Một số vấn đề về giao tiếp

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

PHÉP LỊCH SỰ TRONG XÃ GIAO

(Đối với giao tiếp trong xã hội và giao tiếp giữa các quốc gia)

Tổ chức và tham gia tiệc là một hình thức phổ biến của giao tiếp. Nó thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện, sẵn sàng hợp tác, quan hệ, lòng mến khách, sự cởi mở, đồng thời biểu hiện truyền thống hiếu khách, nét đẹp văn hóa mang bản sắc của chủ nhà. Trong cuộc sống chúng ta tham gia nhiều loại tiệc khác nhau: tiệc lớn nhất và trang trọng nhất gọi là quốc yến (nhân dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, những dịp đón nguyên thủ quốc gia, thủ tướng các nước). Ngoài ra còn có nhiều loại tiệc khác như tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc lớn, tiệc nhỏ, tiệc trà, v.v...

Người châu Âu thì phân ra nhiều loại: tiệc lớn (đại yến) gọi là băngkê (banquet); rồi cocktail, lunch, sauterie, gouter, surprise partie, pique-nique, v.v...Thực ra có thể dịch là: tiệc lớn, tiệc nhỏ, tiệc trà, tiệc dã ngoại, v.v...

Người Việt Nam có tập quán thường gọi các tiệc lớn nhỏ với ba tên sau đây: chiêu đãi, cốc tay, tiệc trà. Nhưng đấy là gọi trong các buổi chiêu đãi chính thức hoặc trong ngoại giao; còn thân mật, bạn bè, kể cả mời trong dịp đám cưới thì đều dùng các tên sau đây: bữa cơm thân mật, mời dự ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, v.v... không ai viết và nói: "mời dự chiêu đãi nhân dịp đám cưới con chúng tôi". Người châu Âu khi mời dùng bữa cơm thân mật bạn bè, cũng có tập quán tương tự.

Chúng tôi thấy cách gọi như vậy rất thân mật mà cũng rất lịch sự. Dưới đây sẽ giới thiệu công việc chuẩn bị trước bữa tiệc và xử sự trong bàn tiệc.

Bản quyền[sửa]

Quyển sách "Một số vấn đề về giao tiếp" của nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại Giao Nguyễn Tiến Thông.

Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.