Một số câu hỏi trắc nghiệm thi Olympic Chính trị Trung cấp chuyên nghiệp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Năm 2005, Vụ Công tác học sinh, sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin cho sinh viên Đại học, Cao đẳng và học sinh Trung cấp chuyên nghiệp. (Hà Huy Tuấn soạn)


Phần Chính trị[sửa]

Câu 1: Thuộc tính đặc trưng của vật chất theo quan niệm của triết học Mác-Lênin là gì?

a) Là một phạm trù triết học;

b) Là thực tại khách quan tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác;

c) Là toàn bộ thế giới hiện thực;

d) Là tất cả những gì tác động vào giác quan ta.

Câu 2: Tính thống nhất thực sự của thế giới là gì theo quan niệm của Ph.Ăngghen?

a) Tính vật chất;

b) Tính khách quan;

c) Sự tồn tại;

d) Tính hiện thực.

Câu 3: Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong phạm trù nào?

a) Phạm trù bước nhảy;

b) Phạm trù độ;

c) Phạm trù điểm nút;

d) Phạm trù vật chất.

Câu 4: Sự phát triển là gì theo quan niệm của triết học Mác-Lênin?

a) Là mọi sự vận động nói chung;

b) Là mọi sự phủ định nói chung;

c) Là sự phủ định biện chứng;

d) Là sự phủ định siêu hình.

Câu 5: Ph.Ăngghen viết: "[.........] là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: [............] đã sáng tạo ra bản thân con người". Hãy điền một từ vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Lao động;

b) Vật chất;

c) Tự nhiên;

d) Sản xuất.

Câu 6: Quan điểm, tư tưởng của xã hội là yếu tố thuộc phạm trù nào?

a) Kiến trúc thượng tầng;

b) Quan hệ sản xuất;

c) Cơ sở hạ tầng;

d) Tồn tại xã hội.

Câu 7: V.I.Lênin viết: "... đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản". Đó là cuộc đấu tranh gì?

a) Đấu tranh kinh tế;

b) Đấu tranh chính trị;

c) Đấu tranh dân tộc;

d) Đấu tranh giai cấp.

Câu 8: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào?

a) Nhà nước phong kiến;

b) Nhà nước chủ nô;

c) Nhà nước tư sản;

d) Nhà nước vô sản.

Câu 9: Kiểu nhà nước nào được V.I.Lênin gọi là nhà nước "nửa nhà nước"?

a) Nhà nước chủ nô;

b) Nhà nước phong kiến;

c) Nhà nước tư sản;

d) Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 10: V.I.Lênin viết: "... những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng". Những tập đoàn đó là gì?

a) Người lao động;

b) Nhà tư bản;

c) Các giai cấp;

d) Các tầng lớp.

Câu 11: Đặc trưng nào thể hiện rõ nhất bản chất của vấn đề dân tộc?

a) Chung một hình thái kinh tế - xã hội;

b) Chung sống trên một lãnh thổ;

c) Chung một ngôn ngữ;

d) Chung một nền văn hoá.

Câu 12: Trong "Luận cương về Phơbách", Mác viết: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà [........]". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Những quan hệ sản xuất;

b) Những quan hệ xã hội;

c) Những quan hệ giao tiếp;

d) Những quan hệ giai cấp.

Câu 13: Các Mác ví hình thái ý thức nào là "thuốc phiện của nhân dân"?

a) Ý thức chính trị;

b) Ý thức đạo đức;

c) Ý thức tôn giáo;

d) Ý thức khoa học.

Câu 14: Thế giới "vật tự nó" không thể nhận thức được là quan niệm của nhà triết học nào?

a) Immanuen Cantơ (1724-1804) - người sáng lập triết học cổ điển Đức;

b) W.F.Hêghen (1770-1831) - nhà triết học duy tâm khách quan Đức;

c) Lútvích Phơbách (1804-1872) - nhà triết học duy vật cổ điển Đức;

d) Các Mác (1818-1883) - nhà triết học duy vật biện chứng Đức.

Câu 15: Trong "Bút ký triết học", V.I.Lênin viết: "Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của [.....] đến khách thể". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Chủ thể;

b) Ý thức;

c) Tư duy;

d) Con người.

Câu 16: Triết học Mác-Lênin cho rằng, thực tiễn là toàn bộ [.......] có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo thế giới khách quan. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện quan điểm trên.

a) Hoạt động vật chất và tinh thần;

b) Hoạt động tinh thần;

c) Hoạt động vật chất;

d) Hoạt động.

Câu 17: "Ý niệm tuyệt đối" là điểm khởi đầu sản sinh ra toàn bộ thế giới là quan niệm của nhà triết học nào?

a) Platôn (427-347 Tr.CN) - nhà triết học duy tâm cổ Hy Lạp;

b) Gioóc Vinhem Phrieđrích Hêghen (1770-1831) - nhà triết học duy tâm khách quan Đức;

c) Đavít Hium (1711-1766) - nhà triết học kinh nghiệm Anh;

d) Gioócgiơ Béccơly (1684-1753) - nhà triết học duy tâm chủ quan Anh.

Câu 18: Ph.Ăngghen viết về vai trò động lực của thực tiễn đối với nhận thức như sau: "Khi xã hội có nhu cầu về kỹ thuật thì nó thúc đẩy khoa học phát triển hơn mười [..........]". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Nhà phát minh;

b) Viện nghiên cứu;

c) Tiến sĩ khoa học;

d) Trường đại học.

Câu 19: Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn trực quan sinh động?

a) Khái niệm;

b) Biểu tượng;

c) Cảm giác;

d) Tri giác.

Câu 20: Thiện và ác là cặp phạm trù của hình thái ý thức nào?

a) Ý thức chính trị;

b) Ý thức đạo đức;

c) Ý thức tôn giáo;

d) Ý thức pháp quyền.

Câu 21: Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các khái niệm?

a) Tri giác;

b) Biểu tượng;

c) Suy lý;

d) Phán đoán.

Câu 22: Tiêu chuẩn của chân lý theo triết học Mác-Lênin là gì?

a) Thực tiễn;

b) Khoa học;

c) Nhận thức;

d) Hiện thực khách quan.

Câu 23: Mở đầu thời đại hiện nay được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?

a) Cách mạng tư sản Pháp 1789;

b) Công xã Pari 1871;

c) Cách mạng tháng Mười Nga 1917;

d) Kết thúc chiến tranh thế giới Hai 1945.

Câu 24: Cơ sở khoa học để xác định và phân chia thời đại là gì?

a) Sự thay thế lẫn nhau của các chế độ chính trị - xã hội;

b) Sự thay thế lẫn nhau giữa các nền văn minh;

c) Sự thay thế lẫn nhau giữa các kiểu quan hệ sản xuất.

d) Sự thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội.

Câu 25: Thời kỳ Mác nghiên cứu các vấn đề kinh tế chính trị để viết bộ "Tư bản" là thời kỳ nào của chủ nghĩa tư bản?

a) Thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản;

b) Thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh;

c) Thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền;

d) Thời kỳ chủ nghĩa đế quốc.

Câu 26: Đặc trưng của xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng được thể hiện trong văn kiện nào của Đảng Cộng sản Việt Nam?

a) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986);

b) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991);

c) Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001);

d) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991).

Câu 27: Ai là người đề ra khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa?

a) Các Mác (1818-1883);

b) Ph.Ăngghen (1820-1895);

c) V.I.Lênin (1870-1924);

d) Hồ Chí Minh (1890-1969).

Câu 28: Hãy điền vào chỗ trống để biết V.I.Lênin viết về vấn đề gì trong đoạn trích sau: "Vậy thì danh từ [..........] có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có".

a) Quá độ;

b) Thời kỳ quá độ;

c) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội;

d) Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Câu 29: Hãy điền vào chỗ trống để biết Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) xác định mục tiêu chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì: "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, [.....], văn minh"?

a) Tiến bộ;

b) Dân chủ;

c) Bình đẳng;

d) Phát triển.

Câu 30: Trong hệ thống chính trị nước ta, cơ quan lập pháp là cơ quan nào?

a) Quốc hội;

b) Chính phủ;

c) Toà án nhân dân;

d) Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 31: Trong hệ thống chính trị nước ta, cơ quan hành pháp của Nhà nước là cơ quan nào?

a) Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;

b) Chủ tịch nước;

c) Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân;

d) Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.

Câu 32: Triết gia Trung Quốc cổ đại, người được tôn vinh "vạn thế sư biểu" (người thầy của muôn đời) là ai?

a) Khổng Tử;

b) Lão Tử;

c) Hàn Phi Tử;

d) Mạnh Tử.

Câu 33: Quy luật nào vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển?

a) Quy luật phủ định của phủ định;

b) Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;

c) Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng;

d) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Câu 34: Loại mâu thuẫn nào thể hiện đặc trưng của mâu thuẫn giai cấp?

a) Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài;

b) Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản;

c) Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu;

d) Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Câu 35: Ph.Ăngghen viết: "Mác đã tìm ra quy luật phát triển của [.......]: cái sự thật giản đơn đã bị những tầng tầng lớp lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Thế giới;

b) Tự nhiên;

c) Lịch sử loài người;

d) Xã hội.

Câu 36: Bản chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" do Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành vào ngày tháng năm nào?

a) 12/3/1945;

b) 13/2/1945;

c) 12/3/1944;

d) 13/2/1944.

Câu 37: Đường lối chung xây dựng XHCN ở miền Bắc (1954-1975) được đề cập ở Đại hội lần thứ mấy của Đảng?

a) Đại hội II;

b) Đại hội III;

c) Đại hội IV;

d) Đại hội V.

Câu 38: Vào thời gian nào Đảng ta đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam?

a) Tháng 2/1951;

b) Tháng 10/1930;

c) Tháng 12/1976;

d) Tháng 12/1986.

Câu 39: Phong trào "vô sản hoá" ở Việt Nam với hoạt động đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Phong trào này do tổ chức nào khởi xướng?

a) Việt Nam Quang Phục Hội (1912);

b) Việt Nam Quốc dân Đảng (1928);

c) Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925);

d) Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (1928).

Câu 40: Sai lầm chung phổ biến của tất cả những quan niệm duy vật trước Mác về vật chất là gì?

a) Đồng nhất vật chất với tồn tại;

b) Quy vật chất về một dạng vật thể;

c) Đồng nhất vật chất với hiện thực;

d) Coi ý thức cũng là một dạng vật chất.

Câu 41: Theo Ph.Ăngghen, cái gì là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy?

a) Phát triển;

b) Phủ định;

c) Chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác;

d) Vận động.

Câu 42: Quan điểm "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" là của ai?

a) Hêraclít (nhà triết học Hy Lạp cổ đại);

b) Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (tên thật là Tất Đạt Đa - người sáng lập đạo Phật ở Ấn Độ);

c) Lão Tử (nhà triết học Trung Hoa cổ đại - người được coi là ông tổ của đạo Lão Trang);

d) Giêsu Crít (người sáng lập Kitô giáo ở phương Tây).

Câu 43: Tác phẩm nào đánh dấu sự trưởng thành về tư tưởng của Mác-Ăngghen?

a) Tuyên ngôn của đảng cộng sản (1848);

b) Hệ tư tưởng Đức (1846);

c) Phê phán cương lĩnh Gôta (1875);

d) Bản thảo kinh tế - triết học (1844).

Câu 44: Tại sao ngày 21/6 lại được chọn là Ngày nhà báo Việt Nam?

a) Đó là ngày tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời;

b) Đó là ngày báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Thanh niên cách mạng - ra đời;

c) Đó là ngày Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập;

d) Đó là ngày báo Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - ra đời.

Câu 45: Tính dân tộc, tính đại chúng, tính hiện đại là ba đặc điểm của văn hoá tiến bộ được đề cập trong văn bản nào?

a) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH;

b) Đề cương văn hoá 1943;

c) Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII;

d) Văn kiện Đại hội Đảng IX.

Câu 46: Ngày, tháng, năm nào là ngày Hiến chương Liên hợp quốc?

a) 26/5/1945;

b) 26/6/1945;

c) 25/6/1954;

d) 26/6/1954.

Câu 47: "Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn" là khẳng định của Đảng ta trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ mấy?

a) Đại hội VI (1986);

b) Đại hội VII (1991);

c) Đại hội VIII (1996);

d) Đại hội IX (2001).

Câu 48: Tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính là khuynh hướng triết học nào?

a) Triết học R.Đềcáctơ - nhà triết học, toán học Pháp;

b) Triết học F.Bêcơn - nhà triết học thực nghiệm Anh;

c) Triết học J.Lốccơ - nhà triết học duy nghiệm Anh;

d) Triết học Đ.Hium - nhà triết học hoài nghi Anh.

Câu 49: Tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức cảm tính là khuynh hướng triết học nào?

a) Triết học R.Đềcáctơ - nhà triết học, toán học Pháp;

b) Triết học B.Xpinôda - nhà triết học Hà Lan;

c) Triết học G.V.Lépnít - nhà triết học, toán học Đức;

d) Triết học J.Lốccơ - nhà triết học duy nghiệm Anh.

Câu 50: Việt Nam trở thành quan sát viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm nào?

a) 1991;

b) 1992;

c) 1995;

d) 1996.

Câu 51: Vào cuối năm 2000, những người đứng đầu chính phủ các nước thành viên ASEAN sau Tuyên bố Hà Nội 1998 đã cam kết phát triển ASEAN điện tử (E-ASEAN). Cuộc họp đó được tổ chức ở đâu?

a) Băng Cốc (Thái Lan);

b) Kualalămpơ (Malaixia);

c) Giacácta (Inđônêxia);

d) Xingapo city (Xingapo).

Câu 52: Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Các Mác và Ph.Ăngghen viết: "Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó [......] của mỗi người là điều kiện cho [......] của tất cả mọi người". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Sự phát triển toàn diện;

b) Sự mở rộng quyền;

c) Sự phát triển tự do;

d) Sự phát triển nhân cách.

Câu 53: Tại Hội nghị Thượng đỉnh phương Nam tháng 4/2000 ở La Habana, Phiđen Caxtrô tuyên bố: "Thế giới có thể bị [...] theo các luật lệ của chủ nghĩa tự do mới, nhưng không thể thống trị hàng tỷ người đang đói ăn và khát khao công lý". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Quốc tế hoá;

b) Toàn cầu hoá;

c) Chi phối;

d) Tác động mạnh mẽ.

Câu 54: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân và dân ta gọi những khẩu pháo bằng tên gọi thân mật gì?

a) Hổ;

b) Gấu;

c) Sói lửa;

d) Voi.

Câu 55: Quy luật nào vạch ra cách thức của sự vận động, phát triển?

a) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập;

b) Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;

c) Quy luật phủ định của phủ định;

d) Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Câu 56: Quy luật nào vạch ra khuynh hướng của sự vận động, phát triển?

a) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập;

b) Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;

c) Quy luật phủ định của phủ định;

d) Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Câu 57: "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính" là quan niệm mang tính chất gì?

a) Duy tâm khách quan;

b) Duy tâm chủ quan;

c) Duy vật siêu hình;

d) Duy vật biện chứng.

Câu 58: Kinh văn nổi tiếng của triết học Ấn Độ có tên gọi là gì?

a) Mahabharata;

b) Ramayana;

c) Veda - Upanishad;

d) Chí tôn ca.

Câu 59: Ph.Ăngghen viết: "Nhà nước, nói chung, chỉ là sự phản ánh, dưới hình thức tập trung của những nhu cầu [......] của giai cấp thống trị trong sản xuất". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Kinh tế;

b) Chính trị;

c) Trao đổi hàng hoá;

d) Đàn áp.

Câu 60: Tư tưởng trọng nam khinh nữ thể hiện tính chất gì của ý thức xã hội?

a) Tính bảo thủ;

b) Tính vượt trước;

c) Tính kế thừa;

d) Tính độc lập.

Câu 61: Chủ trương "Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Đảng ta được đề cập trong văn kiện nào?

a) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI;

b) Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII;

c) Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII;

d) Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII.

Câu 62: "Nhận thức là sự tổng hợp của những cảm giác" là quan điểm của trường phái triết học nào?

a) Chủ nghĩa duy tâm chủ quan;

b) Chủ nghĩa duy tâm khách quan;

c) Chủ nghĩa duy vật siêu hình;

d) Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 63: Định lý hình học "Tổng các góc trong của một tam giác bằng 180o" xét đến cùng được rút ra từ đâu?

a) Nhận thức;

b) Cảm giác;

c) Suy luận;

d) Thực tiễn.

Câu 64: Theo quan niệm triết học duy vật biện chứng, không gian là gì?

a) Mô thức của trực quan cảm tính;

b) Khái niệm của tư duy lý tính;

c) Thuộc tính của vật chất;

d) Một dạng vật chất.

Câu 65: Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là cuộc cách mạng nào?

a) Cách mạng tư sản Hà Lan;

b) Cách mạng tư sản Anh;

c) Cách mạng tư sản Mỹ;

d) Cách mạng tư sản Pháp.

Câu 66: Giêm Oát (1736-1812), một thực nghiệm viên người Anh, vào năm 1769 đã phát minh ra cái gì đánh dấu thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp?

a) Máy kéo sợi Giênny 16-18 cọc suốt;

b) Máy kéo sợi chạy bằng sức nước;

c) Máy dệt;

d) Máy hơi nước.

Câu 67: Nhà văn nhân đạo chủ nghĩa người Anh Tômát Morơ (1478-1535) gọi đó là tình trạng "cừu ăn thịt người" nhằm mô tả điều gì ở nước Anh?

a) Sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân;

b) Sự bóc lột của chế độ thực dân đối với các nước thuộc địa;

c) Sự bóc lột nông dân của giai cấp quý tộc phong kiến;

d) Sự tước đoạt ruộng đất, biến đồng lúa thành đồng cỏ.

Câu 68: Ngành công nghiệp nào phát triển lâu đời nhất ở Anh kể từ cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ 18?

a) Công nghiệp cơ khí;

b) Công nghiệp luyện kim;

c) Công nghiệp len dạ;

d) Công nghiệp khai khoáng.

Câu 69: Đêmôcrít - nhà triết học cổ Hy Lạp - quan niệm vật chất là gì?

a) Nước;

b) Lửa;

c) Không khí;

d) Nguyên tử.

Câu 70: Nicôlai Côpécníc - nhà bác học Ba Lan - đã phát hiện điều gì làm thay đổi thế giới quan thời Trung cổ?

a) Trái đất hình cầu;

b) Thuyết Nhật tâm;

c) Thuỷ triều tác động đến tốc độ quay của trái đất;

d) Trái đất được hình thành từ một khối tinh vân nguyên thuỷ.

Câu 71: "Dù sao trái đất vẫn quay" là phát biểu của nhà khoa học nào?

a) G.Galilê;

b) G.Brunô;

c) N.Côpécníc;

d) I.Niutơn.

Câu 72: Vấn đề cơ bản của triết học là gì?

a) Thế giới quan và nhân sinh quan;

b) Thế giới quan và phương pháp luận;

c) Quan niệm về tự nhiên, xã hội và tư duy;

d) Bản thể luận và nhận thức luận.

Câu 73: Hình thức nào của tư duy trừu tượng là hình thức liên kết các phán đoán?

a) Khái niệm;

b) Tri giác;

c) Biểu tượng;

d) Suy lý.

Câu 74: V.I.Lênin viết: "Muốn là người duy vật phải thừa nhận [.......], nghĩa là không phụ thuộc vào con người, loài người". Điền vào ô trống để hoàn thiện luận điểm trên.

a) Chân lý khách quan;

b) Thực tại khách quan;

c) Thế giới khách quan;

d) Hiện thực khách quan.

Câu 75: Các Mác viết: "[.........] là thân thể vô cơ của con người và xã hội loài người". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện luận điểm trên.

a) Tự nhiên;

b) Vật chất;

c) Thiên nhiên;

d) Nguyên tử.

Câu 76: Trong Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen viết: "Nền văn minh phát triển một cách tự phát, không có sự hướng dẫn một cách có ý thức khoa học thì sẽ để lại sau nó một [.....]". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện luận điểm trên.

a) Sa mạc;

b) Sự hoang tàn;

c) Bãi hoang mạc;

d) Bãi đổ nát.

Câu 77: Chiến lược kinh tế - xã hội 2001-2010 của Đảng ta coi nhiệm vụ gì là nhiệm vụ trung tâm?

a) Phát triển khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu;

b) Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

c) Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị;

d) Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc.

Câu 78: "Vật chất là tất cả những gì tác động vào giác quan ta. Những đặc tính khác nhau của các chất mà ta biết được là nhờ cảm giác" là quan niệm của nhà triết học nào?

a) V.I.Lênin (lãnh tụ giai cấp vô sản Nga);

b) Các Mác (nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật khoa học);

c) Hônbách (nhà triết học duy vật Pháp);

d) Lútvích Phơbách (nhà triết học duy vật nhân bản cổ điển Đức).

Câu 79: Trong Chống Đuyrinh, Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất là không gian và thời gian. Và vật chất tồn tại ngoài thời gian cũng hoàn toàn [.......] như tồn tại ngoài không gian". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện quan niệm trên.

a) Vô lý;

b) Hợp lý;

c) Vô nghĩa;

d) Khách quan.

Câu 80: Ph.Ăngghen viết: "[............] đạt tới trình độ rất cao, khiến nó có thể như một sức mạnh thần kỳ, sáng tạo ra bức tranh của Pharaen, các pho tượng của Tôvanxen và các điệu nhạc của Paganini". Hãy cho biết Ph.Ăngghen nói tới cái gì?

a) Bộ não con người;

b) Trí tuệ con người;

c) Hoạt động lao động;

d) Bàn tay con người.

Phần Kinh tế chính trị[sửa]

Câu 81: Ai là người đầu tiên phân chia thương nghiệp thành ba loại: (H - H), (H - T - H'), (T - H - T')

a) Nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh Ađam Smít;

b) Nhà kinh tế trọng thương Pháp Môngcrêchiên;

c) Nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng Các Mác;

d) Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Arixtốt.

Câu 82: Sản phẩm thuần tuý là lý thuyết của:

a) Chủ nghĩa trọng thương;

b) Chủ nghĩa trọng nông;

c) Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh;

d) Kinh tế chính trị mácxít.

Câu 83: Điền vào chỗ trống: "Theo Mác, [....(1).....] là nhà kinh tế của thời kỳ công trường thủ công còn [.....(2).....] là nhà tư tưởng của thời đại cách mạng công nghiệp".

a) (1) F.Kênê/ (2) A.Tuyếcgô - hai nhà kinh tế trọng nông Pháp;

b) (1) A.Smít/ (2) Đ.Ricácđô - hai nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh;

c) (1) W.Pétty/ (2) Đ.Ricácđô - hai nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh;

d) (1) Xanh Ximông/ (2) Phuriê - hai nhà XHCN không tưởng Pháp.

Câu 84: Mác-Ăngghen là người đầu tiên chia tư bản thành hai bộ phận là:

a) Tư bản cố định và tư bản lưu động;

b) Tư bản ứng trước để mua công cụ lao động và tư bản ứng trước để thuê công nhân;

c) Tư bản bất biến và tư bản khả biến;

d) Tư bản ứng trước đầu tiên và tư bản ứng trước hàng năm.

Câu 85: Mác gọi tư tưởng kinh tế nào là sơ đồ đại cương về tái sản xuất?

a) Lý thuyết giá trị - lao động;

b) Lý thuyết khủng hoảng kinh tế;

c) Chế độ công nghiệp của Xanh Ximông;

d) Biểu kinh tế của F.Kênê.

Câu 86: Lý thuyết kinh tế hỗn hợp của P.A.Samuensơn gồm "hai bàn tay" là:

a) Tư bản - Thị trường;

b) Cơ chế thị trường - Nhà nước;

c) Tiền tệ - Cơ chế thị trường;

d) Cơ chế thị trường - Pháp luật.

Câu 87: Lao động giản đơn và lao động phức tạp thuộc phạm trù lao động nào?

a) Lao động cụ thể;

b) Lao động trừu tượng;

c) Lao động cơ bắp;

d) Lao động trí óc.

Câu 88: Cầu tỷ lệ nghịch với:

a) Giá trị;

b) Giá trị sử dụng;

c) Tiền tệ;

d) Giá cả.

Câu 89: Quốc hữu hoá ruộng đất thủ tiêu loại địa tô nào?

a) Địa tô chênh lệch I;

b) Địa tô tuyệt đối;

c) Địa tô chênh lệch II;

d) Địa tô độc quyền.

Câu 90: Bản chất kinh tế của tiền lương là:

a) Giá cả của lao động;

b) Giá trị sức lao động;

c) Giá cả của sức lao động;

d) Giá cả của tư liệu sinh hoạt dùng để tái sản xuất sức lao động.

Câu 91: ICOR là chỉ số kinh tế gì?

a) Chỉ số phát triển đầu tư;

b) Chỉ số tăng trưởng kinh tế;

c) Chỉ số hiệu suất sử dụng vốn;

d) Chỉ số tiến bộ xã hội.

Câu 92: Ai là người đưa ra công thức giá cả ruộng đất = địa tô x 20 ?

a) F.Kênê - nhà kinh tế trọng nông Pháp;

b) Đ.Ricácđô - nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh;

c) Xixmônđi - nhà kinh tế tiểu tư sản Thuỵ Sỹ;

d) W.Petty - nhà kinh tế tư sản cổ điển Anh.

Câu 93: Nguyên tắc nào là động lực kinh tế của quan hệ kinh tế đối ngoại?

a) Nguyên tắc bình đẳng;

b) Nguyên tắc cùng có lợi;

c) Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước;

d) Nguyên tắc định hướng XHCN.

Câu 94: Ađam Smít gọi cái gì là "phương tiện kỹ thuật" của lưu thông?

a) Quy luật lưu thông tiền tệ;

b) Tiền tệ;

c) Hàng hoá;

d) Lao động.

Câu 95: Rôbét Ôoen (nhà kinh tế XHCN không tưởng Anh) đòi thủ tiêu tiền lương để thay bằng:

a) Hàng hoá;

b) Lương thực;

c) Công điểm;

d) Phiếu lao động.

Câu 96: "Quyền tư hữu là quyền ăn cướp" là định nghĩa của ai?

a) Pruđông - nhà triết học tiểu tư sản Pháp;

b) Xixmônđi - nhà kinh tế tiểu tư sản Thuỵ Sỹ;

c) Các Mác - nhà sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng;

d) V.I.Lênin - lãnh tụ vô sản Nga.

Câu 97: Lý luận nào là viên đá tảng trong học thuyết kinh tế của Mác?

a) Lý luận giá trị thặng dư;

b) Lý luận hàng hoá sức lao động;

c) Lý luận về hai thuộc tính của hàng hoá;

d) Lý luận về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.

Câu 98: Mặt tự nhiên của phương thức sản xuất là gì?

a) Quan hệ sản xuất;

b) Cơ sở hạ tầng;

c) Kiến trúc thượng tầng;

d) Lực lượng sản xuất.

Câu 99: Mặt xã hội của phương thức sản xuất là gì?

a) Cơ sở hạ tầng;

b) Quan hệ sản xuất;

c) Kiến trúc thượng tầng;

d) Lực lượng sản xuất.

Câu 100: Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là gì?

a) Công trường thủ công;

b) Cuộc cách mạng công nghiệp;

c) Nền đại công nghiệp cơ khí;

d) Trình độ sản xuất máy móc, cơ khí hoá.

Câu 101: GDP là gì?

a) Tổng sản phẩm quốc gia;

b) Thu nhập quốc dân;

c) Tổng sản phẩm quốc nội;

d) Tổng sản phẩm xã hội.

Câu 102: GINI là chỉ số kinh tế - xã hội gì?

a) Chỉ số sức mua tương đương;

b) Chỉ số giá tiêu dùng;

c) Chỉ số bất bình đẳng xã hội;

d) Chỉ số tăng trưởng kinh tế.

Câu 103: Tổ chức OECD là tổ chức gì?

a) Tổ chức Các nước kinh tế phát triển;

b) Tổ chức Hợp tác kinh tế tự do;

c) Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế;

d) Tổ chức Phát triển kinh tế tự do.

Câu 104: Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là gì?

a) Lợi nhuận;

b) Chi phí sản xuất;

c) Chi phí lưu thông;

d) Giá trị thặng dư.

Câu 105: Vì sao hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng?

a) Vì lao động sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt;

b) Vì có hai loại lao động là lao động trừu tượng và lao động cụ thể;

c) Vì hàng hoá được đem ra trao đổi trên thị trường;

d) Vì hàng hoá là sản phẩm lao động của con người.

Câu 106: Thành phần kinh tế quá độ theo cách gọi của V.I.Lênin là thành phần kinh tế nào?

a) Kinh tế nhà nước;

b) Kinh tế tư bản tư nhân;

c) Kinh tế tư bản nhà nước;

d) Kinh tế tập thể.


Phần Tư tưởng Hồ Chí Minh[sửa]

Câu 107: "Hỡi đồng bào yêu quý!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".

Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?

a) Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (8/1945)

b) Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)

c) Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng (3/2/1930)

d) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/8/1946)

Câu 108: "Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập". Hồ Chí Minh nói câu này với ai, vào thời gian nào?

a) Đồng chí Võ Nguyên Giáp (đầu năm 1954);

b) Đồng chí Lê Duẩn (năm 1967);

c) Đồng chí Trường Chinh (tháng 8/1945);

d) Đồng chí Võ Nguyên Giáp (cuối tháng 7/1945).

Câu 109: Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến, Hồ Chí Minh viết: "Một năm [.......] vào mùa xuân. Một đời [.......] từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Điền vào chỗ trống những từ còn thiếu.

a) Bắt đầu;

b) Bước đầu;

c) Khởi đầu;

d) Thoạt đầu.

Câu 110: Trong một bức thư đề ngày 31/5/1946, trước lúc sang Pháp, Hồ Chí Minh viết: "........Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi". Chân lý đó là gì?

a) Không có gì quý hơn độc lập, tự do;

b) Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng;

c) Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam;

d) Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho nhân dân tôi, hạnh phúc cho đồng bào tôi.

Câu 111: Bài thơ Chúc Tết của Bác Hồ

Năm qua thắng lợi vẻ vang

Năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to

Vì độc lập, vì tự do

Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào

Tiến lên chiến sỹ, đồng bào

Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn

Hãy cho biết bài thơ Chúc Tết trên được Bác đọc vào dịp Tết năm nào?

a) Tết Kỷ Dậu 1969;

b) Tết Mậu Thân 1968;

c) Tết Đinh Mùi 1967;

d) Tết Bính Ngọ 1966.

Câu 112: Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô (9/1954), trong đó có câu:

a) "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta, từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi...";

b) "Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước";

c) "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu";

d) "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

Câu 113: Cái tên Nguyễn Ái Quốc (Người yêu nước họ Nguyễn) lần đầu tiên xuất hiện vào thời gian nào?

a) Khi Bác lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911;

b) Khi Bác tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua tháng 12/1920;

c) Tại Hội nghị Vécxay (Pháp) ngày 18/6/1919;

d) Khi Bác sang Liên Xô làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tháng 6/1923.

Câu 114: Tác phẩm nào của Bác được coi là bài giảng cho các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc)?

a) Bản án chế độ thực dân Pháp;

b) Sửa đổi lối làm việc;

c) Con rồng tre;

d) Đường kách mệnh.

Câu 115: Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh nêu lên và phân tích 5 đức tính chủ yếu của người cách mạng. Đó là các đức tính nào?

a) Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín;

b) Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Tín;

c) Nhân - Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm;

d) Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Dũng.

Câu 116: Câu "Trung với Đảng, hiếu với dân. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đánh thắng", Hồ Chí Minh nói với lực lượng nào?

a) Công an nhân dân;

b) Quân đội nhân dân;

c) Thanh niên xung phong;

d) Dân công hoả tuyến.

Câu 117: Hồ Chí Minh viết: " [...........] mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc và cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử". Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu trên.

a) Cách mạng tư sản Pháp;

b) Cách mạng tháng Mười;

c) Cách mạng Tân Hợi;

d) Cách mạng tháng Tám.

Câu 118: Ai là tác giả hai câu thơ: "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn / Phần nhiều do giáo dục mà nên"?

a) Khổng Tử (551-479 Tr.CN) - nhà giáo dục lớn thời cổ đại của Trung Hoa;

b) Hồ Chí Minh (1890-1969) - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam;

c) Mahátma Ganđi (1869-1948) - lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ấn Độ;

d) Giêsu Crít - người sáng lập Kitô giáo ở phương Tây.

Câu 119: Hồ Chí Minh viết: "Nay ở trong thơ nên có thép / Nhà thơ cũng phải biết xung phong" trong bài thơ nào?

a) Ngắm trăng;

b) Cảm tưởng đọc Thiên gia thi;

c) Không ngủ được;

d) Cảnh khuya.

Câu 120: Hồ Chí Minh nói: "Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có [......] xã hội chủ nghĩa". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Phương thức sản xuất;

b) Con người;

c) Lực lượng lao động;

d) Người lao động.

Câu 121: Hồ Chí Minh nói: "Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học sẽ đưa loài người đến [........]". Hãy điền vào ô trống để hoàn thiện câu trên.

a) Hạnh phúc vô tận;

b) Tự do;

c) Tương lai xán lạn;

d) Sự phát triển toàn diện.

Câu 122: Hồ Chí Minh khởi xướng Tết trồng cây với hai câu thơ: "Mùa xuân là tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" vào năm nào?

a) 1960;

b) 1961;

c) 1962;

d) 1966.

Câu 123: Hồ Chí Minh gửi thư khen bộ đội pháo binh ngày 13/4/1967, trong đó có tám chữ vàng. Tám chữ đó là gì?

a) Chân đồng, tay sắt, đánh giỏi, bắn trúng;

b) Chân đồng, vai sắt, đánh giỏi, bắn trúng;

c) Chân đồng, vai thép, đánh giỏi, bắn trúng;

d) Chân đồng, tim thép, đánh giỏi, bắn trúng.

Câu 124: Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh nêu 6 vấn đề cấp bách:

1- Tăng gia sản xuất để chống nạn đói;

2- Mở nhiều lớp học chống nạn mù chữ cho toàn dân;

3- Tổ chức Tổng tuyển cử để sớm có Quốc hội làm cơ quan quyền lực tối cao của toàn dân;

4- Phát động phong trào Cần Kiệm Liêm Chính trong toàn thể cán bộ và nhân dân;

5- Bỏ ngay thuế thân, thuế chợ, thuế đò và cấm ngặt việc hút thuốc phiện;

6- ...................................

Theo anh (chị) vấn đề thứ 6 là gì?

a) Phát động phong trào quyên góp, cứu tế, "hũ gạo tiết kiệm" và "tuần lễ vàng" giúp Chính phủ;

b) Chính phủ ban hành chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng và kêu gọi nhân dân lương giáo đoàn kết;

c) Chính phủ ban hành chính sách đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới;

d) Ban hành chính sách quốc hữu hoá và hợp tác hoá tư liệu sản xuất.

Câu 125: Mùa xuân 1946, nói chuyện với linh mục Hồ Ngọc Cẩm (giáo phận Bắc Ninh), Hồ Chí Minh có nhắc đến một giáo dân yêu nước: "Tuy ông được sang Pháp học tập, lại từng làm việc cho Soái phủ Pháp mấy năm ở Sài Gòn. Thế mà ông ta đã gửi lên triều đình Tự Đức nhiều bản sớ tấu bàn việc chỉnh tu võ bị, canh tân đất nước. Ngày ấy, triều đình không lắng nghe ông ta. Giá như biết làm theo một số điều kiến nghị ấy thì chắc cũng đã bớt được nhiều khó khăn". Giáo dân ấy là ai?

a) Nguyễn Xuân Ôn;

b) Bùi Viện;

c) Nguyễn Trường Tộ;

d) Nguyễn Trọng Hợp.


Đáp án[sửa]

1 - b 2 - a 3 - b 4 - c 5 - a 6 - a 7 - d 8 - b 9 - d 10 - c 11 - a 12 - b 13 - c 14 - a 15 - c 16 - c 17 - b 18 - d 19 - c 20 - b
21 - d 22 - a 23 - c 24 - d 25 - b 26 - d 27 - c 28 - a 29 - b 30 - a 31 - d 32 - a 33 - d 34 - d 35 - c 36 - a 37 - b 38 - a 39 - d 40 - b
41 - d 42 - a 43 - a 44 - b 45 - b 46 - b 47 - c 48 - a 49 - d 50 - c 51 - d 52 - c 53 - b 54 - d 55 - b 56 - c 57 - a 58 - c 59 - a 60 - a
61 - b 62 - a 63 - d 64 - c 65 - a 66 - d 67 - d 68 - c 69 - d 70 - b 71 - a 72 - d 73 - d 74 - a 75 - a 76 - c 77 - b 78 - c 79 - a 80 - d
81 - d 82 - b 83 - b 84 - c 85 - d 86 - b 87 - a 88 - d 89 - b 90 - c 91 - c 92 - d 93 - b 94 - b 95 - d 96 - a 97 - a 98 - d 99 - b 100-c
101-c 102-c 103-c 104-d 105-a 106-c 107-a 108-d 109-c 110-c 111-a 112-b 113-c 114-d 115-c 116-a 117-b 118-b 119-b 120-b
121-a 122-a 123-b 124-b 125-c
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này