Phương pháp kỷ luật tích cực/C2.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
TRỪNG PHẠT LÀ GÌ? CÁC HÌNH THỨC TRỪNG PHẠT

Trừng phạt trẻ em là các biện pháp mà một người nào đó (thường là người lớn) thực hiện với trẻ em nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ em, nhưng lại gây ra sự đau đớn về mặt thể chất và tinh thần cho trẻ, có hại cho sự phát triển của trẻ.

Trừng phạt là gì?[sửa]

Trừng phạt trẻ em là các biện pháp mà một người nào đó (thường là người lớn) thực hiện với trẻ em nhằm thay đổi hành vi tiêu cực ở trẻ em, nhưng lại gây ra sự đau đớn về mặt thể chất và tinh thần cho trẻ, có hại cho sự phát triển của trẻ.

Các hình thức trừng phạt trẻ em[sửa]

Trừng phạt thân thể[sửa]

Là những hành vi gây ra thương tích, đau đớn trên cơ thể trẻ em, làm ảnh hưởng đến sự phát triển vể thân thể của trẻ em. Ví dụ: đánh bằng roi, bằng gậy; cốc đẩu, véo hoặc xoắn tai; tát, đá, đạp vào người; trói, nhốt, treo cây, bắt quỳ trên sỏi, bắt đứng vào tổ kiến; bắt làm việc quá sức; không cho ăn, không cho uống,...

Trừng phạt tinh thần[sửa]

Là những hành vi gây ra những tổn thương vể mặt tâm lý, tình cảm, tinh thần của trẻ em. Ví dụ: mắng chửi, quát mắng thậm tệ; sỉ nhục, chế nhạo, làm trẻ xấu hổ, dọa nạt, đe dọa làm trẻ hoảng loạn, bỏ rơi, không chăm sóc trẻ,...

Trong nhiều trường hợp, trừng phạt tinh thần thường xảy ra cùng với trừng phạt thân thể. Tuy nhiên, trừng phạt tinh thần khó được phát hiện hơn về trừng phạt thân thể. Trừng phạt tinh thần có thể diễn ra dưới các dạng như sau:

  • Mắng, chửi: Thường người lớn thể hiện với giọng nói to, khắc nghiệt, có khi hạ nhục trẻ. Tệ hại hơn là việc mắng chửi đó diễn ra trước mặt người khác hay bạn bè làm trẻ mất mặt, xấu hổ. Nói chung mắng chửi là cách giáo dục thiển cận, không hiệu quả.
  • Chế nhạo trẻ: Một số người lớn hay đùa cợt, trêu chọc trẻ bằng cách hỏi những câu hỏi khó trả lời hay khi trẻ hỏi thì đưa ra các câu trả lời có vẻ ngớ ngẩn để chế nhạo trẻ. Có khi người lớn chế nhạo điểm gì đó thuộc tính cách của trẻ. Chính điều này có thể dẫn đến sự vô lễ của trẻ với người lớn, thậm chí chửi lại, vì trẻ thấy mình là đối tượng chế nhạo của người lớn. Người lớn trong trường hợp bị chế nhạo cũng có thể có phản ứng tương tự.
  • Làm trẻ xấu hổ: Đó là việc hạ nhục trẻ, đặc biệt là trước mặt người khác. Người lớn thường làm điều này vì quan tâm tới thể diện của chính mình với những người lớn khác (được chứng kiến hay biết hành vi "hư" của trẻ).
  • Làm trẻ sợ: Lợi dụng trí tưởng tưởng, tâm lý của trẻ để ngăn trẻ không làm những hành vi nào đó, hình thành những suy nghĩ sai lệch ở trẻ: trẻ sợ ma, sợ tổ kiến, sợ nhện, bóng tối.... Nguời lớn thường hay dùng cách này với trẻ nhỏ. Nếu dùng nhiều sẽ có thể hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi ở cả trẻ và người lớn. Ví dụ, hồi nhỏ một người bị dọa nhện nhiều lần dẫn đến hình thành nỗi ám ảnh, sợ hãi và khi trưởng thành vẫn khó chấp nhận việc nhện chăng tơ bắt muỗi trong nhà là con vật bình thường, vô hại.
  • Đe dọa: Nhiều người lớn rất hay làm điều này với trẻ. Họ cho rằng trẻ hiểu hết những lời dọa của người lớn dù thực tế không phải như vậy. Vì chưa có khả năng xét đoán như người lớn nên dù bị đe doạ, trẻ vẫn lặp lại các hành vi không mong muốn. Vì sự chú ý của trẻ là có giới hạn, để trẻ sợ, người lớn phải nhắc đi nhắc lại lời đe dọa của mình làm sao cho trẻ thường xuyên "sợ". Về lâu dài, điều này rất tai hại, bởi vì sau này khi người lớn chuyển sang sử dụng lý lẽ để giải thích trẻ vẫn thấy khó chấp nhận và vẫn có xu hướng phản đối về mặt nhận thức. Ví dụ, người lớn đe dọa sẽ bán trẻ sang Trung Quốc, dọa đánh, dọa nhốt vào phòng tối một mình,...

Ai cũng có thể đã từng mắc lỗi như đánh vỡ bát, cốc chén, đứt tay, làm bẩn quần áo, làm đổ mực, mất sách vở, để quên đổ, bị điểm kém, trượt một kỳ thi, đi xe máy phạm luật bị phạt tiền.... Mắc lỗi là một phần của cuộc sống, là một phần của quá trình học tập và trưởng thành của tất cả mọi người. Như thế, mắc lỗi là bình thường, tự nhiên, ai cũng có thể mắc. Khi đã thành phụ huynh hay thắy cô chúng ta vẫn có thể mắc lỗi.

Khi trẻ mắc lỗi, người lớn có thể bỏ qua và giải thích kỹ cho trẻ hiểu để rút kinh nghiệm lẩn sau làm khác đl. Nhưng thay vì vậy, trên thực tế, nhlểu người lớn dùng các hình phạt không liên quan đến hành vi mắc lỗi của trẻ để xử lí, ví dụ bắt trẻ phải trực nhật lớp, dọn nhà vệ sinh vì quên làm bài tập hoặc chửi rủa là "đổ ăn hại", "vô tích sự'... Khi bị đối xử như vậy trẻ sẽ buổn, khóc, giận người lớn, có khi chán nản muốn bỏ học, muốn trả đũa,...

Ngược lại, nếu mắc lỗi mà được người lớn dùng các phương pháp kỷ luật tích cực thì trẻ vẫn thay đổi được hành vi không mong muốn nhưng vẫn cảm thấy được yêu thương, tôn trọng, an toàn, được hiểu và thấy mình có giá trị, phẩm giá. 

Trừng phạt và xâm hại[sửa]

Trừng phạt thân thể và tinh thần cũng như các hành vi xâm hại (ngược đãi, hành hạ,...) đều là các hình thức bạo lực. Nhưng để can thiệp phù hợp, cần phải hiểu sự khác nhau giữa hai hình thức bạo lực này:

Để nhận dạng được một hành vi là xâm hại, cần chú ý tới 3 điểm:

  • Bạo lực gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ: Bất cứ hành vi bạo lực nào với trẻ (kể cả thể chất và tinh thần) đều gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ, cho dù người lớn không có ý định đó.
  • Bạo lực là lạm dụng quyền lực: Cá nhân sử dụng bạo lực với trẻ là người đã lạm dụng quyền lực mà họ có đối với trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, người sử dụng bạo lực với trẻ lại là người có mối quan hệ gần gũi, thường xuyên với trẻ như ông bà, cha mẹ, thầy cô...
  • Bạo lực tồn tại dưới các hình thức khác nhau: Về thân thể, về tinh thần và tình dục. Bạo lực có thể tồn tại dưới hình thức lạm dụng hay sao nhãng.

Trừng phạt thân thể và tinh thần cũng là một hình thức bạo lực xâm phạm quyền trẻ em và gây hại cho sự phát triển của trẻ (sẽ bàn ở chương 3).

Hoạt động: Trở lợi tuổi thơ tìm hiểu trừng phạt[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (10 phút) Hỏi: Có ai từ hồi nhỏ tới giờ chưa từng mắc lỗi? Ai đã từng mắc lỗi?

Hỏi: Đó là những lỗi gì? Khi mọi người liệt kê, tập huấn viên ghi lên bảng hoặc vào giấy A0.

Hỏi: Khi mắc lỗi như vậy, người lớn (cha mẹ, thầy cô) làm gì? Như thế nào? Hãy ghi các câu trả lời của học viên lên bảng. Có thể ghi làm 2 cột: phạt về thể chất và phạt về tinh thần. Có thể phát cho học viên tài liệu phát tay "Trẻ em nói gì? Người lớn nghĩ gì?" để đọc thêm.

Bước 2 (10 phút) Hỏi: Khi người lớn đối xử như vậy bạn cảm thấy thế' nào và học được điều gì? Học viên trả (10 phút) lời, tập huấn viên ghi lên bảng hoặc giấy A0.
Kết luận (10 phút) Mắc lỗi là bình thường, tự nhiên, ai cũng mắc lỗi. Trẻ hay bị trừng phạt về thể chất và tinh thần khi mắc lỗi, khi "hư" (xem Kiến thức đề xuất 1). Có thể giao bài tập về nhà: Mỗi học viên thử điểm lại xem mình có hay "trừng phạt" con em mình không? Nếu có thì như thế nào và hậu quả ra sao?
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này