Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin/P2.VI.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VAI TRÒ VÀ GIỚI HẠN LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN[sửa]

1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.Trong suốt quá trình phát triển, chủ nghĩa tư bản cũng có những mặttích cực đối với phát triển sản xuất: - Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêmtrường trung cổ" của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,tự túc, tự cấp chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa,chuyển sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn hiện đại. Dưới tác động của quy luậtgiá trị thặng dư và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, chủ nghĩa tưbản đã làm tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải khổng lồ hơnnhiều xã hội trước cộng lại.

- Phát triển lực lượng sản xuất.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuấtphát triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹthuật thủ công lên kỹ thuật cơ khí, sang tự động hóa, tin học hóa và côngnghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật vầ công nghệ là quá trình giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.

- Thực hiện xã hội hóa sản xuất.

Chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh vàđạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóasản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công laođộng xã hội, sản xuất tập trung với quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuấtvà hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ kinh tế giữa các đơn vị, các ngành,các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ... làm cho các quá trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống, thành mộtquá trình sản xuất xã hội. - Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công nghiệp, lần đầu tiêntổ chức lao động theo kiểu công xưởng, đó đó xây dựng được tác phongcông nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của ngườilao động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến. - Chủ nghĩa tư bản lần đầu tiên trong lịch sử thiết lập nên nền dân chủtư sản, tiến bộ hơn rất nhiều so với thể chế chính trị phong kiến.

2. Hạn chế của chủ nghĩa tư bản

Bên cạnh mặt tích cực nói trên, trong quá trình phát triển, chủ nghĩa tưbản cũng có những hạn chế về lịch sử: - Lịch sử ra đời của chủ nghĩa tư bản gắn với quá trình tích lũy nguyênthủy nên ngay từ đầu đã thể hiện bản chất bóc lột và chiếm đoạt nhữngngười sản xuất nhỏ và nông dân tự do. C.Mác cho rằng: đó là lịch sử đầy máu và bùn nhơ, không giống như một câu chuyên tình ca, nó được sử sách ghi chép lại bằng những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai. - Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột, do đó tất yếu làm cho bất bình đẳng, phân hóa xã hội ngày càng gay gắt. - Các cuộc chiến tranh đế quốc tranh giành thị trường dẫn đến nhữnghậu quả nặng nề cho sự phát triển của xã hội loài người. - Chủ nghĩa tư bản phải chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra hố sâungăn cách giữa các nước giàu, nghèo trên thế giới. Nếu thế kỷ XVIII, chênhlệch mức sống giữa nước giàu nhất và nghèo nhất là 2,5 lần thì hiện nay đãlen tới 250 lần. Thu nhập của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhậphàng năm của hơn 45% dân số thế giới. Tình trạng công nhân, người laođộng thất nghiệp ngày càng tăng. GDP của 550 triệu dân châu Phi chỉ bằng GDP của nước Bỉ (10 triệu dân). Nhiều tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đã chỉ rõ các nước thứ ba không những bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không thể nào trả được. Hàng năm, các nước chậm phát triển vay nợ phải trả cho các nước chủ nợ số tiền lãi từ 130 đến 150 tỷ USD. Chính vì thế, trong những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới thứ ba bị trìtrệ, suy thoái. Điều này cũng đã được Ngân hàng Thế giới khẳng định: ởchâu Phi, Mỹ Latinh,... hàng trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường chỗ cho suy thoái; ở một vài nước Mỹ Latinh, GNP theo đầu người hiện nay thấp hơn so với 10 nămtrước đây. Trong nhiều nước châu Phi, nó còn thấp hơn cách đây 20 năm"... một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở châu Phi, từ 9 năm nay ở Mỹ Latinh mức sống không ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vùng khác tiếp tục tăng lên tuy có chậm hơn, đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được"Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hội vẫn tồn tại một cách phổ biến: sự suy đồi về xã hội, văn hoá và đạo đức ngày càng trầm trọng.

3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Những thành tựu và hạn chế của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ mâuthuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản: mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì xã hội hóa sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện nhiều biện pháp điều chỉnh cả về mặt sở hữu, quản lý và phân phối để hạn chế mâu thuẫn trên nhưng về cơ bản không thủ tiêu được mâu thuẫn này. Sự điều chỉnh ấy vẫn không vượt qua khỏi khuôn khổ của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản nhất định sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến sự ra đời tất yếu của phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không thể tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không thể tự hình thành mà chỉ có thể thực hiện được thông qua cuộc cách mạng xã hội trong đó giai cấp công nhân là người có sứ mệnh lịch sử thực hiện cuộc cách mạng này.


← Mục lục

Phần I: thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác - Lênin

  1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
  2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
  3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
  4. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
  5. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
  • Chương III: Chủ nghĩa duy vật lịch sử
  1. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
  2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
  3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
  4. Hình thái kinh tế-xã hội và quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội
  5. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp
  6. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân

Phần II: Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác - Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

  1. Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản
  2. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
  3. Sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản - Tích lũy tư bản
  4. Quá trình lưu thông tư bản và khủng hoảng kinh tế
  5. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
  • Chương VI: Học thuyết về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa Tư bản độc quyền Nhà nước
  1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
  2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
  3. Đánh giá chung về vai trò và giới hạn lịch sử của chủ nghĩa Tư bản

Phần III: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Chủ nghĩa xã hội

  • Mở đầu
  • Chương VII: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa
  1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
  2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
  3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
  4. Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng
  • Chương VIII: Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
  1. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
  2. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
  3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.