ được lựa chọn vai của mình?

- Có phải tất cả các vai có cơ hội bình đẳng để tham gia? Điều này sẽ phụ thuộc vào kịch bản bạn đang tiến hành. Nó có thể là cần thiết cho quá trình học tập để loại trừ một số nhóm nhằm phản ánh thực tế.

- Xem xét các mối quan hệ giữa các vai. Những vai nào có thể tương tác với nhau? Những vai nào là liên minh với nhau? Là liên minh của họ chung hay riêng? Hay là có một số vai diễn như là đại diện cho những vai khác?

4. Kế hoạch cấu trúc của vai diễn

Cấu trúc của vai diễn sẽ phụ thuộc phần lớn vào lượng thời gian bạn muốn phân định để thực hiện. Cấu trúc này có thể bao gồm các yếu tố có liên hệ trực tiếp cũng tốt như là những tương tác mặt đối mặt. Dưới đây là một ví dụ về cấu trúc đóng vai như thế nào. Có bốn giai đoạn như sau: chỉ dẫn, tương tác, diễn đàn và phỏng vấn, bao gồm các yếu tố quan trọng, điều mà cho phép các sinh viên làm quen với bài tập, thực hiện và phản ánh.

4.1 Việc tổ chức giai đoạn chỉ dẫn cung cấp một cơ hội cho các sinh viên làm quen với vai, chọn hoặc chuyển giao vai, chuẩn bị cho vai của họ bằng cách tiến hành nghiên cứu, đọc về tình huống và các bên liên quan mà chính sinh viên sẽ được đại diện.

4.2 Trong suốt giai đoạn tương tác, sinh viên diễn vai của mình, tiếp xúc, và vận động hành lang với các bên liên quan khác để đạt được những việc phải làm. Các điểm chính của giai đoạn này là cho sinh viên trình bày những việc của họ đến những bạn tham gia khác và thiết lập mối quan hệ trong các hướng dẫn đã được cung cấp.

- Xem xét tương tác này sẽ diễn ra như thế nào. Nó sẽ là một quá trình trực tuyến được thực hiện thông qua email và các phòng chat hay một loạt các tương tác mặt đối mặt (trực diện) tại lớp học. Sinh viên sẽ biểu diễn vai của mình như thế nào cùng với các bạn khác?

- Giai đoạn tương tác nên phản ánh tình hình phát triển như thế nào trong thực tế. Những sự kiện gì xảy ra để góp phần vào tình huống và những điều này có thể được truyền đạt cho sinh viên như thế nào?

4.3 Giai đoạn diễn đàn là một cơ hội cho tất cả các diễn viên để đàm phán và cố gắng giải quyết vấn đề ngay lúc đó. Nó có thể là một cuộc họp mặt trực diện hoặc diễn đàn cộng đồng.

- Quyết định hình thức của giai đoạn diễn đàn. Những diễn viên sẽ giao tiếp như thế nào?

- Có bất kỳ các bên liên quan sẽ không tham gia trực tiếp không? Nếu như thế thì bạn sẽ đảm bảo những sinh viên đó tham gia như thế nào?

4.4 Giai đoạn cuối cùng là phỏng vấn. Nhiều thời gian nên được dành cho giai đoạn này vì đây là yếu tố quan trọng nhất của trò chơi.

- Xem xét lại các mục tiêu học tập và những câu hỏi mà bạn muốn sinh viên phải trả lời trong buổi học này.

5. Xem xét việc bạn sẽ đánh giá học sinh bằng cách nào

Sinh viên có thể được yêu cầu nộp một bản về vai trò tư hay công của họ. Họ có thể được đánh dấu dựa trên sự tham gia của họ và khả năng thể hiện bản thân trong tình huống đóng vai. Một bài viết phản ánh về bài tập có thể được yêu cầu nộp lúc kết thúc. Đặt thời hạn theo thời gian biểu của bạn.

6. Các nguồn lực sẵn có giúp đỡ sinh viên tham gia trong đóng vai và khi thực hiện vai của họ.

Nguồn lực cho sinh viên sẽ rơi vào hai loại: chung và cụ thể. Bạn có thể quyết định để sinh viên tiến hành tự nghiên cứu vai của mình. Lượng thông tin đưa cho sinh viên sẽ phụ thuộc vào đối tượng và mức độ của nó.

6.1 Nguồn lực chung sẽ được cung cấp cho các vai và có thể bao gồm:

- Bài đọc khái quát theo tình huống,

- Một bản phác thảo chỉ dẫn của các bên liên quan và các vai trò chung của họ,

- Một phác thảo của các mối quan hệ giữa các bên liên quan khác nhau và mức độ tương tác của họ.

6.2 Các nguồn lực cụ thể sẽ liên quan đến vai đã giao cho mỗi sinh viên và có thể bao gồm:

- Thông tin khái quát về các cá nhân, tổ chức (điều này có thể là văn bản chính sách, báo chí,..)

- Đặc điểm cá nhân (tính khí của một cá nhân có là một nhân tố quan trọng trong kịch bản của bạn không? Có một hướng tiếp cận chắc chắn nào đó cho rằng một số đặc điểm cho một bên liên quan cụ thể không?)

- Một phác thảo tình hình của các bên liên quan khi bắt đầu đóng vai.

- Thông tin chi tiết của các giới hạn cho sự tương tác (các bên liên quan bị hạn chế số người mà họ có thể tương tác? Tình trạng của các bên liên quan là gì trong mối quan hệ với các vai khác?).

  • Phát biểu chương trình làm việc chung của các bên liên quan.
  • Phát biểu chương trình làm việc riêng của các bên liên quan.

6.3 Điều này cũng thật sự hữu ích để cung cấp cho sinh viên với sự hướng dẫn cho các vai, được giải thích như sau:

- Các vai diễn sẽ làm việc, bao gồm các chi tiết như thời gian biểu và cấu trúc của vai,

- Thông tin trên hệ thống liên lạc (có nghĩa là các buổi gặp trực tiếp hay diễn đàn trực tuyến),

- Hướng dẫn về cách tham gia như thế nào, đặc biệt là trong suốt giai đoạn tương tác (tức là người vận động, liên lạc với hoặc làm thế nào để thể hiện vai trò của một người),

- Đóng vai sẽ được đánh giá bằng cách nào.

Thực hiện[sửa]

1. Giai đoạn chỉ dẫn[sửa]

Điều quan trọng là những người tham gia trong đóng vai hiểu rõ ràng từ đầu vai của họ là gì, làm thế nào để tương tác với các bên liên quan khác và những gì được mong đợi về phía họ trong đánh giá của khóa học. Điều này thật sự cần thiết để cung cấp bối cảnh cho tình huống ở hình thức bài giảng hay tổ chức giảng dạy để đảm bảo rằng sinh viên đã hoàn thành các bài đọc cần thiết. Tùy thuộc vào bạn muốn kiểm soát phương pháp đóng vai này bao nhiêu, ở giai đoạn chỉ dẫn là một cơ hội để bạn có thể trực tiếp kiểm soát sinh viên diễn vai và thiết lập mối quan hệ như thế nào. Ngoài ra các phương thức tương tác (mặt đối mặt, email hoặc các phòng chat trực tuyến) có thể làm cho giải thích rõ ràng hơn..

Danh sách kiểm tra

- Đảm bảo sinh viên hiểu rằng việc đóng vai được thực hiện như thế nào, đặc biệt là sinh viên sẽ tương tác với người chơi khác bằng cách nào.

- Giải thích phương thức tương tác cho từng giai đoạn của việc đóng vai.

- Chỉ định vai diễn và phân bổ nguồn lực/tài liệu cho phù hợp.

- Thời hạn giao nhiệm vụ đầu tiên (tức là viết một mô tả về vai trò các bên liên quan của bạn, hoặc cách tiếp cận các bên liên quan khác để hỗ trợ...).

2. Giai đoạn tương tác[sửa]

Giai đoạn tương tác là một cơ hội cho sinh viên đảm nhận vai của họ và phát triển mối quan hệ với các bên liên quan khác. Nó phản ánh sự phát triển của tình hình thực tế rằng đóng vai là mô phỏng và có thể đòi hỏi hướng dẫn chi tiết cho các hành động của các bên liên quan khác nhau hoặc giới thiệu một loạt các sự kiện có ảnh hưởng đến tình huống đó... Một yếu tố trực tuyến có thể hữu ích như email nhóm là một cách dễ dàng để phân bổ thông tin (như báo cáo tin tức, tài liệu chính sách) cho tất cả người tham gia.

- Cho phép sinh viên để tương tác với diễn viên khác theo vai trò và mối quan hệ nêu trong các tài liệu khái quát (điều này có thể bao gồm việc đưa ra một lập trường chung trong một diễn đàn trực tuyến, xây dựng liên minh với các bên liên quan khác thông qua các bài viết, email hay các cuộc gặp riêng tư, hoặc vận động hành lang với các bên liên quan khác).

- Với tư cách là người trung gian, bạn có thể giới thiệu các sự kiện thông qua các phương tiện (tức là một thông báo tin tức) hoặc nhận vai của một bên liên quan mới để thay đổi các quá trình tương tác.

- Kiểm tra xem tất cả các vai trò đang hoạt động. Nếu bất kỳ sinh viên nào không tham gia thì hãy trực tiếp nói chuyện với họ.

- Giám sát những hoạt động tương tác để đảm bảo các vai được thực hiện một cách phù hợp và có môi trường học tập an toàn.

- Xác định cơ hội học tập khi chúng phát sinh và đề xuất nguồn lực nhiều hơn nữa nếu cần thiết.

3. Giai đoạn diễn đàn[sửa]

Giai đoạn diễn đàn cho thấy được những người tham gia tiến hành các tương tác trực tiếp, liên quan đến tất cả các bên liên quan. Mục đích là cho việc đàm phán để diễn ra với ý định đạt tới một giải pháp.

Giám sát các cuộc thảo luận vì những tiến triển của diễn đàn và có sự can thiệp khi cần thiết. Điều này có thể dùng để đưa vào một vai trò bất ngờ và thiết lập các cuộc đàm phán hoặc mở đầu cho các vấn đề, cho cái bẫy hoặc các thông tin mới trong quá trình tiến hành để thử thách hoặc thu hút những sinh viên nào không tham gia đầy đủ.

- Giám sát tương tác để đảm bảo các vai được thực hiện một cách phù hợp và có môi trường học tập an toàn.

- Xác định cơ hội học tập khi chúng phát sinh và đề xuất nguồn lực nhiều hơn nữa nếu cần thiết.

- Hỗ trợ cho sinh viên để mang lại những vai đi đến kết luận. Cách giải quyết có thể không thực hiện được và điều này có thể được thảo luận trong giai đoạn phỏng vấn.

4. Giai đoạn phỏng vấn[sửa]

Giai đoạn phỏng vấn là yếu tố quan trọng nhất của đóng vai. Điều quan trọng là sinh viên ra khỏi vai của họ trọn vẹn cho phiên phỏng vấn để họ có thể phản ánh về vai của họ và những người khác một cách khách quan.

- Công bố các vai chính thức hơn.

- Thảo luận về những gì đã xảy ra trong đóng vai. Nhấn mạnh vị trí trích ra mẫu ưu tiên và động lực, điều này ảnh hưởng như thế nào đối với những gì đã xảy ra.

- Rút ra các vấn đề và khái niệm đã được chú ý trong đóng vai và so sánh chúng với kịch bản phát triển như thế nào trong thực tế. Điều gì xảy ra trong vai đó mà lại không xảy ra trong thực tế và lý do tại sao?

- Phản ánh những gì được học từ đóng vai, tập trung không chỉ vào tình huống đã được mô phỏng mà còn là những kỹ năng sinh viên đã thực hiện trong suốt quá trình đóng vai để sửa đổi họ.

- Đánh giá vai của sinh viên và nhận được phản hồi từ sinh viên về kỹ thuật này.

Với cách tiếp cận trên, chúng ta có thể thấy rằng tác giả xem đóng vai chính là một trong những phương pháp giảng dạy ở đại học. Đối chiếu với việc sử dụng các phương pháp ở Việt Nam, chính xác là đã tồn tại "phương pháp đóng vai" đề cập ở trên. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta nhìn nhận đóng vai như là một hình thức để hỗ trợ việc thực hiện một phương pháp nào đó. Ví dụ như chia nhóm để thảo luận một vấn đề do giáo viên đặt ra, mỗi người trong nhóm đảm nhiệm vai khác nhau cùng hướng tới hoàn thành nhiệm vụ học tập. Hay là thông qua việc sử dụng diễn đàn (forum), những quan niệm, kinh nghiệm sống, năng lực, tính tình của sinh viên cũng được bộc lộ ra khi họ cùng bàn tán, thảo luận một tình huống học tập... Nhờ vậy, vai trò của sinh viên trong học tập rất đa dạng, mỗi sinh viên được chủ động thể hiện bản thân hơn, tự tin bộc lộ suy nghĩ hơn.

Tóm lại, không có phương pháp nào là tuyệt đối. Vì vậy, tùy thuộc vào góc độ nào, môi trường, đối tượng, các yếu tố ảnh hưởng... đến quá trình dạy học mà chúng ta vận dụng đóng vai đối với ngành xã hội ở bậc đại học một cách hợp lý.

Tài liệu tham khảo[sửa]

Alden, Dave; "Experience with Scripted Role Play in Environmental Economics", in Journal of Economic Education, Spring, 1999, pp. 127-132.

Brierley, Gary; Devonshire, Liz and Hillman, Mick; "Learning to Participate: Responding to Changes in Australian Land and Water Management Policy and Practice", in Australian Journal of Environmental Education, vol. 18, 2002, pp. 7-13.

Fisher, Bob; "Role play as a teaching method in multi-stakeholder natural resource management", report on Mekong Learning Initiative workshop held 21-26 March 2006, Lao PDR.

Hirsch, Philip; "Teaching geography on the Mekong: experiential learning in practice", printed in???

Hirsch, Philip and Lloyd, Kate; "Real and Virtual Experiential Learning on the Mekong: Field Schools, e-sims and Cultural Challenge," in Journal of Geography in Higher Education, vol. 29, no.3, November 2005, pp.321-337.

Ip, Albert and Wills, Sandra; "Online Role Play: Designer's Template", published by the University of Wollongong and Edith Cowan University on the Learning Designs website,??????, November 2002.

Meyers, Wendy; Teacher Guide: Online Role Play; published online by the University of Wollongong at?????????, 03/10/06.

Norman, Heidi; "Exploring Effective Teaching Strategies: Simulation Case Studies and Indigenous Studies at the University Level," in The Australian Journal of Indigenous Education, vol. 33, 2004, pp.15-21.

1 Brierley, Gary; Devonshire, Liz and Hillman, Mick; "Learning to Participate: Responding to Changes in Australian Land and Water Management Policy and Practice", in Australian Journal of Environmental Education, vol. 18, 2002, p. 7.

2 Kolb quoted in Hirsch, Philip; "Teaching geography on the Mekong: experiential learning in practice", printed in??? 3

3 Alden, Dave; "Experience with Scripted Role Play in Environmental Economics", in Journal of Economic Education, Spring, 1999, p. 127.

4 Norman, Heidi; "Exploring Effective Teaching Strategies: Simulation Case Studies and Indigenous Studies at the University Level," in The Australian Journal of Indigenous Education, vol. 33, 2004, p. 19.

5 Ibid., p. 20.

Nguồn[sửa]

  • www.ier.edu.vn

Xem thêm[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này