Phương pháp kỷ luật tích cực/C7.1

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
KIẾN THỨC ĐỀ XUẤT 1: SỰ CĂNG THẲNG VÀ CÁCH THỨC GIẢM CĂNG THẲNG

Dấu hiệu và tác động của sự căng thẳng[sửa]

Căng thẳng (stress) là phản ứng của con người đối với một tác nhân được coi là có hại cho thể chất và tâm lý con người. Có rất nhiều tác nhân (các yêu cầu hay thách thức) gây căng thẳng:

Sự kiện trong cuộc sống: mất người thân, bạn thân, ly dị, bị thương, tai nạn, rủi ro, mất việc, nghỉ hưu, có thai, khó khăn về tài chính, nợ tiền bạc, thay đổi điều kiện sống, mất mùa, thiên tai,...

Phức tạp rắc rối hàng ngày: tắc đường, bất đồng với người quen, quá ồn, quá lộn xộn, thời tiết khó chịu, các mối bận tâm hàng ngày với con trẻ,...

Công việc: quá nhiều việc, phải cố gắng quá sức, việc lặp đi lặp lại đơn điệu, không tự chủ được công việc, công việc nguy hiểm, độc hại, trách nhiệm quá nặng nề, thời hạn phải xong việc đến gần, áp lực công việc...

Tất cả các tác nhân trên đều là tác nhân bên ngoài. Nhưng cũng có các tác nhân bên trong như xung đột nội tâm (phải chọn giữa hai mục đích, hành động mâu thuẫn nhau - đi dự tập huấn hay tham dự một sự kiện quan trọng khác; chọn 1 trong 2 hoạt động thích thú...), các suy nghĩ, đánh giá tình huống, sự kiện một cách tiêu cực cũng có thể gây căng thẳng (tức giận, sợ hãi, lo âu, buồn bã, ghen ghét, khủng hoảng,.). Cuối cùng, vấn đề sinh lý cũng có thể gây căng thẳng: tăng trưởng tuổi mới lớn, kinh nguyệt với phụ nữ, ốm đau, tuổi già, thiếu kinh nghiệm, vận động ít, dinh dưỡng tồi,.

Như thế căng thẳng là thực tế cuộc sống. Thường chúng ta nghĩ các nguyên nhân gây căng thẳng đều là tiêu cực nhưng cũng có các sự kiện gây căng thẳng nhưng tích cực: chuyển đến nhà mới, được đề bạt lên vị trí cao hơn nhưng trách nhiệm nặng nề hơn, vụ mùa bội thu phải thu hoạch gấp. Ở chừng mực nào đó, căng thẳng cũng có tác dụng cảnh báo cho sự an toàn và sức khoẻ thể chất và tinh thần của bạn. Căng thẳng một chút có thể kích thích bạn tìm hướng giải quyết khó khăn. Khi bị căng thẳng có nghĩa là có điều gì đó phải thay đổi.

Cha mẹ và thầy cô thường gặp những căng thẳng gì trong nuôi dạy và giáo dục trẻ? Với cha mẹ, việc con cái ốm đau, tiền học, khó khăn ở trường, giờ giấc, quan hệ bạn bè, rắc rối trong cuộc sống. rất có thể gây căng thẳng. Nỗi lo làm cha mẹ có khi kéo dài suốt đời. Với thầy cô, yêu cầu ngày càng tăng của chất lượng giáo dục là áp lực rất lớn. Ngoài ra, quan hệ thầy-trò, quan hệ giữa học trò với nhau, vấn đề giờ giấc, học hành, các hành vi có vấn đề của học sinh. đều có thể gây căng thẳng. Cha mẹ và thầy cô nên lưu ý rằng dù nguyên nhân sự căng thẳng ở người lớn có liên quan đến trẻ hay không thì trẻ em vẫn thường là người hay phải chịu tác động tiêu cực nhất. Trong nhiều trường hợp trẻ em bị trừng phạt về thân thể và tinh thần vì sự căng thẳng hay tức giận của người lớn. Theo nghĩa này, hiểu và biết cách giảm bớt căng thẳng không chỉ tốt cho người lớn mà còn rất có lợi cho trẻ.

Các biểu hiện khi căng thẳng[sửa]

Khi sự căng thẳng có hại cho sức khoẻ, mối quan hệ trong gia đình, nhà trường, cơ quan thì việc phát hiện ra các dấu hiệu về sinh lý, cảm xúc, hành vi, nhận thức (vừa trình bày trên đây) rất có ích vì bản thân chúng đã gợi ý cho ta phải làm gì để giảm cáng thẳng.

Giảm bớt sự căng thẳng[sửa]

Như vậy, muốn giảm căng thẳng, chúng ta phải giảm áp lực cuộc sống (vốn ngày càng tăng trong xã hội hiện đại) một cách tích cực hoặc tăng nội lực bản thân, tăng khả năng ứng phó với căng thẳng. Ngoài ra còn có một số yếu tố phụ trợ để giảm căng thẳng.

1. Giảm áp lực cuộc sống và tâng nội lực[sửa]

Khi căng thẳng do công việc quá gấp thì có lẽ việc sắp đặt thời gian hợp lý, kỹ năng lập kế hoạch sẽ rất có ích. Sắp đặt công việc theo một lịch trình hợp lý hoặc chia công việc thành những phần nhỏ để làm hàng ngày, hàng tuần sẽ giúp dễ dàng đạt được thời hạn và giảm căng thẳng.

Khi căng thẳng do những suy nghĩ tiêu cực gây ra, rèn luyện tư duy tích cực hơn, tập trung vào những điểm tích cực, vào những gì mình kiểm soát được... có thể giúp thay đổi tình hình.

Khi quan hệ cha mẹ - con cái hay thầy - trò căng thẳng thường xuyên thì đó là lúc cần có sự thay đổi: ví dụ như thay đổi cách thức giao tiếp, lắng nghe, thay đổi phong cách làm cha mẹ, giảng dạy và xử lý các vấn đề trong quan hệ thầy trò. Thay đổi như thế nào? Nhiều câu trả lời đã được gián tiếp trao đổi, thực hành ở các chương trước. Những thay đổi trong cách thức kỷ luật trẻ một cách tích cực (hệ quả lôgíc, thiết lập nội quy, nề nếp, thời gian tạm lắng, khích lệ...) là những cách thức giảm căng thẳng một cách lâu dài, bền vững nhất.

2. Một số yếu tố hỗ trợ giúp giảm căng thẳng[sửa]

Thể dục, thể thao hay vận động

Đi bộ, chạy nhảy, đánh cầu lông, bóng bàn,... hay làm việc nhà, lao động chân tay sẽ giúp giảm căng thẳng và nguy cơ bệnh về tim mạch. Bắt đầu việc thể dục thể thao bằng những hoạt động vừa sức, ví dụ đi bộ ra chợ, đi xe đạp đến chỗ không xa quá, sau đó tăng dần lên.

Cười, âm nhạc

Hài hước giúp giảm căng thẳng rất nhiều, "tiếng cười bằng 10 viên thuốc bổ". Các nghiên cứu cho thấy về mặt thể chất, cười có thể giảm huyết áp. Âm nhạc cũng rất có ích.

Chế độ ân uống, nghỉ ngơi hợp lý

Rau, quả, sữa chua,... rất có ích trong giảm căng thẳng. Uống đủ nước hàng ngày giúp ứng phó tốt hơn với căng thẳng. Nghỉ ngơi, tạo lập sự cân bằng giữa công việc và gia đình, giữa làm việc và giải trí... cũng rất có ích.

Giảm hút thuốc

Một số người nói rằng hút thuốc làm giảm căng thẳng nhưng các nghiên cứu lại cho thấy điều ngược lại.

Ngủ

Thiếu ngủ có thể dẫn đến đến trạng thái dễ nổi cáu, mệt mỏi, mất tập trung, thậm chí trầm cảm... làm tăng căng thẳng.

Sự chia sẻ, hỗ trợ của người thân, đồng nghiệp

Các nghiên cứu cho thấy những ai có bạn bè, người thân để chia sẻ, tâm sự lúc căng thẳng thường ứng phó với căng thẳng tốt hơn.

Hoạt động: Căng thẳng và giảm căng thẳng[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (7 phút) Phát cho mỗi người một Tài liệu phát tay "Căng thẳng và giảm căng thẳng". Đề nghị học viên đọc, suy nghĩ nhanh và chọn ra 2 câu hỏi mà mình muốn thảo luận với người bên cạnh. Thảo luận với người ngồi bên khoảng 3 phút
Bước 2 (15 phút) Sau khi các nhóm đôi đã thảo luận xong, hãy đề nghị chia sẻ lại theo nhóm lớn (cả lớp). Tập huấn viên có thể ghi tóm tắt những điều học viên liệt kê lên bảng để mọi người dễ Bước 2 bình luận, bổ sung, có ý kiến. Dành nhiều thời gian hơn cho câu hỏi 5, 8, 9 và đặc biệt là 10. Nếu có ai muốn chia sẻ trải nghiệm cá nhân của mình (câu 5) hãy dành thời gian cho họ. Nếu có thời gian, hãy chuyển câu 10 thành hoạt động 2 (ở trang tiếp theo) cho chi tiết và cụ thể hơn.
Kết luận (8 phút) Tóm tắt lại các dấu hiệu, triệu chứng của sự căng thẳng, tác động của sự căng thẳng và cách thức giảm căng thẳng (Kiến thức đề xuất 1). Có thể giao bài tập về nhà cho học viên (tập áp dụng một số cách thức giảm căng thẳng khi có trạng thái căng thẳng).

Hoạt động: Giảm căng thẳng[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Bước 1 (5 phút) Viết công thức căng thẳng lên bảng (phần Kiến thức đề xuất 1). Như vậy, muốn giảm căng Bước 1 thẳng cần (1) giảm áp lực một cách tích cực, tăng nội lực của bản thân và (2) tìm kiếm một số yếu tố hỗ trợ giảm căng thẳng. Chia lớp thành nhóm nhỏ để thảo luận 2 nhóm kỹ năng/ phương pháp vừa nêu. Viết kết quả vào 1/2 tờ giấy A0.
Bước 2 (10 phút) Sau khi các nhóm đã làm xong, đề nghị mỗi nhóm trình bày. Mời các học viên khác bình luận, bổ sung. Lưu ý câu hỏi ở đây là làm thế nào, chứ không chỉ liệt kê tên cách làm.
Kết luận (5 phút) Tóm tắt lại 2 điểm chính (từ phần Kiến thức đề xuất 1):

1. Kỹ năng giảm áp lực cuộc sống, tăng nội lực (quản lý thời gian, quản lý sự thay đổi, kỹ năng lập kế hoạch, suy nghĩ tích cực, tập trung vào những gì mình kiểm soát được...)

2. Một số yếu tố hỗ trợ (thể dục, thể thao, làm những việc mình yêu thích, chế độ ăn uống, ngủ, nghỉ ngơi...) 

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây