Kỹ thuật đặt câu hỏi Socrate

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Kỹ thuật đặt câu hỏi của Socrat[1] dựa trên việc thực hiện các cuộc đối thoại sâu sắc và có nguyên tắc. Ông tin rằng việc luyện tập đặt các câu hỏi sâu sắc theo nguyên tắc giúp học sinh nghiên cứu các ý tưởng một cách lôgíc và xác định được giá trị của chúng.

Khi thực hiện kỹ thuật này, giáo viên tự nhận là không biết gì về chủ đề được học để kích thích học sinh tham gia vào cuộc hội thoại. Sự “giả vờ ngốc ngếch”này giúp học sinh phát huy tới mức tối đa mức độ hiểu biết của họ về chủ đề môn học.

Ảnh minh họa

Đặt câu hỏi Socrat là một kỹ thuật hiệu quả để khám phá sâu ý tưởng. Nó có thể được sử dụng ở mọi cấp lớp và là một công cụ hữu ích với mọi giáo viên, ở nhiều thời điểm khác nhau trong một bài học hoặc một dự án. Sử dụng kỹ thuật này, tư duy độc lập ở học sinh được phát huy và học sinh nắm vững được những nội dung đã học. Các kỹ năng tư duy bậc cao được thể hiện khi học sinh suy nghĩ, thảo luận, tranh cãi, đánh giá và phân tích nội dung bằng tư duy của chính mình và của những người xung quanh. Đây có thể là một cách tiếp cận khá mới mẻ nên cả giáo viên và học sinh cần được luyện tập.

Các mẹo sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi Socrat[sửa]

  • Thiết lập các câu hỏi quan trọng để khai thác ý và giúp định hướng cho cuộc hội thoại
  • Sử dụng thời gian chờ: ít nhất 30 giây trước khi học sinh trả lời
  • Theo sát các ý kiến trả lời của học sinh
  • Đưa ra những câu hỏi thăm dò
  • Tóm tắt thường xuyên bằng cách ghi lại những điểm mấu chốt vừa được thảo luận
  • Thu hút càng nhiều học sinh tham gia thảo luận càng tốt
  • Để học sinh tự mình khám phá kiến thức qua những câu hỏi thăm dò mà giáo viên nêu ra

Các dạng câu hỏi Socrat và ví dụ[sửa]

Phương pháp đặt câu hỏi Socrat có rất nhiều loại hình câu hỏi. Một số ví dụ là:

Loại câu hỏi Ví dụ
Câu hỏi làm rõ
  • Em có ý gì khi...?
  • Em có thể nói theo cách khác không?
  • Em cho rằng đâu là vấn đề cốt lõi?
  • Em có thể cho một ví dụ không?
  • Em có thể mở rộng điểm này hơn nữa không?
  • Anh/ chị muốn nói gì khi cho rằng ____________________?
  • Ý chính mà anh/ chị muốn nói là gì?
  • Vấn đề _________ liên quan như thế nào đến ________________?
  • Anh/ chị có thể diễn đạt lại ý của mình theo cách khác không?
  • Theo anh/ chị vấn đề mấu chốt ở đây là gì?
  • Tôi muốn kiểm tra xem liệu mình đã hiểu đúng ý của anh/chị chưa. Ý của anh/ chị là ___________hay ______?
  • Mời anh X, anh có thể tóm tắt lại những gì chị Y vừa nói theo ý hiểu của mình không?
  • Mời chị Y, anh X tóm tắt như vậy có đúng ý của chị hay không?
  • Anh/ chị có thể cho tôi một ví dụ?
  • Vậy ví dụ sau đây có phù hợp không: ________________________?
  • Anh/ chị có thể giải thích rõ hơn nữa hay không?
Câu hỏi về một câu hỏi hoặc vấn đề ban đầu
  • Tại sao câu hỏi này lại quan trọng thế?
  • Câu hỏi này lại khó haydễ trả lời?
  • Tại sao em nghĩ vậy?
  • Chúng ta có thể đưa ra những giả định nào dựa trên câu hỏi này?
  • Câu hỏi này có thể dẫn tới các vấn đề và câu hỏi quan trọng khác không?
  • Vậy chúng ta tìm hiểu vấn đề này như thế nào?
  • Câu hỏi này dựa trên giả định gì?
  • Liệu _____________ có thể khiến chúng ta hiểu vấn đề này theo một cách khác hay không?
  • Liệu chúng ta có thể chia nhỏ vấn đề/câu hỏi ra hay không?
  • Liệu câu hỏi này có dẫn đến các vấn đề hoặc các câu hỏi khác hay không?
Câu hỏi thăm dò, giả định
  • Tại sao người ta lại đưa ra giả định này?
  • Điều gì đang được giả định ở đây?
  • Ta có thể đưa ra giả định nào thay thế?
  • Dường như em đang giả định là ______.
  • Tôi có hiểu đúng ý em không?
  • Giả định của anh/ chị ở đây là gì?
  • Nếu không như vậy, thì anh/ chị giả định như thế nào?
  • Dường như anh/ chị đang giả định rằng _______________. Tôi hiểu như vậy có đúng không?
  • Tại sao anh/ chị lại coi điều đó là nghiễm nhiên?
  • Điều đó có đúng không? Tại sao anh/ chị lại nghĩ rằng giả định đó lại đúng trong trường hợp này?
Câu hỏi tìm hiểu lý do và bằng chứng
  • Điều gì có thể làm ví dụ?
  • Tại sao em nghĩ rằng điều đó là đúng?
  • Chúng ta cần thông tin nào khác?
  • Em có thể giải thích lý do cho mọi người không?
  • Những lý do nào khiến em đưa ra kết luận này?
  • Có lý do nào để nghi ngờ bằng chứng này không?
  • Điều gì khiến em tin như thế?
  • Cho một ví dụ?
  • Anh/ chị có thể giải thích những lý do của mình hay không?
  • Những lý do này có thỏa đáng không?
  • Anh/ chị có bất cứ bằng chứng nào không?
  • Chúng ta có thể kiểm chứng điều đó như thế nào?
Câu hỏi thăm dò nguồn gốc hoặc nguồn câu hỏi
  • Đây là ý kiến của em hay là em lấy từ một?
  • nguồn nào khác?
  • Anh/ chị có ý tưởng đó từ đâu vậy?
  • Anh/ chị đã bao giờ bị tác động bởi phương tiện truyền thông?
  • Điều gì làm anh/ chị cảm nhận như vậy?
Câu hỏi thăm dò các hàm ý và tác động
  • Nó có thể gây ra tác động nào?
  • Điều đó chắc chắn xảy ra hay có khả năng xảy ra?
  • Có cách thay thế nào không?
  • Em hàm ý điều gì qua việc này?
  • Nếu điều đó xảy ra, nó có thể gây ra hậu quả gì? Tại sao?
  • Hàm ý của anh/ chị là gì?
  • Tác động của nó có thể là gì?
  • Lựa chọn thay thế là gì?
  • Nếu đúng như vậy thì còn điều gì chắc chắn sẽ đúng nữa?
Câu hỏi về ý kiến hoặc quan điểm
  • Các nhóm khác sẽ phản hồi câu hỏi này như thế nào?
  • Bạn sẽ đáp lại một ý kiến phản đối rằng.... như thế nào?
  • Những người tin rằng... sẽ nghĩ gì?
  • Có cách thay thế nào không?
  • Quan điểm của ... và ... có gì giống nhau? có gì khác nhau?
  • Các nhóm khác nghĩ gì về ý kiến đó? Tại sao?
  • Anh/ chị trả lời như thế nào với ý kiến phản đối rằng _________  ?
  • Có ai có ý kiến khác không?
  • Ai không đồng tình với ý kiến đó có thể nêu quan điểm của mình?

Ví dụ về cách đặt câu hỏi Socrat[sửa]

Đoạn hội thoại có sử dụng cách đặt câu hỏi Socrat này được thực hiện sau khi giới thiệu bài học và trong quá trình giảng dạy.

Giáo viên: Điều gì đang xảy ra với khí hậu toàn cầu của chúng ta?
Stan: Nó đang ấm dần lên ạ.
Giáo viên: Làm thế nào em biết được nó đang ấm dần lên? Có bằng chứng gì cho câu trả lời này không?
Stan: Báo chí suốt ngày đưa tin ạ, Lúc nào người ta cũng nói rằng thời tiết bây giờ không lạnh như trước đây. Chúng ta đều đã trải qua những ngày có nhiệt độ cao kỷ lục.
Giáo viên: Còn ai khác biết về thông tin này không?
Denise: Có ạ. Em đọc được ở trên báo. Hình như họ gọi đó là sự ấm dần lên toàn cầu.
Giáo viên: Các em nói rằng mình biết về sự ấm dần lên toàn cầu từ các phát thanh viên phải không? Các em có cho rằng họ biết hiên tượng này đang xảy ra không?
Heidi: Em cũng nghe nói về điều này. Rất khủng khiếp. Các tảng băng ở cực Bắc đang tan ra. Các loài động vật ở đó đang mất ngôi nhà của mình. Em nghĩ rằng các phát thanh viên này thu thập thông tin từ các nhà khoa học nghiên cứu vấn đề này.
Giáo viên: Nếu đúng như vậy, và các nhà khoa học là người cung cấp thông tin cho các phát thanh viên, vậy làm thế nào các nhà khoa học lại biết được điều này?
Chris: Họ có các thiết bị để đo thời tiết. Họ tiến hành nghiên cứu các thông số đo được về nhiệt độ Trái đất.
Giáo viên: Theo các em thì các nhà khoa học đã tiến hành việc này bao lâu rồi?
Grant: Khoảng 100 năm rồi ạ.
Candace: Có thể là lâu hơn nữa ạ.
Giáo viên: Thực ra họ đã nghiên cứu được khoảng 140 năm. Kể từ năm 1860.
Heidi: Chúng em đoán gần đúng.
Giáo viên: Ừ. Làm thế nào em biết được điều này?
Grant: Em nghĩ rằng phải có các thiết bị thì các nhà khoa học mới có phương tiện để đo đạc khí hậu như thế.
Giáo viên: Vậy nhìn vào biểu đồ mô tả khí hậu toàn cầu trong 100 năm trở lại đây, các em có thể nói điều gì về khí hậu toàn cầu?
Raja: Thế kỉ 20 nóng hơn nhiều so với các thế kỉ trước đó.
Giáo viên: Chúng ta có thể đưa ra những giả thuyết về nguyên nhân không?
Raja: Ô nhiễm ạ.
Giáo viên: Em có giả định gì khi nói rằng ô nhiễm là nguyên nhân khiến nhiệt độ tăng lên?
Heidi: Khí cácbon điôxít xe hơi thải ra gây ô nhiễm cũng như các chất thải hóa học từ các nhà máy.
Frank: Các thuốc xịt tóc cũng tạo ra các chất hóa học nguy hiểm trong không khí.
Giáo viên: Được rồi. Chúng ta hãy dành vài phút để xem lại những gì ta vừa thảo luận nhé.

Tham khảo Hồ sơ bài dạy Literature e-Circles về cuộc đối thoại có sử dụng phương pháp Socratic trong thực tế.

Chú thích[sửa]

  1. Sokrates hay Socrates (tiếng Hy Lạp: Σωκράτης Sōkrátēs) là một triết gia Hy Lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn. - Theo Wikipedia

Tài liệu tham khảo[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này