Nhận diện tư duy

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Sự cần thiết của nhận diện tư duy[sửa]

Trong thực tiễn hoạt động của con người, có nhiều vấn đề nếu chỉ giải quyết theo những cách đã biết sẽ không đem lại hiệu quả hoặc trong một hoàn cảnh mới, những cách giải quyết đó có thể dẫn đến thất bại. Để tránh những điều này, yêu cầu đặt ra là phải tìm những cách làm mới, tìm những con đường đi mới bằng hoạt động tư duy của bộ não. Vấn đề hiện nay thường được nêu ra trước tiên là hô hào đổi mới tư duy và phát huy tư duy sáng tạo. Nhưng những người hô hào đổi mới tư duy, thậm trí còn kêu gọi phải có những cuộc nổi dậy của tư duy, lại không hề cho biết phải đổi mới cái gì, đổi mới như thế nào, cái tư duy mới đó là gì. Đây là một điều kỳ lạ bởi không thể thay đổi được cái mà không biết đó là gì và thay đổi đó sẽ dẫn đến đâu. Vì vậy dù có hô hào mạnh mẽ đến đâu thì cũng chẳng có sự thay đổi nào.

Bài Tư duy là gì nêu những nét khái quát về tư duy, bài viết này nêu một vài nét chính về một số dạng tư duy. Đây là một lĩnh vực lớn cho nên chỉ với một vài trang viết sẽ không thể chuyển tải hết được. Bạn đọc cố gắng tìm hiểu.

Tư duy là một hoạt động cao cấp của hệ thần kinh và có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự sinh tồn và phát triển. Sự phát triển của tư duy là động lực chính cho phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, xã hội và phát triển con người. Năng lực tư duy biểu hiện cho năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Nhận diện được tư duy cũng có nghĩa là đánh giá được năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đánh giá được năng lực hoạt động thần kinh giúp cho việc xác định và phát huy vai trò cá nhân trong cộng đồng và trong xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa dành riêng cho từng cá nhân mà còn có ý nghĩa lớn cho xã hội. Với cá nhân là sự thấu hiểu về chính mình, đánh giá được đúng năng lực của bản thân để tìm một ví trí phù hợp với khả năng làm việc của mình và đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Với cộng đồng thì sự đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân sẽ giúp cho sự phân công lao động hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực, tránh lãng phí nguồn lực và tránh được sự căng thẳng cho từng cá nhân do sắp xếp không đúng vị trí làm việc.

Tuy nhiên việc đánh giá đúng năng lực tư duy là không dễ. Và điều này còn phức tạp hơn nữa bởi muốn đánh giá được năng lực tư duy thì trước hết phải nhận diện được tư duy. Mà tư duy thì có nhiều dạng, sự thể hiện của chúng ra bên ngoài là không rõ ràng và không ổn định, chúng rất dễ bị nhận diện nhầm lẫn. Để có thể nhận diện được tư duy cần có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, cần có một quá trình theo dõi cẩn thận và không có ai có thể nhận diện và đánh giá chính xác tư duy của người khác. Vì vậy sự nhận diện và tự đánh giá tư duy của cá nhân là quan trọng. Sự nhận diện và đánh giá năng lực tư duy luôn mang tính chất tương đối, không chính xác nhưng vẫn hơn là không có sự nhận diện và đánh giá nào.

Năng lực tư duy phụ thuộc vào năng lực thần kinh. Năng lực hoạt động thần kinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ yếu tố di truyền đến môi trường sống, từ sự ra đời đến điều kiện phát triển, từ yếu tố thổ nhưỡng đến khí hậu, từ cung cấp dinh dưỡng đến dạy dỗ, từ vị trí địa lý đến giai đoạn lịch sử v.v...Mỗi hệ thần kinh là sự tổ hợp với những mức khác nhau của từng yếu tố cho nên các hệ thần kinh là không giống nhau. Có thể nói rằng mỗi hệ thần kinh trên trái đất này là duy nhất. Những cặp sinh đôi cùng trứng, được nuôi dưỡng và giáo dục trong cùng một môi trường, được làm cùng một việc với những điều kiện giống nhau cũng không có những suy nghĩ giống nhau. Đây là điểm khác biệt cơ bản khi so sánh sự làm việc của bộ não với sự làm việc của máy tính điện tử. Máy tính điện tử có thể sản xuất hàng loạt còn hệ thần kinh là không thể. Vì vậy việc nhận diện tư duy không thể là hàng loạt.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện tư duy[sửa]

Nghiên cứu về hoạt động của bộ não giống như việc khám phá các bí ẩn trong một cái hang hẹp và sâu, không có ai có thể chui vào đó được. Có hai hướng nghiên cứu tiếp cận tới hoạt động của bộ não: nghiên cứu cấu trúc giải phẫu kết hợp với sử dụng các thiết bị quan sát bộ não đang hoạt động ( chụp cắt lớp, cộng hưởng từ, điện não đồ...) và quan sát các hành vi. Hướng thứ nhất giống như việc đưa camera vào hang để quan sát, cách này có thể giúp cho việc nhìn thấy mọi thứ trong hang nhưng lại không biết cụ thể đó là gì. Điều này giống như việc nhìn thấy chất lỏng trong hang nhưng không biết đó là nước hay dầu. Còn việc quan sát các hành vi giống như việc nghe các âm thanh , ngửi các mùi bay ra từ trong hang để phán đoán về các vật hoặc các chất có thể có trong hang nhưng không cho biết hình dạng, trạng thái nguồn gốc của chúng. Hướng thứ nhất có yêu cầu chi phí lớn và không phải ai, không phải lúc nào cũng thực hiện được. Hướng thứ hai có yêu cầu về thời gian nhưng chi phí không cao và dễ thực hiện, ai cũng có thể làm được. Freud và người viết bài này thực hiện theo hướng thứ hai. Freud quan sát để tìm ra bệnh và các dấu hiệu bệnh lý của bộ não, còn tác giả bài viết đi tìm những cái bình thường mà hệ thần kinh thực hiện hàng ngày. Trên thực tế đây cũng là hai hướng tiếp cận. Trong thực tế hoạt động của não bộ, chỉ trừ những trường hợp có những tổn thương hoặc khuyết tật trong não bộ tạo nên ranh giới rõ ràng trong hoạt động thần kinh, còn lại thì ranh giới này không rõ ràng mặc dù hoạt động thần kinh có những khác biệt rõ rệt. Ranh giới không rõ ràng thể hiện qua những điểm giống nhau trong hoạt động thần kinh giữa các cá thể và giữa các loại hình hoạt động thần kinh. Ranh giới không rõ ràng cũng gây khó khăn cho nhận diện tư duy. Sự tiếp cận trên nhiều hướng và kết hợp các kết quả khám phá của từng hướng là sự kết hợp đúng và tất yếu. Cũng xin nêu thêm một ví dụ về hướng tiếp cận thứ hai nhưng sử dụng thiết bị để quan sát, đó là sử dụng hệ thống thiết bị phát hiện nói dối. Hệ thống thiết bị này không trực tiếp phát hiện được các biểu hiện nói dối trong não mà quan sát sự biến đổi trạng thái cơ thể để phát hiện đối tượng đang nói dối hay không. Hệ thống này sẽ bất lực trước những người nói dối có bản lĩnh cao. Sự biến đổi trạng thái này do não bộ gây nên, chúng là một dạng hành vi và có thể nói như Freud, chúng là các hành vi sai lạc, là các hành vi không mong muốn của những người nói dối..

Trong nghiên cứu về hoạt động thần kinh, cần tránh những quan niệm không đúng hoặc không phù hợp, không chính xác bởi những quan niệm này có thể định hướng sai cho quá trình nghiên cứu hoặc dẫn đến các kết luận không đúng. Một quan niệm không đúng nhưng rất phổ biến hiện nay là quan niệm cho rằng não bộ làm việc giống như một chiếc máy tính điện tử hay siêu máy tính. Với quan niệm này, xu hướng nghiên cứu là đem những kết quả nghiên cứu về cách hoạt động của máy tính để so sánh, suy diễn về cách thức hoạt động của bộ não. Với máy tính điện tử, các thông tin được mã hoá bằng các xung điện và định lượng được thông tin bằng các đơn vị đó, ý nghĩa thông tin chỉ được máy tính xác định qua việc trình tự sắp xếp của các mã đó. Máy tính đo hàm lượng thông tin bằng số lượng các xung điện, vì vậy chúng không xác định và phân biệt được các giá trị khác của thông tin. Máy tính không phân biệt được các hình ảnh hay xác định được giá trị của các bức tranh. Khoa học máy tính hướng sự nghiên cứu về sự làm việc của máy tính gần giống với hoạt động của hệ thần kinh, nghiên cứu chế tạo ra các cỗ máy có thể làm việc giống với bộ não người và kết quả của việc chế tạo ra các cỗ máy trí tuệ nhân tạo thực sự còn rất khiêm tốn. Nếu cần sự so sánh thì nê so sánh sự làm vệc của máy tính điện tử với hệ thần kinh chứ không so sánh ngược lại. Với bộ não, các thông tin được tiếp nhận bởi hệ thống giác quan chỉ là các kích thích và không được định lượng chính xác, bộ não cũng không xử lý thông tin hoàn toàn theo sự định lượng thông tin. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này cho nên nhiều kết quả, nhiều trường hợp xử lý thông tin trong các bộ não là khác nhau, thậm trí trong cùng một bộ não trong những thời điểm khác nhau cũng không giống nhau. Định lượng thông tin không mang nhiều ý nghĩa trong hoạt động thần kinh.

Quan niệm cho rằng chỉ có con người là có hoạt động thần kinh cao cấp cũng là một quan niệm cần tránh. Loài người có một phương tiện rất hữu hiệu cho hoạt động cao cấp của hệ thần kinh là tiếng nói. Nhưng tiếng nói chỉ là một bộ phận của ngôn ngữ và là bộ phận phức tạp, phong phú nhất trong hệ thống các ngôn ngữ. Bộ não cũng không phải chỉ sử dụng tiếng nói trong hoạt động cao cấp. Nhiều loài động vật cũng có ngôn ngữ và chúng cũng phải học để sử dụng được các ngôn ngữ đó. Với một mức độ nào đó, các loài vật này cũng đã có biểu hiện hoạt động cao cấp của hệ thần kinh. Bộ não không chỉ dùng tiếng nói để tư duy, mà còn dùng các hình tượng để tư duy

Cũng không nên coi nhận thức là một bộ phận của ý thức hoặc hoà nhập nhận thức vào ý thức. Trong thực tế ý thức chỉ là giai đoạn tiếp theo sau giai đoạn nhận thức trong hoạt động của hệ thần kinh.

Hoạt động cao cấp của hệ thần kinh phụ thuộc rất nhiều yếu tố như di truyền, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, khu vực địa lý, sự phát triển kinh tế, khoa học, xã hội, môi trường văn hoá giáo dục, giới tính, v.v…Hệ thống di truyền có thể tạo cho hệ thần kinh một phương thức, một xu hướng hoạt động thần kinh, nhưng chúng có thể bị biến đổi do cơ chế sinh sản hữu tính. Điều kiện thổ nhưỡng liên quan đến chế độ dinh dưỡng nói chung và việc cung cấp các nguyên tố vi lượng có tác động đến hoạt động thần kinh nói riêng. Yếu tố di truyền và điều kiện thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến từng cá nhân. Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến từng cộng đồng và trong từng gia đoạn, từng thời tiết khi nó tạo ra hưng phấn hay làm trì trệ hoạt động thần kinh. Khu vực địa lý nói chung bao gồm nhiều yếu tố như khi hậu, thổ nhưỡng, nhưng trong trường hợp này vai trò của yếu tố địa lý được xem xét như một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiến hoá của hệ thần kinh. Sự tiến hoá theo yếu tố địa lý thể hiện ở cách tiếp nhận và xử lý thông tin của hệ thần kinh và thể hiện rõ trong sự khác nhau giữa người Châu Âu và người Châu Á. Người Châu Âu thường tiếp nhận và xử lý thông tin về từng đối tượng và đi sâu về đối tượng đó, người Châu Á thường tiếp nhận và xử lý đồng thời nhiều đối tượng nhưng không đi sâu về từng đối tượng. Điều này có thể thấy rõ qua các tác phẩm hội hoạ hay công trình kiến trúc. Người Châu Âu mô tả kỹ càng từng đối tượng, nêu được nhiều nhất có thể các chi tiết, các bộ phận của đối tượng trong các bức tranh hay tác phẩm điêu khắc, các công trình kiến trúc rất đồ sộ với đầy đủ công năng, còn người Châu Á không làm điều này mà chỉ nêu những cái đặc trưng, các bức hoạ thể hiện những nét khái quát, không miêu tả chi tiết nhưng lại đưa nhiều yếu tố hư cấu. Các yếu tố hư cấu ( như hình tượng rồng ) thể hiện sự chú ý của người Châu Á đến các mối mối liên hệ giữa các đối tượng khác nhau, còn người Châu Âu lại chú ý đến sự liên kết giữa các chi tiết, các yếu tố của cùng đối tượng ( phản ánh tính thực tế của đối tượng). ( Một lưu ý khi nghiên cứu về phong cách tư duy giữa Châu Á và Châu Âu thông qua hội hoạ hay kiến trúc là nguồn dữ liệu phải nguyên gốc, không bị pha trộn do quá trình giao lưu, hội nhập văn hoá và khoa học đông tây, vì vậy việc sử dụng các tác phẩm nghệ thuật, các công trình kiến trúc được thực hiện từ cận đại về trước sẽ cho thấy rõ vấn đề này).

Một nguyên nhân có thể dẫn đến xu hướng tiếp nhận và xử lý thông tin từng đối tượng hay nhiều đối tượng cùng một thời điểm, đó là sự kích hoạt các tế bào thần kinh trung ương đi theo hướng nào. Thông thường, hệ thống giác quan phải tiếp nhận kích thích thần kinh do rất nhiều đối tượng bên ngoài tạo ra, nếu hệ thần kinh chỉ chọn đối tượng tạo ra kích thích mạnh nhất hoặc đối tượng đã được ghi nhớ nhiều nhất trong hệ thần kinh thì sẽ dẫn đến xu hướng xử lý thông tin về một đối tượng, trong trường hợp các tế bào thần kinh trung ương được kích hoạt chủ yếu bằng các kích thích thần kinh từ hệ thống các tế bào cảm giác thì xu hướng xử lý thông tin về nhiều đối tượng cùng một lúc sẽ xuất hiện. Khi bộ não ghi nhớ qúa nhiều đối tượng khác nhau thì việc ghi nhớ các chi tiết, các yếu tố của một đối tượng sẽ bị hạn chế do dung lượng ghi nhớ của bộ não là có hạn. Điều này dẫn tới việc xử lý thông tin về từng đối tượng là nông cạn, đối tượng không được hiểu biết sâu sắc. Có hai yếu tố tác động nhiều đến nguyên nhân này là yếu tố địa lý và yếu tố giới tính. Sự tác động của yếu tố địa lý thông qua chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng với thực đơn đa dạng và nghèo prôtêin dẫn đến sự hạn chế dung lượng ghi nhớ ( do tế bào thần kinh không đủ chất để chuyển hoá) và sự ghi nhớ thực hiện theo hướng ghi nhớ nhiều đối tượng khác nhau cùng tác động lên hệ thần kinh ( do thành phần dinh dưỡng trong các tế bào thần kinh là khác nhau). Chế độ dinh dưỡng có ít thực đơn khác nhau và giàu prôtêin giúp cho dung lượng ghi nhớ tăng lên nhưng lại nảy sinh tình huống là có nhiều tế bào thần kinh sẵn sàng cho ghi nhớ mới trong khi năng lượng trong các kích thích từ cảm giác là có hạn, vì vậy sẽ không có nhiều tế bào thần kinh được chuyển hóa để thực hiện chức năng ghi nhớ mới, đối tượng sẽ không được ghi lại ngay từ tác động đầu tiên mà phải sau nhiều lần tác động hoặccó sự gia tăng hoạt động của hệ các tế bào ghi nhớ tạm ( các tế bào ghi nhớ dạng lưu hình ) hoặc được bổ xung bởi năng lượng đến từ các phần tử ghi nhớ trước đó đang hoạt động. Việc ghi nhớ vì vậy cần có thời gian và cũng vì vậy mà cơ hội để bộ não ghi nhớ các yếu tố của cùng đối tượng tăng lên khi đối tượng thể hiện các yếu tố khác nhau trong những lần tác động sau đó. Đây là nguyên nhân dẫn đến xu hướng ghi nhớ hướng đối tượng. Hai chế độ dinh dưỡng khác nhau trong qúa trình tiến hoá và phát triển giữa Châu Á và Châu Âu đã hình thành nên hai chiều hướng, hai phong cách tư duy phương Đông và phương Tây, thực đơn của người Châu Á là đa dạng nhưng có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật, còn thực đơn của người Châu Âu đơn giản hơn nhưng hàm lượng prôtêin cao. Yếu tố giới tính có tác động tới hoạt động của hệ thần kinh thể hiện qua sự hình thành chức năng của từng giới. Chức năng của giới nữ là trực tiếp duy trì sự tồn tại của giống nòi. Chức năng này yêu cầu giới nữ cần có sự nhanh nhạy trong việc nhận biết mọi sự thay đổi của môi trường sống và sự xuất hiện của các đối tượng có thể đe doạ đến sự tồn tại để thực hiện việc phòng tránh thụ động ( trốn tránh). Chức năng này đã đem đến cho giới nữ sự phát triển mạnh các cơ quan cảm giác hơn giới nam, làm cho chúng trở nên thính nhạy và các kích thích thần kinh do chúng tạo ra mạnh hơn. Yếu tố này của các cơ quan cảm giác dẫn đến sự ghi nhớ đồng thời nhiều yếu tố, nhiều đối tượng, mối liên kết giữa các phần tử ghi nhớ cũng được tạo ra khiến cho việc ghi nhớ gần giống như sự chụp ảnh. Điều này lý giải tại sao giới nữ có khả năng mô tả lại những sự kiện đã xảy ra rõ ràng hơn giới nam, sự phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ diễn ra cũng sớm hơn nhưng khả năng tưởng tượng lại kém hơn bởi sự liên kết thần kinh bền vững đã không cho phép hệ thần kinh tạo ra các liên kết mới giữa các điểm ghi nhớ về các đối tượng khác nhau. Giới nam có chức năng phát triển nòi giống. Chức năng này có yêu cầu về sự phát triển thể lực để đảm nhiệm khả năng sinh nhiều con và bảo vệ lãnh thổ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Yêu cầu phát triển thể lực làm nảy sinh khả năng hấp thụ và nhu cầu cao về prôtêin, giới nam phải sử dụng khối lượng thức ăn lớn. Để có thể lấp đầy cái dạ dày, giới nam không thể kén chọn loại thức ăn. Sự gia tăng khả năng hấp thụ prôtêin và sự phong phú về chúng loại thức ăn đã thúc đẩy sự phát triển của bộ não và tính đa dạng về thành phần dinh dưỡng. Điều này giúp cho bộ não của giới nam ghi nhớ được nhiều hơn. Mặt khác, do có thể lực nên giới nam có thể đương đầu với nguy hiểm và khó khăn nên hoạt động thần kinh của giới nam thường hướng sự chú ý vào một hoặc một số hạn chế các đối tượng, sự chú ý này làm tăng năng lực hoạt động của hệ thụ cảm thị giác, vì vậy sự ghi nhớ về hình khối và sự vận động nhiều hơn và do đó khả năng tưởng tượng của giới nam về không gian tốt hơn giới nữ. Nữ giới có cảm nhận về thính giác tốt hơn nên khả năng sử dụng lời nói của nữ thường tốt hơn nam giới.

Có một câu hỏi rất lý thú được đặt ra trong trường hợp này là tại sao các loài thú ăn thịt có thực đơn rất giàu prôtêin nhưng chúng không thông minh bằng con người? Đây là vấn đề không nằm trong chủ đề của bài này nhưng nó cho thấy không phải trong thực đơn có nhiều prôtêin là đã giải quyết được vấn đề về trí tuệ.

Sự phát triển của khoa học, kinh tế, xã hội cung cấp cho hệ thần kinh nguồn tài nguyên to lớn để phục vụ hoạt động của nó. Nguồn tài nguyên đó là kho tàng tri thức của nhân loại. Bộ não ghi nhớ càng nhiều tri thức thì hoạt động của nó càng đạt hiệu quả cao. Nhưng sự tiếp cận và sử dụng được nguồn tài nguyên đó còn phụ thuộc vào một lĩnh vực rất quan trọng là giáo dục. Giáo dục có thể định hình nên cách sống, cách nghĩ và cách làm việc của mỗi cá nhân. Có ba phương pháp tiếp cận với nguồn tài nguyên tri thức của nhân loại là người làm công tác giáo dục hay nhà giáo trực tiếp mở kho tri thức và phân phát tri thức, nhà giáo mở kho hoặc dạy người học cách mở kho còn người học sẽ tùy theo ý thích của mình mà chọn lấy tri thức, cách thứ ba là nhà giáo dạy cách mở kho và cách chọn lựa tri thức cần thiết trong sự phong phú và nhiều khi là ngổn ngang bừa bộn của tri thức trong kho. Những người học theo cách thứ nhất sẽ nghiền đi ngẫm lại những tri thức được truyền dạy, làm cho chúng định hình thành những con đường trong suy nghĩ và trong hành động, họ chỉ làm được những việc đã được học và làm đúng theo những cái được dạy, họ không tự đổi mới những cái đó. Tư duy trong họ nếu có chỉ là tư duy kinh nghiệm. Đây là phương pháp giáo dục được gọi bằng cái tên học thuộc lòng. Cách thứ hai có thể tạo ra những cá nhân uyên bác với nghĩa biết nhiều. những người này biết rất nhiều thứ và họ có thể thao thao bất tuyệt về rất nhiều vấn đề nhưng lại không làm nên được một việc gì cụ thể. Nguyên nhân chính là họ tiếp nhận bất kỳ một tri thức nào mà họ thấy. Sự tiếp nhận này làm cho bộ não của họ là một thứ tạp nham, tri thức thì họ có nhiều nhưng những tri thức trong một hệ thống để có thể làm được một việc cụ thể lại không đủ. Có thể gọi những người này là biết nhiều nhưng hiểu ít. Cách giáo dục thứ ba sẽ tạo ra những con người năng động và sáng tạo, luôn tìm được cách thích ứng với hoàn cảnh và thực hiện công việc đạt hiệu quả cao bởi họ không bị nhiễu loạn bởi quá nhiều tri thức không cần thiết cho công việc của họ.

Một sai lầm trong giáo dục là việc đào tạo thần đồng. Thần đồng do đào tạo trong thực tế chỉ là việc buộc hệ thần kinh phát triển sớm về sự ghi nhớ và liên kết ghi nhớ. Sự phát triển này giúp cho trẻ nhỏ thực hiện tốt một số hoạt động sớm hơn bình thường nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm của người lớn, thần đồng chưa có đủ thời gian để tiếp nhận lượng tri thức cần thiết để tự mình tư duy nên sự sáng tạo của thần đồng cùng bị hạn chế hoặc là lặp lại sự sáng tạo đã có. Việc sớm ghi nhớ kinh nghiệm và tạo liên kết bền vững các kinh nghiệm đó sẽ làm cho các thần đồng chỉ có tư duy kinh nghiệm, còn tư duy sáng tạo và dặc biệt là tư duy trí tuệ sẽ mất đi. Nhiều thần đồng nổi tiếng lúc nhỏ tuổi nhưng khi lớn lên đã không tạo ra được những công trình nghiên cứu lớn đã chứng tỏ điều này.

Nền văn hóa và truyền thông đại chúng là một kho tri thức mở mà các cá nhân được tự do tiếp cận. Mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia nếu biết cách xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa của mình đúng đắn sẽ giúp nâng cao tri thức cho các thành viên mà không tốn kém chi phí giáo dục. Nhưng do năng lực nhận thức của từng cá nhận là khác nhau, do đó khả năng khai thác nguồn tri thức này sẽ bị hạn chế hoặc sai lệch nếu không có một sự hướng dẫn tốt.

Đánh giá hoạt động thần kinh và nhận diện tư duy[sửa]

Các yếu tố trên đây không mang tính bất biến. Chúng có thể thay đổi và sự thay đổi của chúng cũng có thể dẫn đến thay đổi năng lực hoạt động thần kinh và năng lực tư duy. Nhưng sự thay đổi của chúng không dẫn đến sự thay đổi tuyến tính trong hoạt động thần kinh. Vì vậy sự đánh giá về hoạt động thần kinh cần có sự theo dõi chứ không chỉ là sự quan sát nhất thời. Sự đánh giá đúng nhất là sự tự đánh giá bởi chỉ có tự mình là có thể theo dõi đầy đủ sự hoạt động của hệ thần kinh của mình. Khi đã tự mình đánh giá được năng lực thần kinh thì để những người khác có thể đánh giá, công việc tiếp theo là bộc lộ năng lực thần kinh của mình. Năng lực thần kinh thể hiện trên những mặt dưới đây:

Năng lực nhận thức.[sửa]

Năng lực nhận thức là khả năng nhận biết đúng sự vật, sự việc với một lượng thông tin tối thiểu về các sự vật, sự việc đó. Năng lực nhận thức được đánh giá bằng tỷ lệ giữa lượng thông tin mà sự vật, sự việc cung cấp cho hệ thần kinh với toàn bộ thông tin về sự vật, sự việc đó. Tỷ lệ này càng thấp thì năng lực nhận thức càng cao. Trong một đơn vị thời gian nào đó, hệ thần kinh chỉ có thể tiếp nhận một lượng thông tin giới hạn, vì vậy những sự vật, sự việc càng phức tạp thì càng khó nhận thức. Để đánh giá năng lực nhận thức có thể áp dụng việc cung cấp thông tin về một sự vật hay một sự việc nào đó trong một đơn vị thời gian. Những yếu tố cần xác định khi đánh giá năng lực nhận thức bao gồm:

  • Khả năng ghi nhớ. Khả năng ghi nhớ của các cá thể là khác nhau. Sự khác nhau thể hiện trên các mặt: tốc độ ghi nhớ, lĩnh vực ghi nhớ, hình thức ghi nhớ, lượng thông tin về sự vật, sự việc được ghi nhớ. Tốc độ ghi nhớ của hệ thần kinh không giống với tốc độ di chuyển của các vật thể. Tốc độ ghi nhớ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như khả năng ghi nhớ tạm, mức độ khó hay dễ chuyển hoá của các tế bào thần kinh, lượng thông tin đã ghi nhớ trước đó về đối tượng, các chi tiết tương tự trong các đối tượng khác đã ghi nhớ... Tốc độ ghi nhớ có thể thay đổi khi thay đổi sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng. Vì vậy tốc độ ghi nhớ chỉ phản ánh một khía cạnh trong hoạt động thần kinh. tốc độ ghi nhớ thể hiện qua việc khả năng ghi nhớ nhanh hay chậm về đối tượng trong một đơn vị thời gian. Đánh giá tốc độ ghi nhớ và xác định được các yếu tố ảnh hưởng có thể giúp thay đổi tốc độ ghi nhớ theo hướng có lợi hơn. Mỗi cá nhân có thiên hướng ghi nhớ tốt hoặc kém về từng lĩnh vực. Xác định được các lĩnh vực này sẽ định hướng cho hệ thần hoạt động dễ dàng. Hình thức ghi nhớ là sự ghi nhớ về đối tượng dưới dạng hình ảnh hay tiếng nói. Ghi nhớ dưới dạng hình ảnh cũng có hai dạng: hình ảnh có tính chất phẳng và hình ảnh không gian ba chiều. Hình ảnh có tính chất phẳng là hình không gian ba chiều nhưng sự tái hiện ghi nhớ về chúng giống như bức tranh. Sự tái hiện này chỉ đảm bảo cho hệ thần kinh nhớ về đối tượng mà không giúp cho khả năng tưởng tượng. Sự ghi nhớ hình ảnh không gian ba chiều giúp cho hệ thần kinh có năng lực tưởng tượng. Ghi nhớ hình ảnh là việc nhập dữ liệu bằng thị giác và bao gồm cả việc tiếp nhận thông tin bằng chữ, còn ghi nhớ bằng tiếng nói là việc nhập dữ liệu bằng thính giác. Sự nhạy bén của cơ quan cảm giác nào tốt hơn thường làm cho hệ thần kinh ghi nhớ về các thông tin được tiếp nhận bởi các cơ quan đó nhiều hơn và hệ thần kinh có xu hướng hoạt động theo những thứ được ghi nhớ đó. Sự hoạt động có thể được điều chỉnh khi hệ thần kinh tạo được liên kết thần kinh giữa các phần tử ghi nhớ chịu sự tác động của từng cơ quan cảm giác hoặc đồng thời bởi các cơ quan đó. Sự ghi nhớ tiếng nói thường được hỗ trợ bởi sự ghi nhớ hình ảnh ( ngữ cảnh ) còn sự ghi nhớ hình ảnh không phải lúc nào cũng có sự hỗ trợ bởi lời nói. Sự tiếp nhận tiếng nói theo trình tự thời gian nên sự ghi nhớ cũng được sắp xếp và liên kết theo trình tự đó, còn sự ghi nhớ bằng hình ảnh lại thực hiện theo cách hình ảnh nào tạo ấn tượng mạnh hơn sẽ được ghi nhớ trước cho nên dễ tạo nên sự lộn xộn trong ghi nhớ. Mặt khác hệ thụ cảm thị giác thường tiếp nhận sự tác động đồng thời của nhiều đối tượng, vì vậy tạo ra nhiều sự liên kết giữa các đối tượng mặc dù các đối tượng này có thể không có quan hệ với nhau. Những yếu tố này làm cho những người tiếp nhận thông tin chủ yếu bằng thị giác thường có năng lực tư duy cao hơn những người chỉ tiếp nhận thông tin bằng thính giác và không có khả năng chuyển dạng ghi nhớ. Nhưng mặt trái của sự liên kết ghi nhớ các đối tượng khác nhau là dễ dẫn đến tư duy phi lôgic khi các đối tượng đó không hề có quan hệ với nhau. Lượng thông tin về đối tượng được đánh giá qua số lượng các yếu tố, các chi tiết của đối tượng được não ghi nhớ. Lượng thông tin này được cung cấp bởi nhiều nguồn. Nguồn trực tiếp là do đối tượng tác động lên hệ thống các cơ quan cảm giác. Nguồn gián tiếp là thông qua sự mô tả, chuyển tải thông tin bởi một đối tượng khác ( ví dụ như sách báo). Nguồn thứ ba và là cơ sở tạo nên sự nhận thức là từ các đối tượng khác được bộ não ghi nhớ trước đó. Các đối tượng và đặc biệt là các đối tượng phức tạp thường không cung cấp đủ thông tin trực tiếp cho bộ não và cũng không cung cấp ngay trong một lần. Vì vậy bộ não cần thu thập thông tin về đối tượng trong nhiều lần tác động, nhiều nguồn khác nhau. Tuỳ theo khả năng riêng mà bộ não có thể ghi nhớ được một tỷ lệ nào đó trong số thông tin mà đối tượng cung cấp. Tỷ lệ này có thể nhỏ hoặc lớn hơn 1. Tỷ lệ này nhỏ hơn 1 có nghĩa là khả năng ghi nhớ của bộ não là thấp, còn tỷ lệ lớn hơn một khi bộ não đã sử dụng nguồn cung cấp thứ ba. Để bộ não có thể ghi nhớ về đối tượng khi tỉ lệ này nhỏ hơn 1 cần cho đối tượng tác động lặp lại nhiều lần. Tỉ lệ càng thấp thì càng cần nhiều lần lặp lại. Sự lặp lại này nhằm mục đích đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho quá trình chuyển hoá tế bào thần kinh và tạo liên kết giữa các phần tử ghi nhớ. Thời gian để cho bộ não ghi nhớ không được ấn định.
  • Tổng hợp và hoàn thiện thông tin về đối tượng ghi nhớ. Chỉ có những đối tượng thực sự đơn giản và chứa đựng rất ít thông tin mới có thể được bộ não ghi nhớ ngay lần đầu, còn lại phần lớn các đối tượng cần nhiều lần tác động lên hệ thần kinh, trong đó có nhiều đối tượng sẽ có những sự tác động khác nhau trong mỗi lần tác động. Để có thể nhận rõ về đối tượng, bộ não cần có sự tổng hợp và hoàn thiện thông tin về đối tượng. Sự tổng hợp được thực hiện bằng việc liên kết các thông tin rời rạc do đối tượng trực tiếp cung cấp sau nhiều lần tác động, còn hoàn thiện thông tin là việc bổ xung các thông tin có thể có của đối tượng nhưng không được đối tượng cung cấp hoặc không được cung cấp trực tiếp. Việc tổng hợp thông tin giúp cho việc nhận đúng và rõ đối tượng bởi các thônng tin đó là do đối tượng trực tiếp cung cấp, còn sự hoàn thiện có thể làm cho đối tượng được nhận biết đúng và rõ hơn khi đối tượng không thể cung cấp đầy đủ thông tin về nó hoặc các đối tượng không thể trực tiếp cung cấp thông tin cho bộ não ( ví dụ như nhận biết về tư duy ) hoặc có thể là sai lầm khi chúng bị gán cho những thông tin không thể là của chúng. Để hoàn thiện thông tin, bộ não phải thực hiện các công việc sàng lọc thông tin loại bỏ các thông tin không thuộc về đối tượng nhưng thâm nhập vào não cùng với đối tượng. Bộ não có xu hướng liên kết mọi kích thích thần kinh đi cùng với nhau mặc dù chúng không cùng thuộc về một đối tượng ghi nhớ. Cách này có thể làm tăng khả năng ghi nhớ ( sự gợi nhớ bằng hoàn cảnh) nhưng cũng đồng thời làm tăng sự nhần lẫn, những cái không hề có liên quan đến nhau có thể được gán ghép với nhau. Vì vậy sự sàng lọc thông tin về đối tượng là rất quan trọng. Việc thứ hai là so sánh với các đối tượng có những nét tương đồng để tìm ra những thông tin mà đối tượng cần ghi nhớ không cung cấp, sử dụng các thông tin tương đồng đó để bổ xung cho đối tượng. Khi đối tượng không cung cấp đủ thông tin và cũng không có đối tượng tương đồng, bộ não phải thực hiện một công việc rất khó khăn là dự đoán những thông tin có thể có của đối tượng. Cách thứ hai và ba có một điểm giống nhau là bổ xung những thông tin mà đối tượng không cung cấp, điểm khác nhau là trong cách thứ hai bộ não lấy thông tin đã có từ một đối tượng khác, còn cách thứ ba tự tạo ra thông tin rồi gán cho đối tượng. Để thực hiện ba công việc này bộ não cần tư duy. Với cách thứ nhất bộ não cần tư duy kinh nghiệm để xác định những cái không thể thuộc về đối tượng, cắt bớt những những thông tin gây nhiễu, cách thứ hai là tư duy sáng tạo còn cách thứ ba cần đến năng lực tư duy lý luận. Nói cụ thể hơn để có thể nhận thức, bộ não cần tư duy. Tư duy giúp cho bộ não nhận thức được thế giới. Tư duy kinh nghiệm và tư duy sáng tạo cần có thông tin đã xuất hiện, còn tư duy lý luận chỉ cần một số thông tin xuất hiện tối thiểu, còn các thông tin cần thiết khác sẽ do quá trình tư duy lý luận tạo ra. Đây là quá trình tự nhận thức của hệ thần kinh. Quá trình tự nhận thức có ý nghĩa lớn trong sự hiểu biết thế giới và dự đoán chiều hướng xuất hiện thông tin. Quá trình tự nhận thức là quá trình khám phá thế giới không từ sự tiếp nhận thông tin bằng hệ thống cơ quan cảm giác của hệ thần kinh. Quá trình này phù hợp với thế giới khách quan là quá trình nhận thức đúng và ngược lại là sự nhận thức sai. Thế giới tự nhiên là vô cùng phức tạp, sự ghi nhớ của hệ thần kinh là giới hạn và sự tác động của thế giới tự nhiên là không đầy đủ và liên tục, vì vậy tư duy có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nhận thức thế giới tự nhiên, trong một số trường hợp còn mang tính quyết định như việc nhận thức các đối tượng ẩn sau các đối tượng khác, các đối tượng này dù được soi xét bằng các thiết bị cự kỳ tinh xảo cũng không thể phát hiện ra được.

Năng lực hành vi.[sửa]

Năng lực hành vi là khả năng thực hiện các hành vi mạnh mẽ hay yếu đuối, khéo léo hay vụng về, nhanh nhẹ hay chậm chạp, bền bỉ hay nhanh buồn chán mệt mỏi, cương quyết hay mềm mỏng, đúng đắn hay lệch lạc, thẳng thắn hay lắt léo, trung thực hay dối trá, bí ẩn hay công khai, đàng hoàng hay lén lút, mạnh dạn hay e dè, can đảm hay nhút nhát, hấp tấp hay thong dong, phong phú hay nghèo nàn, đơn giản hay phức tạp, cẩn thận hay cẩu thả, vô tư hay toan tính, đúng mực hay quá trớn, cập thời hay không cập thời, đúng chỗ hay không đúng chỗ, v.v...Nói cách khác, hành vi có rất nhiều tính chất ( ai biết thêm xin kể ra đây). Hành vi được điều khiển bởi hệ thần kinh. Sự phong phú về tính chất thể hiện sự phức tạp trong hoạt động điều khiển hành vi của bộ não.Có những hành vi thuộc về bản năng sinh tồn, có những hành vi được hình thành trong quá trình sinh trưởng và giao tiếp xã hội, cũng có những hành vi hình thành trong quá trình sinh trưởng lại được thực hiện như các hành vi bản năng. Điều nay có nghĩa là có các hành vi được điều khiển bởi hệ thống các tế bào thần kinh lưu giữ các ghi nhớ bản năng, còn các hành vi hình thành trong quá trình sinh trưởng được điều khiển bởi hệ thống các tế bào thần kinh ghi nhớ mới. Quan sát, đánh giá hành vi là đánh giá về sự hoạt động của hệ thần kinh. Điều này giống như việc đi tìm bản chất của các hiện tượng. Bản chất thể hiện ra bên ngoài bằng các hiện tượng, hoạt động thần kinh thể hiện ra bên ngoài bằng các hành vi. Cũng giống như quan hệ giữa bản chất và hiện tượng, không phải các hiện tượng luôn phản ánh đúng bản chất, các hành vi cũng không phải lúc nào cũng phản ánh đúng mọi diễn biến trong hoạt động thần kinh. Điều này càng thể hiện rõ khi thực hiện các âm mưu hay thủ đoạn. Vì vậy để đánh giá hoạt động thần kinh thông qua hành vi cần có sự đánh giá khá toàn diện trong cả không gian và thời gian. Có thể dựa vào các tính chất của hành vi để đánh giá. Ví dụ như sự khéo léo của đôi tay thể hiện khả năng điều khiển tốt các động tác phức tạp của bộ não. Để có được sự điều khiển này, bộ não phải có rất nhiều tế bào thần kinh khác nhau với các mối liên hệ phức tạp tham gia, sự thiếu tự tin trong hành động có thể là do các kinh nghiệm liên quan đến hành động đó chưa đủ hoặc chưa có các đường liên kết giữa các phần tử ghi nhớ các kinh nghiệm đó trong não. Các hành vi có thể được thực hiện khi có một tác động từ bên ngoài lên hệ thần kinh, nhưng cũng có rât nhiều trường hợp có sự tác động mà hành vi không được thực hiện hoặc được thực hiện không phù hợp với sự tác động. Có những hành vi được thực hiện ngay khi có sự tác động, nhưng cũng có những hành vi được thực hiện sau nhiều lần đắn đo, suy xét. Bài viết này nói về các vấn đề liên quan đến tư duy nên những hành vi mang tính bản năng sinh tồn sẽ không được đề cập ( thực ra chúng cũng là đối tượng của tư duy và đây cũng là một mối quan hệ).

Các hành vi mang tính chính xác và lặp lại được nhiều lần là biểu hiện của sự liên kết bền vững và chặt chẽ của các tế bào điều khiển hành vi đó. Sự liên kết lỏng lẻo, mối liên kết không bền hoặc có nhiều đường liên kết thần kinh giao cắt nhau khiến cho các hành vi có thể bị thay đổi trong những lần thực hiện khác nhau. Các hành vi được thiết lập bởi tư duy nên chúng ra đời sau một quá trình tư duy nào đó. Sự thay đổi của chúng biểu hiện cho sự thay đổi của tư duy và ngược lại. Tần số thay đổi biểu hiện cho khả năng thay đổi trong hoạt động thần kinh. Nếu không có sự thay đổi nào hoặc sự thay đổi là không đáng kể thì đó là biểu hiện của sự bảo thủ, giáo điều hay tư duy kinh nghiệm. Vì vậy để đánh giá về khả năng tư duy qua hành vi cần thực hiện đánh giá cả hai yếu tố: tính chất hành vi và sự thay đổi tính chất đó theo thời gian. Hành vi và tư duy có thể có hoặc không có mối quan hệ, nếu có thì mối quan hệ đó hoặc là gián tiếp hoặc trực tiếp. Mối quan hệ gián tiếp có thể dẫn đến việc thực hiện hành vi ngay khi xuất hiện tư duy hoặc sau một khoảng thời gian nào đó, hoặc có thể không có hành vi nào được thực hiện mặc dù quá trình tư duy đã diễn ra. Mối quan hệ trực tiếp khiến cho các hành vi được thực hiện song song với quá trình tư duy.

Năng lực tư duy.[sửa]

Sự đánh giá năng lực tư duy là sự đánh giá về hoạt động cao cấp của hệ thần kinh. Các cá nhân thường được hoạt động trong một lĩnh vực, do đó sự đánh giá năng lực tư duy không theo nội dung mà đánh giá theo khả năng vận hành và tính chất của tư duy. Ba sự thể hiện năng lực quan trọng nhất của tư duy là tư duy kinh nghiệm, tư duy sáng tạo và tư duy trí tuệ. Sở dĩ ba dạng tư duy này trở nên quan trọng là vì chúng biểu hiện cho năng lực cá nhân và mang tính bẩm sinh. Chúng cũng có thể thay đổi được nhưng sự thay đổi không mang tính cơ bản. Sự thay đổi nếu có chỉ là sự thay đổi tính chất của chúng, làm cho chúng mạnh lên, rõ ràng hơn hoặc chúng có thể bị triệt tiêu. Sự thay đổi này làm cho chúng có thể bị đánh giá nhầm lẫn. Vì vậy để có thể làm cho chúng tốt lên thì chúng cần có sự đánh giá đúng ( không cần chính xác vì chúng có thể bị thay đổi ). Tư duy có mối quan hệ với phương thức hoạt động thần kinh bởi tính phức tạp của quá trình tư duy. Mức độ phức tạp cao yêu cầu hệ thần kinh có phương thức hoạt động cao. Nhưng mối quan hệ này không có tính giàng buộc. Các phương thức hoạt động thần kinh của bộ não là môi trường cho tư duy vận hành. Sự phù hợp giữa loại hình tư duy với môi trường vận động của nó sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động tư duy và ngược lại. Tư duy trí tuệ không thể hoạt động được trong môi trường của phương thức phản ứng thần kinh, tư duy sáng tạo sẽ có hiệu quả cao hơn khi được bộ não có phương thức hoạt động trí tuệ triển khai, còn khi cần phải tư duy kinh nghiệm thì sẽ dễ mắc sai lầm khi môi trường là phương thức hoạt động trí tuệ bởi đây là môi trường không ổn định.

Tư duy kinh nghiệm là việc sử dụng kinh nghiệm đã có vào việc giả quyết các vấn đề hiện tại. Các vấn đề này có thể là mới hoặc là các vấn đề đã từng giải quyết. Dù vấn đề đó như thế nào thì tư duy kinh nghiệm đều đưa về việc sử dụng kinh nghiệm đã được ghi nhớ. Nếu là các vấn đề đã từng giải quyết, thì quá trình tư duy sẽ đi theo đúng con đường mà quá trình tư duy trước đã trải qua ( bộ não không thực hiện tư duy trong trường hợp này). Nếu vấn đề có những điểm khác biệt thì bỏ qua các điểm khác biệt đó để đưa về vấn đề đã giải quyết để áp dụng các kinh nghiệm đó. Đây là phương pháp gọt chân cho vừa giày ( giải quyết vấn đề mới bằng kinh nghiệm cũ). Tư duy kinh nghiệm tìm đáp án cho câu hỏi “vấn đề này thuộc sự giải quyết của kinh nghiệm nào?” Nếu không có kinh nghiệm thì vấn đề đó sẽ không được giải quyết. Tư duy sáng tạo không sử dụng kinh nghiệm mà vận dụng các kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo tìm đáp án cho câu hỏi: “Có những kinh nghiệm nào có thể áp dụng được cho việc giải quyết vấn đề này?”. Có nghĩa là tư duy sáng tạo sẽ lục tìm trong kinh nghiệm để tìm các phương án khả thi và chọn ra phương án tốt nhất. trong các phương án được tìm ra, có nghĩa là nếu giày không vừa chân thì có thể dùng dép cứ không gọt chân, còn nếu đang dùng dép mà có giày mới phù hợp thì dùng giày và không bắt buộc phải dùng dép. Tư duy sáng tạo có thể giải quyết được một số vấn đề không hoàn toàn thuộc các kinh nghiệm đã có trên cơ sở kết hợp hoặc vận dụng kinh nghiệm điều mà tư duy kinh nghiệm không thực hiện được. Tư duy kinh nghiệm và tư duy sáng tạo chỉ giải quyết vấn đề trong hiện tại và không chú ý tới tương lai. Tư duy sáng tạo đem đến hiệu quả giải quyết cao hơn nhưng giá trị đó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian hữu hạn. Khi có một sự sáng tạo mới được áp dụng thì giá trị đó bị triệt tiêu. Tư duy sáng tạo được đánh giá đồng thời bởi hai tiêu trí: Khác trước và tốt hơn. Tư duy trí tuệ không xác định một cách đơn giản là nếu giày không vừa chân thì gọt chân cho vừa giày như tư duy kinh nghiệm, cũng không bỏ giày để xỏ chân vào dép như tư duy sáng tạo, tư duy trí tuệ đánh giá sự cần thiết hay sự phù hợp của việc đi giày hay đi dép với hoàn cảnh hiện tại và trong tương lai. Nếu việc đi dép là phù hợp thì giải quyết như tư duy sáng tạo và trong trường hợp này sự thể hiện của tư duy trí tuệ giống như tư duy sáng tạo, nếu việc dùng giày là cần thiết thì hoặc là phải sửa lại giày, hoặc là đóng đôi giày khác. Tư duy trí tuệ sẽ yêu cầu tìm ủng để đi khi nhận thấy đoạn đường phía trước phải lội qua bùn. Tư duy trí tuệ có tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn, thấy được nhiều mối quan hệ hơn, vì vậy tư duy trí tuệ có thể tìm được cách giải quyết mới chưa có trong kinh nghiệm. Tư duy trí tuệ có thể mở đường cho nhiều tư duy sáng tạo. Giá trị của tư duy trí tuệ cũng có thể kết thúc nhưng thời gian thường kéo dài và có không ít sản phẩm của tư duy trí tuệ là tồn tại vĩnh cứu.

Có một yêu cầu bắt buộc đối với tư duy kinh nghiệm và tư duy sáng tạo là chúng phải có sự kích thích tương ứng từ bên ngoài để kích hoạt quá trình tư duy. Sự tương ứng mang nghĩa là có sự xuất hiện cúa các đối tượng đã tạo ra các kích thích đó. Tư duy kinh nghiệm và tư duy sáng tạo bắt nguồn từ hiện thực. Tư duy trí tuệ cũng cần phải có sự kích thích, nhưng các kích thích đó không bắt buộc phải có nguồn gốc từ các kích thích bên ngoài. Có nhiều trường hợp một quá trình tư duy trí tuệ bắt nguồn từ một hoạt động thần kinh khác hoặc một quá trình tư duy khác. Điều này tương tự với sự xuất hiện của “ hành vi sai lạc” nhưng hướng của chúng là đi sâu vào quá trình tư duy chứ không đi tới sự thể hiện các hành vi. Quá trình tư duy trí tuệ diễn ra chủ yếu trong hệ thống các tế bào ghi nhớ mới và là sự kích hoạt lẫn nhau giữa các tế bào này. Việc kích hoạt quá trình tư duy trí tuệ chỉ mang ý nghĩa của việc “ nhấn nút khởi động’ cho một quá trình tự động không có định hướng từ ban đầu, mục tiêu của quá trình tư duy trí tuệ chỉ được phát hiện và xác định trong quá trình tư duy và có thể sẽ có rất nhiều mục tiêu. Khi đã đạt được một mục tiêu thì có thể xuất hiện thêm nhiều mục tiêu khác và quá trình tư duy trí tuệ sẽ diễn ra liên tục. Khi một quá trình tư duy trí tuệ đang diễn ra, hệ thần kinh có thể ngừng hoặc hạn chế sự thiếp nhận các kích thích thần kinh hiện tại từ bên ngoài. Điều này dẫn đến hiện tượng được gọi là đãng trí và nó làm suy giảm đáng kể sự ghi nhớ về hiện tại. Mục tiêu và phương hướng của tư duy kinh nghiệm và tư duy trí tuệ thường được xác định từ ban đầu. Những cái này có thể bị thay đổi nhưng bằng sự tiếp nhận kinh nghiệm mới hoặc kích thích từ bên ngoài.

Các đối tượng được bộ não tiếp nhận rất đa dạng, có những đối tượng đơn giản với lượng thông tin không nhiều, nhưng cũng có các đối tượng phức tạp, lượng thông tin lớn. Khi xử lý các đối tượng đơn giản bộ não xử lý bằng các kinh nghiệm đã ghi nhớ theo phương thức phản ứng thần kinh. Bộ não không thực hiện tư duy trong những trường hợp này. Với việc đánh giá xem đối tượng cần xử lý thuộc về kinh nghiệm nào thì tư duy kinh nghiệm cũng đã phải thực hiện một quá trình chọn lọc các kinh nghiệm. Thao tác này của bộ não giống như thao tác của tư duy sáng tạo. Đây là thao tác được thực hiện trong môi trường của hoạt động sáng tạo hay sự khởi động ban đầu của tư duy kinh nghiệm là tư duy sáng tạo. Quá trình tư duy kinh nghiệm kết thúc khi bộ não tìm được kinh nghiệm đã ghi nhớ bởi bộ não sẽ thực hiện hoạt động theo sự dẫn đường của kinh nghiệm đó. Sự hoạt động theo các con đượng định sẵn là sự hoạt động trong môi trường của phương thức phản ứng thần kinh. Tư duy sáng tạo bắt đầu và vận động trong môi trường hoạt động sáng tạo của hệ thần kinh bởi nó không đi theo con đường kinh nghiệm xử lý đối tượng sẵn có mà đi theo con đường kinh nghiệm xử lý các đối tượng khác hoặc kết hợp các kinh nghiệm. Các con đường định sẵn là các con đường được tạo ra bởi sự liên kết bền vững giữa các phần tử ghi nhớ và các phần tử đó chỉ được kích hoạt bởi các kích thích thần kinh di chuyển trong các con đường đó. Vì vậy khi lý luận cũng tạo ra các con đường bền vững thì việc sử dụng lý luận trong tư duy thực chất chỉ là tư duy kinh nghiệm chứ không phải là tư duy lý luận. Lý luận trong trường hợp này chỉ là tài nguyên của tư duy. Tính phức tạp của lý luận dẫn đến sự nhầm lẫn giữa việc sử dụng lý luận đã có với tư duy lý luận. Và khi điều này chưa được nêu ra thì mọi việc sử dụng lý luận đều được coi là tư duy lý luận. Tư duy lý luận hoạt động trong môi trường của phương thức hoạt động trí tuệ, sử dụng lý luận có thể diễn ra ngay trong phương thức phản ứng thần kinh, vận dụng lý luận diễn ra trong môi trường của phương thức hoạt động sáng tạo.

Một số loại hình tư duy có thể phân biệt với nhau thông qua các đặc điểm riêng. Hãy xem cách thức xử lý vấn đề lấy hay không lấy ráy tai giữa tư duy khoa học và tư duy lý luận để thấy điều này. Ráy tai là một chất bài tiết của cơ thể. Để thấy vai trò của ráy tai, tư duy khoa học thiết lập hai mô hình để đối chiếu: một là luôn làm sạch ráy tai khi chúng xuất hiện và một là không can thiệp vào quá trình bài tiết ráy tai đó của cơ thể. Kết quả là trong một số trường hợp việc luôn làm sạch ráy tai dẫn đến sự viêm nhiễm trong tai. Kết luận của khoa học là không nên làm sạch ráy tai. Tư duy lý luận không xây dựng mô hình thí nghiệm mà lập luận rằng chắc chắn ráy tai phải có một tác dụng nào đó chứ nếu không thì cơ thể sẽ không thực hiện việc đó làm gì. Nhưng nếu một hoa hậu lại để ráy đầy hai lỗ tai thì vẻ đẹp của hoa hậu đâu còn giá trị?, vây nên vẫn cần làm sạch ráy tai với một mức sạch nào đó và giới hạn trong khu vực nào đó trong tai.

Năng lực thần kinh được phát huy tốt khi nó có sự phù hợp lĩnh vực hoạt động và lượng tri thức được bộ não ghi nhớ. Lượng tri thức được biểu hiện thông qua việc đánh giá trình độ. Có năng lực nhưng thiếu trình độ sẽ gặp nhiều khó khăn trong làm việc, có trình độ nhưng không có năng lực sẽ không thực hiện được công việc khi những công việc đó yêu cầu phải có tư duy. Trình độ có thể dễ dàng đánh giá bằng các bài kiểm tra hay các cuộc thi, còn năng lực chỉ có thể đánh giá được trong quá trình làm việc. Nhưng công việc đòi hỏi sự sáng tạo nhưng do nhưng người chỉ có năng lực tư duy kinh nghiệm sẽ khó có sự đổi mới nào, ngược lại những vị trí cần có sự làm việc ổn định và chính xác nhưng do những người có năng lực trí tuệ thực hiện sẽ dễ xuất hiện các sai hỏng do tính không ổn định của các liên kết thần kinh trong não của họ. Đánh giá được trình độ và năng lực là việc làm quan trọng trong phân công lao động xã hội.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này