Món ăn tại tiệc ngồi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Trong các bữa tiệc có thể có nhiều món ăn Âu, Á khác nhau. Tại những bữa tiệc trang trọng, thường có những nguyên tắc chung cho việc sử dụng, sắp đặt các loại món ăn.

Món khai vị[sửa]

Các món ăn khai vị được chuẩn bị trước và bày sẵn trên đĩa. Món khai vị thông thường là sandwich tức là bánh mỳ cắt nhỏ hình tròn, hình vuông...kẹp với thịt nướng hoặc xúc xích, pate, cá mực hoặc tôm, cua, trứng cá, ôliu muối, cà chua, dưa chuột... Đó là các món khai vị nói chung. Khách không nhất thiết phải dùng tất cả món này.

Tại tiệc ngồi, thường ít dùng sandwich, người phục vụ bày sẵn dụng cụ ăn trên bàn. Bên tay trái của khách đặt sẵn đĩa bánh mỳ. Lúc khách an tọa, người phục vụ đưa đĩa thức ăn khai vị mời khách. Món khai vị thường được dùng ở mức vừa phải, vì sau đó còn nhiều món khác.

Khác với tiệc đứng, trong tiệc ngồi khách dùng dĩa để ăn các món khai vị, trừ củ cải đỏ, có thể dùng tay.

Món xúp[sửa]

Ở châu Âu, món xúp thường ăn sau món khai vị, nhưng người châu Á lại coi xúp là món cuối cùng của bữa tiệc. Có nước ăn xúp vào giữa bữa tiệc, có nước lại ăn hai loại xúp khác nhau trong bữa tiệc.

Sau món khai vị, người phục vụ đặt trước mặt khách một đĩa sâu lòng kèm theo thìa đặt trước đĩa, sau đó mời khách, khi được khách đồng ý thì múc xúp đổ đầy lòng đĩa. Ở châu Âu, nếu ăn nước xáo hoặc canh thì dùng đĩa đặt xuống dưới, bát đặt lên trên đĩa dùng đựng nước xáo hoặc canh.

Ở châu Á sử dụng bát và thìa để ăn xúp, chứ không dùng đĩa.

Nếu xúp, canh hoặc nước xáo còn nóng nên dùng thìa nhẹ nhàng đảo qua bát xúp. Khi ăn không nâng bát (hoặc đĩa) lên khỏi mặt bàn. Không húp thành tiếng động, không để thìa va chạm thành tiếng; không vét hết đĩa xúp.

Chú ý đối với các món thịt[sửa]

Trong bữa tiệc, món ăn được chế biến từ thịt động vật là phổ biến nhất và rất phong phú. Ngay ở Việt Nam, thịt bò được chế biến thành "thịt bò bảy món" dùng trong các bữa tiệc đãi khách quốc tế. Hiện nay nhiều người châu Á ngày càng dùng các món ăn bằng thịt của người châu Âu và ngược lại.

Tuy nhiên, trong khi chiêu đãi các món ăn bằng thịt cũng cần phải chú ý một vài điểm sau:

Người châu Âu thường sử dụng thịt để chế biến các món thịt quay, hầm, rán. Do đó, khi đãi khách châu Âu cần chú ý bớt những món thịt luộc, không nên đãi khách các món tiết canh, lòng lợn, thịt chó, chỉ nên đãi các món này trong trường hợp khách là bạn thân thiết và có yêu cầu.

Trường hợp chiêu đãi khách các món ăn chế biến từ các loại động vật như khỉ, trăn, rắn, dơi...cần phải có sự đồng ý trước của khách.

Về gia vị, trong các món ăn nói chung, nên tránh các loại gia vị quá cay, tránh những món thịt nấu với gia vị như riềng, mẻ, mắm tôm.

Trường hợp đặc biệt, khách là người Việt Nam được người châu Âu chiêu đãi thì khách nên tránh đề nghị chủ nhà cho ăn món chim bồ câu. Nhưng nếu chủ nhà là người Việt Nam, vẫn có thể chiêu đãi khách món này, và người châu Âu vẫn ăn bình thường. Lý do chính là người châu Âu không có tập quán chủ động giết chim bồ câu làm thịt đãi khách.

Khi chế biến các món ăn chiêu đãi khách, chủ nhà cần phải quan tâm đến vấn đề ăn kiêng của khách.

Khi đãi khách quốc tế là nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, bộ phận lễ tân nước chủ nhà nhất thiết phải điện hỏi lễ tân nước được mời để biết khách kiêng những món gì. Đối với những bữa tiệc trọng thể hay thân mật, chủ nhà cũng nên hỏi khách về vấn đề này, đặc biệt đối với khách là những người theo tôn giáo.

Một điểm cần lưu ý nữa là sau khi đã tìm hiểu kỹ về vấn đề ăn kiêng, chủ nhà phải hết sức cẩn thận. Khi đưa các món thịt mời khách, phải đưa đúng người, đúng chỗ, tránh đưa nhầm lẫn.

Trong khi ăn các món thịt, khách dùng các dụng cụ như dao, dĩa...trừ thịt chim, thịt gà có thể dùng tay, nhưng nhất thiết phải có bát nước rửa tay như khi ăn các món tôm cua (bát nước rửa tay bằng thủy tinh, nước trong, có mấy cánh hoa hồng rắc ở trên. Lúc rửa, không phải nhúng cả bàn tay mà chỉ nhẹ nhàng chấm mấy đầu ngón tay vào nước).

Mục lục[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.