Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trẻ em

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dịch tễ học[sửa]

Tần suất:[sửa]

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) ở trẻ em đứng hàng thứ 3 sau nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa, ở sơ sinh và bú mẹ trai gái như nhau; sau đó trẻ gái bị nhiều hơn gấp 2-3 lần so trẻ trai, điều này được giải thích do niệu đạo nữ ngắn hơn và ở gần hậu môn nên dễ bị nhiễm trùng hơn, ngoài ra trong dịch tiền liệt tuyến có chất diệt khuẩn.

Nguyên nhân (Vi khuẩn học):[sửa]

E. Coli chiếm hàng đầu (88%).

Proteus thường gặp ở trẻ trai > 1 tuổi, trẻ bị sỏi tiết niệu.

Klebsiella pneumoniae và Enterococcus thường gặp ở sơ sinh.

Staphylococcus albus; Pseudomonas aeruginosa; Klebsiella thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện vì bệnh thận- tiết niệu hoặc những bệnh có đặt thông tiểu; sau can thiệp ngọai khoa, những nòi này thường kháng nhiều loại kháng sinh.

Nấm và siêu vi hiếm gặp.

Sinh lý bệnh.[sửa]

Cơ chế gây bệnh.[sửa]

Bằng đường dưới lên:[sửa]

Thường gặp nhất với yếu tố làm dễ là hẹp bao qui đầu ở trẻ trai và niệu đạo ngắn, gần hậu môn, giun kim... Ở trẻ nữ.

Bằng đường máu:[sửa]

Rất hiếm, thường sau nhiễm trùng máu hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Những yếu tố thuận lợi làm tăng sinh vi khuẩn:[sửa]

Vi khuẩn:[sửa]

Sự bám dính vào biểu mô đường tiểu của vi khuẩn và độc lực của nó.

Miễn dịch:[sửa]

Giảm IgA của niệu đạo, giảm sức đề kháng của bàng quang.

Yếu tố cơ học:[sửa]

Sự ứ trệ nước tiểu; tắc nghẽn đường tiểu; trào ngược bàng quang-niệu quản; các thủ thuật niệu khoa.

Cơ địa:[sửa]

Người bị bệnh đái tháo đường, hội chứng thận hư, người già, thai nghén, trẻ bị suy dinh dưỡng...

Lâm sàng:[sửa]

Thường mơ hồ, có khi không có triệu chứng và thay đổi tuỳ theo tuổi.

Viêm bàng quang cấp.[sửa]

Ở trẻ nhỏ:[sửa]

Thường thấy sốt, sụt cân, bỏ bú, nôn, tiêu chảy, vàng da. Các triệu chứng này chỉ gợi ý một nhiễm trùng.

Ở trẻ lớn:[sửa]

Thường gặp tiểu rắt, tiểu buốt rát đau, bí tiểu, tiểu dầm... Một đôi khi tiểu máu cuối bãi thì có thể là viêm bàng quang chảy máu do E. Coli (có chất hemolysine) hoặc do Adenovirus týp 11 và 21.

Viêm thận-bể thận cấp[sửa]

Thường phối hợp triệu chứng tổng quát và triệu chứng thực thể.

Tổng quát:[sửa]

Sốt 39- 400C, rét run.

Tại chổ:[sửa]

Đau lưng, đau hông tự nhiên hoặc khi khám (một hoặc hai bên); đau bụng. Khám sờ thấy thận lớn. Thường kèm triệu chứng viêm bàng quang trước đó.

Cận lâm sàng:[sửa]

Tế bào-vi trùng học:[sửa]

Đây là xét nghiệm chính, làm trước khi cho kháng sinh.

Lấy nước tiểu:[sửa]

- Lấy giữa dòng: Lấy nước tiểu giữa dòng vào buổi sáng là cách tốt nhất nhưng phải đảm bảo lấy đúng cách.

- Hứng nước tiểu bằng túi dán nhỏ: Dùng cho trẻ nhỏ và sơ sinh.

- Chọc dò bàng quang trên xương mu: Chỉ áp dụng trong một số ít trường hợp.

- Đặt thông tiểu: Ít xử dụng vì có thể đưa vi trùng từ ngoài vào.

- Nước tiểu đựng trong ống nghiệm vô trùng và phải đưa đi xét nghiệm ngay. Nếu chưa đưa đi cấy ngay được thì phải bảo quản ở nhiệt độ 40C nhằm ức chế vi khuẩn.

Xét nghiệm vi trùng học:[sửa]

- Soi tươi trực tiếp và nhuộm Gram.

- Cấy nước tiểu: Cấy nước tiểu trên môi trường thạch để xác định vi khuẩn và đếm khuẩn lạc.

- Phân tích kết quả: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu được định nghĩa bởi phối hợp vi khuẩn niệu và mủ niệu.

+ Tiêu chuẩn KASS để chẩn đoán NKĐTN là:

  • Vi khuẩn niệu > 105/ml = 100.000 vi khuẩn/ml, thuần một loại vi khuẩn (VK) * Bạch cầu niệu > 10/mm3 (một số tác giả khác thì > 20 hoặc > 50).

+ Một số điều kiện cho kết quả giả:

  • VK niệu cao giả có thể do vấy bẩn, đưa xét nghiệm trễ, bảo quản không đúng nhiệt độ.
  • VK niệu thấp giả có thể do điều trị kháng sinh trước đó, nước tiểu bị vấy thuốc sát trùng.
  • Có bạch cầu niệu nhưng không có vi khuẩn niệu.

Test nhanh:[sửa]

Để phát hiện NKĐTN (nhất là ở cộng đồng) bằng cách dùng giấy thử để tìm bạch cầu niệu (+) và nitrite (+) dựa trên men leucocyte esterase và men nitrate reductase có trên VK.

Cấy máu:[sửa]

Trong trường hợp có hội chứng nhiễm trùng rầm rộ. Cấy 3 lần / mỗi 4 giờ.

Tìm kháng thể kháng vi khuẩn, miễn dịch huỳnh quang.[sửa]

Chẩn đoán bằng hình ảnh:[sửa]

X quang, siêu âm, CT Scan, chụp nhấp nháy đồng vị phóng xạ... Nhằm tìm những bất thường ở bộ máy tiết niệu.

Tiến triển và biến chứng:[sửa]

Tiến triển:[sửa]

Thông thường là thuận lợi, dưới tác dụng kháng sinh nước tiểu sẽ sạch vi khuẩn.

Đôi khi không thuận lợi; trẻ vẫn bị NKĐTN dù đã điều trị kháng sinh, cần xem lại có kháng thuốc không hoặc nguyên nhân chính là do dị dạng hệ tiết niệu...

Biến chứng:[sửa]

Toàn thân:[sửa]

Có thể bị nhiễm trùng máu thường do vi khuẩn Gram (-) với nguy cơ choáng nhiễm trùng; hoại tử ống thận; bệnh thận kẽ.

Tại thận và quanh thận:[sửa]

Hoại tử nhú thận; abces thận; thận ứ mủ; viêm quanh thận.

NKĐTN tái lại (tái phát hoặc tái nhiễm).[sửa]

Viêm thận - bể thận mãn:[sửa]

Viêm thận - bể thận mãn do xơ hóa vỏ thận; viêm kẻ thận mãn; xơ teo ống thận; trào ngược bàng quang-niệu quản (90%) còn gọi là bệnh thận trào ngược.

Điều trị và dự phòng:[sửa]

Nguyên tắc điều trị:[sửa]

Mục đích chủ yếu điều trị là vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo hóa thận. Điều trị sớm và triệt để ngay sau khi lấy nước tiểu xét nghiệm vi trùng học. Chọn kháng sinh rẻ tiền, ít độc mà vẫn có hiệu quả nhờ phổ rộng, đặc hiệu.

Đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách xét nghiệm tế bào-vi trùng ngày thứ 3 và ngày thứ 15. Tham khảo kháng sinh đồ. Điều trị dự phòng tái phát và điều trị dị tật hệ tiết niệu nếu có.

Phác đồ điều trị:[sửa]

Viêm bàng quang cấp (Nhiễm trùng đường tiểu thấp):[sửa]

Chỉ cần uống một loại kháng sinh từ 7-10 ngày. Chọn một trong các loại sau:

- Amoxicillin: 50 mg/kg/ngày chia 3 lần.

- Bactrim (Sulfamethoxazole: 20-30 mg/kg/ngày và Trimethoprim: 4-6 mg/kg/ngày) chia 2 lần.

- Cephalosporin IG (Cefalexine): 50 mg/kg/ngày chia 3 lần.

- Augmentin (Amoxicillin + Ac. Clavulanique): 50 mg/kg/ngày chia 2 lần.

Viêm thận-bể thận cấp (Nhiễm trùng đường tiểu cao):[sửa]

Phải kết hợp 2 loại kháng sinh đường tiêm trong 3-5 ngày đầu để đạt nồng độ cao tại thận. Tổng thời gian điều trị là 15 ngày, tối thiểu là 10 ngày. Cấy nước tiểu cứ mỗi 3 tháng / 2 năm.

- Khi chưa có kháng sinh đồ: Có thể chọn Cephalosporin 3G (Cefotaxime hoặc Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp Aminoside (Gentamycin)

+ Cefotaxime: 50-100 mg/kg/ngày chia 3 lần.

+ Ceftriaxone (Rocephin): 50 mg/kg/ngày chia 3 lần.

+ Gentamycin: 2 mg/kg/ngày chia 2 lần.

- Khi có kháng sinh đồ: Tùy theo diễn tiến trên lâm sàng để có thể chuyển thuốc tiêm sang đường uống và cũng có thể dùng một loại kháng sinh.

- Dẫn lưu nước tiểu: Dẫn lưu trong trường hợp có tắc nghẽn, điều trị ngay dị tật đường tiểu.

Dự phòng:[sửa]

Nếu NKĐTN tái phát nhiều lần thì phải điều trị dự phòng bằng Bactrim hoặc Nitrofurantoin vói liều 1/3 liều bình thường, uống một lần từ 2-4 tuần hoặc hàng năm nếu còn hiện tượng trào ngược bàng quang-niệu quản hay tắc nghẽn đường tiểu. Phải giới hạn và đảm bảo vô khuẩn khi làm thủ thuật thông dò đường tiểu. Phải theo dõi tác dụng phụ và độc tính của thuốc; phải cấy nước tiểu mỗi 1-2 tháng/năm để đề phòng VK kháng thuốc và phát hiện NKĐTN tái phát mà không có triệu chứng lâm sàng.

Phải giải quyết ngoại khoa với những bất thường đường tiểu được phát hiện.

Các vấn đề như uống nhiều nước, vệ sinh vùng hội âm hàng ngày, điều trị táo bón, điều trị hẹp bao qui đầu, phòng chống suy dinh dưỡng... Cũng có ý nghĩa dự phòng NKĐTN.

NGUỒN

Giáo trình Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược Huế

Liên kết đến đây