Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P1.III.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

II. BIỆN CHỨNG CỦA CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a. Khái niệm, kết cấu cơ sở hạ tầng

Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.

Cơ sở hạ tầng của xã hội, trong sự vận động của nó, được tạo nên bởi cả ba loại hình quan hệ sản xuất: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thức mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xã hội tương lai, trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất: kế thừa, và phát triển.

Hệ thống quan hệ sản xuất hiện thực của một xã hội đóng vai trò hai mặt: một mặt là hình thức kinh tế cho sự phát triển của lực lượng sản xuất và mặt khác với các quan hệ chính trị xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở cho sự thiết lập hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội đó.

b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp. Từ giác độ chung nhất có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo...) và các thiết chế chính trị xã hội tương ứng của chúng (nhà nước, đảng, giáo hội...)

Trong xã hội có giai cấp, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thông thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội. Nhà nước là một bộ máy quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt trong xã hội có giai cấp đối kháng.

- Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của xã hội để quản lý, điều khiển hoạt động của xã hội và công dân, thực hiện chức năng chính trị và chức năng xã hội, chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia.

- Về thực chất nhà nước là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.

2. Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội đó là phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội, chúng có quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng; kiến trúc thượng tầng có sự tác động trở lại cơ sở hạ tầng đã sản sinh ra nó.

a. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên nhiều phương diện:

Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng; nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Tương ứng với một cơ sở hạ tầng sẽ sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng phù hợp, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng; những biến đổi trong cơ sở hạ tầng tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi trong kiến trúc thượng tầng; do đó sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng.

Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ vai trò quyết định của kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực hoạt động của xã hội.

b. Vai trò tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Với tư cách là các hình thức phản ánh và được xác lập do nhu cầu của phát triển kinh tế, các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có vị trí độc lập tương đối của nó và thường xuyên có vai trò tác động trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội.

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng có thể thông qua nhiều phương thức, hình thức tùy thuộc vào bản chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vào vai trò, vị trí của nó và những điều kiện cụ thể.

Trong điều kiện kiến trúc thượng tầng có yếu tố nhà nước thì phương thức và hình thức tác động của các yếu tố khác tới cơ sở kinh tế phải thông qua nhân tố nhà nước và pháp luật mới thực sự phát huy vai trò thực tế của nó. Nhà nước là nhân tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới cơ sở hạ tầng kinh tế của xã hội

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng theo nhiều xu hướng và mục tiêu, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau.

Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực. Khi các yếu tố của kiến trúc thượng tầng phù hợp với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế nó sẽ tạo ra tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ngược lại nếu các yếu tố của kiến trúc thượng tầng không phù hợp nó sẽ kìm hãm, phá hoại sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, dù kiến trúc thượng tầng có tác động như thế nào tới cơ sở hạ tầng thì nó cũng không thể giữ vai trò quyết định cơ sở hạ tầng của xã hội.


← Mục lục

Phần I: thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin

  1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
  2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
  3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
  4. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
  5. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
  • Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
  1. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
  2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
  3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
  4. Hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội
  5. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
  6. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

Phần II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

  1. Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản
  2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
  3. Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản - Tích lũy tư bản
  4. Quá trình lưu thông tư bản và khủng hoảng kinh tế
  5. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
  • Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa Tư bản độc quyền Nhà nước
  1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
  2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
  3. Đánh giá chung về vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa Tư bản

Phần III: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội

  • Mở đầu
  • Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
  1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
  3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
  4. Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng
  • Chương VIII: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
  1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
  2. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
  3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.