Hoạt tính estrogen của chất chiết từ Cudrania tricuspidata và Cortex mori

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Hoạt tính estrogen của chất chiết từ Cudrania tricuspidata và Cortex mori
Estrogenic activity of Cudrania triscuspidata and Cortex mori using in vitro and in vivo assays
 Seoul National University, Korea, Thú y, mã số chuyên ngành?, 2003 ;
 Tác giả   Nguyễn Bá Tiếp
 Người hướng dẫn   Prof. Lee Yong Soon & Prof. Kang Kyung Sun[1]
 Từ khóa   Cudrania triscuspidata, Cortex mori, estrogenicity, in vitro assay, in vivo assay
  DOI luận án quốc tế DOI   URL  PDF


Tiếng Anh

Cudrania triscuspidata (CT), Gujibbong and Cortex mori (CM), Shangpaikpi have been used for various treatment purposes in oriental medicine. In order to screen their estrogenic or anti-estrogenic activity, we employed an array of assays to detect hormonal activities of ethanol extracts from CT and CM, which consists of the recombinant yeast assay, MCF-7 human breast cancer cell proliferation assay, transient transfection assay in HepG2 human hepatoma cells and the immature rat uterotrophic assay.

In the recombinant yeast, CT and CM showed ability to bind to estrogen receptor that was in a reverse dose-dependent manner in case of CM. Both of the extracts could not show ability to bind to androgen receptor in the yeast system. In estrogen receptor mediated-proliferation assay using MCF-7 cells, CT and CM induced their effects on cell proliferation in a dose dependent manner but their high concentrations inhibited cell proliferation. To confirm their estrogenicity, we performed transient transfection assay in HepG2 cells in which two extracts were shown to be estrogenic in HepG2 cells transfected with estrogen receptor and Luciferase reporter plasmids.

In addition, in the immature rat uterotrophic assay, CM showed positive uterotrophic response and inhibition on bisphenol A (BPA)-induced effect.

Taken together, ethanol extract of CT may have estrogenic activities screened in vitro test systems but no effects on uterotrophic in vivo assay, whereas CM shows not only estrogenic properties in vitro and in vivo assays but also inhibitory effect on BPA-induced uterotrophic effects. Therefore, CM may be capable of inhibiting adverse effects of BPA including reproductive influence and cancer elicitation.

It is concluded that ethanol extracts from CT and CM might be good candidates of therapeutic natural products for hormone-dependent diseases including breast cancer and osteoporosis.

Tiếng Việt

Cudrania tricuspidata (CT) và Cortex mori (CM) được sử dụng từ lâu với nhiều mục đích khác nhau trong y học Phương đông. Tuy vậy, hoạt tính hormon của các hợp chất trong hai loại thuốc này vẫn chưa được nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi được thiết kế với các phương pháp in vitro in vivo để xác định hoạt tính hormon estrogen và androgen của chất chiết với dung môi ethanol từ hai loại cây thuốc này:

(1) Kiểm tra khả năng kết hợp của hợp chất với cơ quan thụ cảm hormon estrogen và androgen (estrogen receptor và androgen receptor) trên nấm men tái tổ hợp (recombinant yeast assay)


(2) Khả năng kích thích tế bào ung thư vú (MCF-7 cells) phân chia (sự nhân lên của tế bào này tăng dưới tác dụng kích thích của estrogen ở nồng độ thích hợp)- (MCF-7 cell proliferation assay).


(3) Biểu hiện khả năng tác động đến receptor của hormon được nhiễm vào tế bào ung thư gan người (HepG2 cell proliferation assay).


(4) Phương pháp kiểm tra phản ứng của tử cung chuột thí nghiệm chưa thành thục (immature rat uterotrophic assay).

Chất chiết của CT và CM đều có khả năng kết hợp với estrogen receptor trên nấm men tái tổ hợp trong đó mức độ biểu hiện gene đích phụ thuộc estrogen trên nấm men tỷ lệ nghịch với nồng độ chất chiết từ CM.

Các hợp chất trong CT và CM không có khả năng kết hợp với androgen receptor.

Khi đưa vào môi trường nuôi cấy với nồng độ thấp, CT và CM đều có tác dụng kích thích tế bào ung thư vú phân chia (khả năng phân chia tỷ lệ thuận với nồng độ)- đây là tác dụng tương tự estrogen. Ở nồng độ cao, CT và CM ức chế tế bào phân chia (trong một nghiên cứu khác của chúng tôi, tác dụng ức chế của CM không phải do gây độc với tế bào (cytotoxic) mà do tác dụng lên chu trình phân bào (cell cycle).

CT và CM biểu hiện hoạt tính estrogen trên tế bào ung thư gan (HepG2 cells) được nhiễm estrogen receptor plasmid và Luciferase reporter plasmid.

CT không có tác dụng lên tử cung chuột thí nghiệm trong khi CM vừa làm tăng kích thước, khối lượng tử cung, tăng sinh tế bào biểu mô tử cung, âm đạo vừa có tác dụng ức chế tác động của bisphenol A đối với tử cung.

Tóm lại, CT có hoạt tính estrogen trong các thử nghiệm in vitro nhưng không biểu hiện trong cơ thể động vật (thí nghiệm in vivo) trong khi CM biểu hiện hoạt tính này trong tất cả các phương pháp thí nghiệm.

Dựa trên những kết quả thu được, chúng tôi gợi ý đưa CT và CM vào danh mục các cây thuốc ứng cử viên trong điều trị hay bào chế dược phẩm cho một số bệnh phụ thuộc estrogen như loãng xương, ung thư vú.

Tiếng Hàn


Bạn cần phải có phần mềm Acrobat Reader để xem được file pdf.



Key words: Cudrania triscuspidata, Cortex mori, estrogenicity, in vitro assay, in vivo assay

trang trước

Liên kết đến đây