Kim tự tháp Yonaguni trên thềm Nanhailand 2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Yonaguni 2.jpg

3/ Ai là chủ nhân của kim tự tháp Yonaguni ?

Các thông tin về thời kỳ cuối kỷ băng hà : 8000-BC chắc chắn không thể có trong sử sách của Hán tộc, vì họ định cư tại bắc TQ khoảng 2500-BC. Những ghi nhận về cộng đồng Việt sinh sống ở Nanhailand chắc chắn là hạn chế.

Như đã nói trong bài 6, phương hướng trên trống đồng ngược với phương hướng ngày nay, điều này có nghĩa là chủ nhân của trống đồng đã chiêm nghiệm thiên văn vào thời kỳ cuối kỷ băng hà (vì trục xoay của Trái Đất đổi vị trí cứ mỗi 11.000 năm)

(Hình 10a) Phương Bắc Nam không đổi, nhưng phương Đông Tây thì ngược so với ngày nay. Để hiểu chi tiết, xin xem lại bài 6.
(Hình 10b) Sự thay đổi trục phương hướng theo thời gian.

Một bằng chứng cho văn minh tồn tại trên thềm Nanhailand chính là kim tự tháp Yonaguni như đã dẫn một số hình và fim ở phần đầu. Công trình này phải được xây dựng vào thời kỳ cuối kỷ băng hà, khi mà vùng Nanhailand còn là đất liền. Sau đó, biển tiến vào 8000-BC, Công trình đó bắt đầu bị chìm xuống biển.

Như vậy văn minh của dân tộc khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, văn minh Lạc Việt, tồn tại vào thời điểm xây dựng kim tự tháp Yonaguni, vì trùng hợp về thời điểm hiện diện. (Chứ không phải bản thân cái trống, vốn có thể được đúc lại khi người Việt di chuyển vùng đất sinh sống từ thềm lục địa bị chìm vào sâu trong đất liền).

Chúng ta có dám khẳng định người Lạc Việt là chủ nhân của công trình này hay không thì để chắc chắn, Doremon nghĩ cần tìm kiếm các hoa văn chưa bị phai mờ trên nền đá của công trình. Nhưng không ngoại trừ trường hợp người ta “xây xong những cấu trúc cơ bản” rồi mới khắc hoạ hoa văn. Mà nhìn công trình này, chắc các bạn cũng nhận xét là nó chưa được xây xong.

Migration patterns of early humans
Genographic Project

Ai là chủ nhân công trình này ? Câu trả lời cần nhiều nổ lực nghiên cứu hơn nữa, không chỉ về hoa văn, cấu trúc, mà còn cả “phong thuỷ“ của một công trình có thể dùng để trấn yểm, ngăn ngừa thiên tai sắp xẩy đến.


4/ Một số so sánh giữa cấu trúc của kim tự tháp Yonaguni và văn minh châu Mỹ xưa :

Trên các hình về kim tự tháp đã dẫn ở trên, Các bạn thấy rằng nó chưa xây xong. Nhưng cách thức xây kim tự tháp này rất giống với kim tự tháp của người Incas, Maya ở châu Mỹ.



Và cả những mão lông đội trên đầu của các vị thần trên bề mặt trống đồng cũng làm ta liên tưởng đến mão lông của người da đỏ của những nền văn minh trên châu Mỹ.

Mũ công phượng trên trống Đông Sơn

Cũng cần nói lại là thời kỳ cuối băng hà, có một con đường bộ liên thông từ lục địa ĐN.Á cổ đến châu Mỹ. Ngoài ra với trình độ thiên văn của văn minh trên Nanhailand và Sundaland, họ hoàn toàn có thể đi biển đến một vùng đất mới và đem theo văn minh, tri thức của mình ảnh hưởng đến các dân tộc bản địa (Xem bản đồ TG trong khoảng thời gian từ 25,000-BC đến 10,000-BC ở Phần 1)


Theo Nguyễn Vũ Tuất Anh, không thể so sánh cái mũ của thủ lĩnh người da đỏ với cái mũ của người trong trống đống.

Để ý kỹ- Mũ người trong trống đồng khắc hình rồng hoặc chim phượng. Hình tượng này được ghi nhận trong Kinh Thư và thực tế các mũ ông công ông táo hiện nay.

Những phát hiện mới nhất về Kim Tự Tháp ngay thềm lục dịa Đông Nam Á - và Kim tự tháp Ai Cập (Có trước thời Keop) với Kim tự tháp châu Mỹ cho thấy chúng cùng một cội nguồn văn minh.

Người ta sẽ phải thừa nhận một nền văn minh huyền vĩ đã từng tồn tại trên địa cầu . Và cuối cùng , người ta phải đi tìm dấu tích còn lại của những gía trị của nến văn minh đó. Họ sẽ phải quay về tìm ở nến văn minh Việt để nhân loại tiếp tục đi tới.

Chỉ có nền văn minh Lạc Việt mới có thể làm sáng tỏ được những giá trị tuyệt vời của nên văn minh đã mất. Vì nền văn minh Lạc Việt chính là hậu duệ đích thực còn sót lại của nền văn minh Atlantis huyền vĩ.


Doremon thấy một số ý kiến trên các Web đã dẫn ở Phần 1, so sánh giữa cấu trúc này tại kim tự tháp Yonaguni (Hình 12a) với với các tượng La Venta, Gulf of Mexico (Hình 12b) và cả các tượng Moai trên Easter Insland (Đảo Phục sinh).



Theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh, tượng người không lồ ở đảo Phục Sinh cũng rất giống tượng tại kim tự tháp Yonaguni. Ông cho rằng đó là một công trình trấn yểm Phong thủy - nhằm tránh một thiên tai rất lớn mà họ cho rằng sẽ xảy ra. Nếu dự đoán này đúng thì tượng khổng lồ ở đảo Phục Sinh phải làm vào đúng thời kỳ cuối của nền văn minh Atlantis.

Doremon có nhờ ông xem bố trí của các tượng Moai này có phù hợp với phong thủy Lạc Việt để trấn yểm không ? Nếu phù hợp thì kết luận về niên đại của Moai mà ông nói sẽ chính xác, hơn nữa nó cũng sẽ mặc nhiên chứng minh cho nhận định về nền văn minh toàn cầu thời cổ đại của ông.

Vì thời đó phương tiện truyền thông chưa phát triển như bây giờ, nên việc giao lưu giữa các tộc người chắc chắn phải bằng đường biển và đường bộ.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng: Những tượng khổng lồ ở đảo Phục Sinh mang tính trấn yểm phong thủy và thuộc về văn minh Atlantis có những lý do hợp lý của nó.

Trước hết chúng ta xét đến những dấu ấn còn lại có từ thời - được coi là Cổ Đại - so với nền văn minh hiện tại là:

I- VĂN MINH ATLANTIS - DẤU ẤN TOÀN CẤU

  • Tượng khổng lồ có dấu ấn ở thời thượng cổ:
  • Tượng vua Ramset II, tượng Nhân Sư ở Ai Cập....Tương Moai đảo Phục Sinh....và gần đây là đầu tượng khổng lồ ở thềm lục địa Thái Bình Dương được phát hiên. Ngoài ra còn các tượng thần thuộc văn minh Hy Lạp đã chìm dưới biển cũng cho thấy có kích cỡ rất lớn. Xu hướng làm tượng đá cỡ lớn này có ở các miền đất trên lục địa.
  • Dấu ấn Kim tự tháp tiền Keop (Loại Kim Tự tháp bậc tháng phát hiện ở Nam Mỹ): Có ở một các nơi trên các lục địa lớn . Thậm chí cả ở vùng Ban Căng (Như phát hiện gần đây).
  • Những gía trị văn hóa phi vật thể còn lại trong các nền văn minh cổ đại lưu truyền đến nay - dấu ấn đầu tiên phải khẳng định là:

Đó chính là khoa chiêm tinh có ở trong tất cả các nền văn minh cổ đại thuộc về nền văn minh hiện tại. Hầu hết những khoa chiêm tinh này đều có nguồn gốc Thiên Văn.

Điều đặc biệt là: Nếu lấy Hậu Thiên bát quái Lạc Việt phối Hà Đồ thì chúng có sự trùng khớp ở những dấu ấn có tính nguyên lý cho những khái niệm tiên tri .

Tất cả những yếu tố trên cho thấy chúng phải có chung một cội nguồn văn hóa mang tính toàn cầu.

II- VĂN HIẾN LẠC VIỆT VÀ ATLANTIS

Sự phục hồi lại những giá trị của văn hiến Việt với nguyên lý căn để "Hậu thiên Lạc Việt & Hà Đồ" dẫn đến một sự giải thích hợp lý tất cả những vấn đề liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành, gỡ bỏ bức màn huyền bí trong cái nhìn của tri thức nhân loại hiện đại với cái nhìn huyền bí cho văn minh Đông phương cổ. So sánh với tiêu chí của lý thuyết thống nhất - mà nhân loại đang mơ ước - thì nó có đầy đủ những yếu tố của tiêu chí này.

(Sự phục hồi một lý thuyết thì phải lấy tiêu chí cho một lý thuyết chứ không phải đòi hỏi di vật khảo cổ).

Không thể có một nền văn minh khép kín, có tính cục bộ có thể tự phát triển đạt đỉnh mà không có giao lưu văn hóa. Mặc dù có thể có trung tâm văn minh.

III- KẾT LUẬN:

Một nền văn minh toàn cầu đã tồn tại, trước sự hình thành lịch sử văn minh hiện đại, mà nhân loại ngày nay nhân biết được.

Những chứng tích khảo cổ phát hiện những năm gần đây và các công trình khoa học mới nhất được công bố (Về khả năng của một trận Đại hồng thủy), ngày càng củng cố vững chắc cho quan điểm này.

Văn hiến Việt là sự kế tục và phát triển của nền văn minh Atlantis với thuyết Âm Dương ngũ hành - trong đó có môn Phong Thủy. Bởi vậy, khả năng ứng dụng tri thức phong thủy để trấn yếm đã có từ thời rất xa xưa - nền văn minh Atlantic- là hệ quả tất yếu của suy nghiệm trên.

IV-TƯỢNG MOAI VÀ PHONG THỦY

MỤC ĐICH LÀM TƯỢNG?

  • Người ta làm ra những cái tượng khổng lồ này để làm gì?
  • Tại sao họ lại đặt những cái tượng này trên một hòn đảo nhỏ bé đó?
  • Vật liệu làm tượng không phải có sẵn trên đảo, vậy nó từ đâu?
  • Tại sao lại có những bức tượng làm dở dang và họ đã bỏ cuộc?
  • Để làm những cái tượng khổng lồ này phải huy động một nhân lức rất lớn. Không thể cư dân địa phương trên hoán đảo nhỏ xíu này làm được.
  • Vậy ý tưởng làm tượng và đặt ở đây nó từ đâu đến?

Để nói rõ hơn vấn đề này, tôi lấy thí dụ:

Như Đảo Cát Bà ở Việt Nam bây giờ làm một khối lượng tượng khổng lồ như vậy thì không thể tự làm được. Vì không lẽ huy động tất cả nhân lực trên đảo?

Bắt đầu từ những cấu hỏi này và quan niệm về trí thức phong thủy có từ thời Atlangtis liên quan đến trấn yểm, tôi đã đặt giả thuyết cho rằng:

Đây chính là sự trấn yểm của người Atlantis với hy vọng tránh một thảm họa.



5/Kết luận[sửa]

Từ những dữ kiện đã nêu cùng những thảo luận với nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Doremon cho rằng :

Việc khám phá ra cấu trúc có hình dạng của một kim tự tháp đang được xây dựng dưới vùng biển gần đảo Yonaguni, vốn là một phần của thềm lục địa Nanhailand đã bị nhận chìm xuống biển vào cuối kỷ băng hà, là một minh chứng hùng hồn cho nền văn minh từng tồn tại tại “vùng đất thiên đàng” Đông Nam Á cổ.

Hơn nữa, tuổi thọ thật sự của nền văn minh Lạc Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ phải tồn tại và phát triển vào cuối kỷ băng hà ( 10,000-BC_5000-BC), vì như vậy mới phù hợp với sự thay đổi trục quay của Trái Đất và các chiêm nghiệm thiên văn được khắc ghi trên mặt trống.

Nếu tổng hợp thêm thông tin về vùng đất sinh sống của người Việt thời đó (phát hiện ra nhiều vỏ ốc nước ngọt bán hoá thạch tại Vịnh Hạ Long, người Đài Loan bản xứ có gốc Mân Việt và Đông Nam Á cổ, đặc tính di truyền của người Nhật gần gủi với người Việt) thì Nanhailand thuộc nền văn minh của cộng đồng Việt xưa, với Âm Dương Ngũ Hành dạng nguyên thuỷ Chấm - Gạch. Các hệ quả của nền triết học cổ xưa này chắc chắn phải được ứng dụng trong cuộc sống, xây dựng công trình, dự đoán hiện tượng tự nhiên.

Vì Kim tự tháp Yonaguni nằm trong thềm Nanhailand, nên nhiều khả năng đây là công trình của người Việt xưa.

Ngoài ra trên TG có nhiều công trình “kỳ lạ” như các tượng Moai ở đảo Phục Sinh, các Kim tự tháp Ai Cập và các công trình của cư dân châu Mỹ, trước khi phương Tây biết đến vùng đất này, cho ta những liên tưởng về sự giao lưu văn minh giữa vùng đất Thiên Đàng và cư dân tại các vùng đất khác trên TG. Trong huyền thoại của một số nền văn minh cổ đại có nói đến trận Đại Hồng Thuỷ, về những người từ phương Đông đến và đem theo những tri thức ảnh hưởng đến sự phát triển của họ, điều đó cũng cho phép chúng ta nghĩ đến một thời kỳ phát triển và giao lưu văn minh giữa những vùng đất phát triển vào thời kỳ cuối kỷ băng hà với vùng đất thiên đàng tại Đông Nam Á cổ : Sundaland và Nanhailand.

Lịch sử văn minh TG cổ đại cần được viết lại, không phải bắt đầu từ những nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, Trung Hoa, Incas, Maya, Aztec,… Đây là những nền văn minh phát triển sau kỷ băng hà và thừa hưởng các thành tựu của nền văn minh tồn tại trong và cuối kỹ băng hà : Atlantis hay Thiên Đàng phương Đông của các dân tộc Đông Nam Á, trong đó có những đóng góp lớn của cư dân Lạc Việt cho sự phát triển thiên văn, triết học, nông nghiệp và phương tiện lưu trữ tri thức, không loại trừ cả hệ thống ký tự cổ, một sự hợp nhất giữa các ký tự tượng hình toàn thể và sự lắp ghép của chúng để diễn đạt những ý tưởng truyền tải.

Doremon360 (20-6-2007)


Tái bút[sửa]

Một số hình ảnh về Kim tự tháp Yonaguni, các bạn có thể xem thêm tại đây :

http://www.flickr.com/photos/8772408@N06/sets/72157602097554233/


Một số hình ảnh về "Bãi đá cổ Sapa", các bạn có thể xem tại đây :

http://www.flickr.com/photos/8772408@N06/sets/72157602087357594/


Năm 2002, tờ Taipei Times đưa tin về phát hiện một số công trình bằng đá chìm dưới vùng biển của đảo PengHu gần đảo Đài Loan (Mân Việt). Link dưới đây có một số thông tin về khám phá này :

http://www.altarcheologie.nl/underwater_ruins/others/Taipei%20Times%20-%20archives.htm


"Bức tường đá" cao 1m, dầy 0.5m, dài 100m được họ dự đoán là xây dựng vào khoảng .... 18,000-BC. Nó cung cấp thêm 1 bằng chứng nữa về văn minh đã tồn tại trên thềm Nanhailand vào kỷ băng hà.

Doremon 360

Xem thêm[sửa]

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này