Phương pháp Nghiên cứu khoa học là gì?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Phương pháp khoa học không phải là một điều gì rất cụ thể mà nó mang tính hệ thống, trực tiếp và khá dễ để sử dụng và học hỏi thậm chí đối với những người không phải là các nhà khoa học với các mối quan tâm khác nhau. Phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung gồm sáu bước cơ bản sau:


1. Đặt vấn đề, xác định mục đích hay câu hỏi nghiên cứu[sửa]

Đây là phần quan trọng nhất của phương pháp nghiên cứu khoa học. Các phần khác trong đề tài nghiên cứu được thực hiện là để trả lời câu hỏi này. Cụ thể bạn sẽ cần trả lời 1) mục đích nghiên cứu là gì; 2) ý tưởng mà bạn đang cố gắng dùng để kiểm chứng là gì? 3) câu hỏi khoa học mà bạn đang cố gắng trả lời là gì?

2. Những giả định[sửa]

Giả định là một dự đoán khoa học, thường là một đề xuất mà bạn trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Điều này đồng thời mô tả cách lập luận của bạn nhằm lý giải cho mục đích nghiên cứu. Bạn nên cố gắng trình bày các kết quả dự kiến dưới dạng có thể đo lường được. Không phải lúc nào kết luận khoa học cuối cùng cũng phù hợp với giả định đề xuất của bạn.

3. Nguyên vật liệu[sửa]

Danh mục tất cả các vật tư thiết bị được sử dụng trong nghiên cứu hoặc thí nghiệm. Danh sách các tài liệu của bạn phải bao gồm các hóa chất được sử dụng trong toàn bộ quy trình nghiên cứu.

4. Quy trình nghiên cứu[sửa]

Là bản mô tả chi tiết, từng bước về cách bạn tiến hành thí nghiệm. Xác định rõ ràng các biến số và các đối chứng. Đồng thời mô tả chi tiết cách thức mà bạn đo đạc kết quả nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết của mình. Điều này cho phép người khác có thể dễ dàng thực hiện lại thí nghiệm của bạn. Đôi khi hình ảnh mô tả các thao tác sẽ giúp bạn trình bày điều này rõ ràng hơn.

5. Các quan sát, dữ liệu và kết quả[sửa]

Các kết quả thường là những tuyên bố dùng để giải thích hoặc diễn giải dữ liệu. Kết quả có thể trình bày ở dạng dữ liệu thô, đồ thị, hoặc bảng tổng kết. Hình ảnh cũng có thể được sử dụng ở đây. Ví dụ: "Cây thí nghiệm số 3 cho thấy sự khác biệt nhỏ về tốc độ tăng trưởng so với cây đối chứng".

6. Kết luận[sửa]

Kết luận là một bản tóm tắt quá trình nghiên cứu và các kết quả của thí nghiệm. Đây là lúc bạn trả lời các vấn đề hay câu hỏi nghiên cứu. Bạn đưa ra một tuyên bố rằng dữ liệu thí nghiệm có hỗ trợ hay bác bỏ giả thiết của bạn. Có thể dữ liệu bạn thu được chỉ đủ để chứng minh một phần giả thiết trong khi mâu thuẫn với các phần còn lại. Hoặc có thể dữ liệu cho thấy một kết luận trái ngược hoàn toàn với giả thiết. Trong trường hợp này, bạn cần phải giải thích tại sao lại có kết quả khác biệt như vậy.

Phương pháp khoa học không phải là một điều gì rất cụ thể mà nó mang tính hệ thống, trực tiếp và khá dễ để sử dụng và học hỏi thậm chí đối với những người không phải là các nhà khoa học với các mối quan tâm khác nhau.

Và thật thú vị, có những khám phá khoa học diễn ra một cách tình cờ, thu nhận được những kết quả ngoài dự kiến liên quan đến những vấn đề hoặc câu hỏi chưa được đề xuất. Một ngày nào đó bạn có lẽ cũng sẽ thực hiện được những khám phá lịch sử. Hãy tận hưởng niềm vui trong nghiên cứu khoa học.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này