Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Cách xử lý số liệu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Quốc hội VN

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Việc có tới 3 mức (tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp) mà mỗi đại biểu quốc hội Việt Nam có thể dùng để đánh giá các chức danh cho Quốc hội bầu và phê chuẩn gây ra những khó khăn nhất định trong việc (1) so sánh mức độ tín nhiệm giữa các chức danh; (2) so sánh mức độ tín nhiệm giữa các lần bỏ phiếu và (3) so sánh mức độ tín nhiệm giữa các nhóm chức danh. Tôi đề xuất công thức chuyển đổi sau:

Độ tín nhiệm = (A x số phiếu tín nhiệm cao + B x số phiếu tín nhiệm + C x số phiếu tín nhiệm thấp) / Tổng các số phiếu

Chỉ số A, B và C có thể tùy ý tỉ trọng. Trong tính toán này tôi sử dụng A = 3, B = 1 và C = -2.

Bằng cách này, các chức danh có độ tín nhiệm cao nhất và thấp nhất có thể được chỉ ra 1 cách rõ ràng hơn so với cách báo chí đang làm hiện nay (đó là sắp xếp dựa trên khi thì số lượng tín nhiệm cao, khi thì tín nhiệm thấp và giá trị phiếu tín nhiệm hầu như không được sử dụng).

Thống kê kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội VN năm 2014 dựa trên độ tín nhiệm

Sử dụng phương pháp tính độ tín nhiệm này, chúng ta cũng có thể so sánh kết quả của năm 2014 so với năm 2013 một cách chính xác hơn. Điều này giúp chỉ ra những chức danh có sự thay đổi đáng kể (theo chiều hướng tăng hoặc giảm độ tín nhiệm).

Tỉ số giữa Độ tín nhiệm năm 2014 với năm 13 được lấy logarithm cơ số 2

Độ tín nhiệm của nhóm các chức danh ví dụ chức danh chính phủ và quốc hội cũng có thể sử dụng dễ dàng để thống kê hoặc so sánh.

Các chức danh thuộc khối Chính phủ đã tăng mức độ tín nhiệm so với năm 2013

Theo luật Quốc hội hiện hành, mức độ tín nhiệm cao thấp không dễ dàng hoặc trực tiếp dẫn đến việc miễn nhiệm hay đề bạt các chức danh. Tuy nhiên, việc công khai mức tín nhiệm của Quốc hội có khả năng ảnh hưởng đến các kết quả bầu cử kế tiếp. Việc ảnh hưởng này có thể kiểm định bằng cách đối chiếu với kết quả Bầu Ban chấp hành TW khóa XII (trực tiếp liên quan đến cơ cấu đề bạt chức danh). Điều thú vị là tất cả các trường hợp có mức độ tín nhiệm thấp dưới 1.5 đều không có tên trong danh sách TW, đặc biệt là trường hợp Bộ trưởng Bộ Y tế (tín nhiệm 0.2) và Tổng thanh tra chính phủ (tín nhiệm 1.3). Ngoài ra, 7 trong 11 (64%) ủy viên TW có mức tín nhiệm cao trên 2 được bầu vào Bộ Chính trị trong đó tỷ lệ này trong nhóm tín nhiệm trung bình (từ 1.5 đến 2) là 30%. Do không công bố danh sách 220 ứng cử viên nên phân tích này không phân biệt được đầy đủ các trường hợp không được đề cử (E-1), hay không đạt đủ phiếu bầu (E-2).

So sánh kết quả Bầu Ban chấp hành TW khóa XII (2016) với độ tín nhiệm ở Quốc hội khóa XIII năm 2014. BCT: Bộ Chính trị; TW: Ban chấp hành TW; E: không có tên trong Ban chấp hành; E-1: không chuẩn thuận ứng cử; E-2: không đạt được đủ phiếu bầu.

Số liệu kết quả bỏ phiếu năm 2014 và 2013 được lấy theo thứ tự từ nguồn Báo Dân trí Báo Thanh niên. Danh sách Ban chấp hành TW và Bộ Chính Trị khóa XII lấy từ Báo VnExpress. Hình ảnh các chức danh được lấy từ Báo VNExpress.


PS. Bài này dành để chúc mừng sinh nhật 1 người bạn dân Toán

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này