Radioimmunoassay

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Radioimmunoassay (RIA), phương pháp miễn dịch dùng đánh dấu phóng xạ, được Rosalyn Yalow và Solomon Aaron Berson phát triển vào những năm 50, là một trong những phương pháp dùng để đo nồng độ kháng nguyên trong mẫu nghiên cứu mà không cần phải tiến hành thí nghiệm in vivo. Phương pháp này được Rosalyn Sussman Yalow ứng dụng và phát triển để đo nồng độ insulin. Thành công của việc ứng dụng RIA để đo được nồng độ hormone trong máu được coi là bước đột phá của y học nói chung và của nội tiết học nói riêng. Đây cũng là công trình nghiên cứu đưa Rosalyn Sussman Yalow đến với giải Nobel trong lĩnh vực Y học - Sinh lý học năm 1977.

Các bước cơ bản của RIA bao gồm:

(1) Đánh dấu phóng xạ cho mẫu chuẩn (kháng nguyên chuẩn). Thành phần phóng xạ thường được sử dụng là đồng vị gamma của iod được gắn với tyrosine.

(2) Thêm kháng thể với hàm lượng đã biết trước và đặc hiệu cho kháng nguyên chuẩn đã được đánh dấu phòng xạ nói trên. Phản ứng kết hợp KN-KT sẽ sảy ra.

(3) Thêm mẫu huyết thanh cần xác định nồng độ KN. KN trong huyết thanh (chưa được đánh dấu phóng xạ và được gọi là KN lạnh (unlabled antigen hay "cold antigen") sẽ cạnh tranh với KN đã được gắn chất phóng xạ để kết hợp với KT.

(4) KN có nồng độ càng cao, lượng KN kết hợp với KT sẽ càng lớn và có khả năng cạnh tranh để kết hợp với KT càng cao dẫn đến làm giảm tỷ lệ KN chuẩn (đã được đánh dấu) kết hợp với KT. Như vậy, một lượng KN chuẩn được giải phóng.

(5) KN ở trạng thái kết hợp KN-KT sẽ được tách khỏi KN tự do. Đây là bước quan trọng có tính quyết định mức độ chính xác của phép đo. Để thực hiện, một kháng kháng thể (anti-antibody) được thêm vào để tạo kết tủa với KN chuẩn thứ nhất. Phần "cặn" sẽ được tách bằng phương pháp ly tâm

(6) Đo nồng độ của KN chuẩn được giải phóng ở bước (4) thông qua tín hiệu phóng xạ đã được gắn với KN chuẩn ở bước (1).

(7) Dựng đường biểu diễn nồng độ kết hợp KN-KT qua đó xác định nồng độ KN trong mẫu cần chẩn đoán.

RIA là phương pháp có độ nhạy cao nhưng nhược điểm của nó là yêu cầu thiết bị hiện đại và chi phí lớn. Đặc biệt, RIA có sử dụng chất phóng xạ nên yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong quá trình thí nghiệm. Chính vì vậy RIA dần được thay thế bằng ELISA trong đó chất phóng xạ được thay bằng chất phát quang.

Sơ thảo:

Xem thêm: Phương pháp RIA [1]

Nguyễn Bá Tiếp, các bài khác

Liên kết đến đây