Thành viên:Cao Xuân Hiếu/Note: Chiến lược hấp thu văn minh phương Tây của Ngô Đình Nhu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ông cố vấn Ngô Đình Như từ 50 năm trước (1964) đã khẳng định con đường tất yếu mà dân tộc phải đi qua là hấp thu văn minh phương Tây một cách toàn diện.

Dưới đây là 1 số ý trích từ Chính đề Việt Nam:

  1. Sự tương tác của văn minh phương Tây và đặc tính dân tộc. Một dân tộc khi Tây phương hóa sẽ trải qua 2 giai đoạn (1) hấp thụ các kỹ thuật Tây phương và (2) sử dụng điều 1 để tạo ra các giá trị sáng tạo chịu sự ảnh hưởng của đặc tính dân tộc
  2. Khi đang ở giai đoạn (1), việc hấp thụ văn minh phương Tây là cưỡng bách và toàn phần. Nghĩa là nếu có sự xung đôt giữa văn minh phương Tây và đặc tính dân tộc thì đặc tính dân tộc phải lùi bước. Những đặc tính dân tộc phù hợp với văn minh nhân loại nhờ đó sẽ được chắt lọc tinh túy.
  3. Việc hấp thu văn minh phương Tây phải liên tục không ngừng nghỉ ngay cả khi dân tộc đã sang giai đoạn sáng tạo các giá trị mới cho nhân loại. Nói cách khác văn minh dân tộc phải luôn theo kịp với các văn minh đương đại.
  4. Chuyển ngữ là công cụ quan trọng. Việc sử dụng ngoại ngữ và chuyễn Việt ngữ, mở rộng tiếng Việt là có tính bổ trợ cho nhau, không loại trừ nhau. Nếu chúng ta không sử dụng ngoại ngữ được 1 cách rộng rãi và đạt trình độ tinh vi thì vấn đề thu thập văn minh sẽ không hoàn thiện. Việc Việt hóa các giá trị nhân loại giúp phổ biến sâu rộng trong xã hội.
  5. Việc tiến hành sáng tạo các giá trị mới chỉ có thể thực hiện khi (1) đã hấp thụ kỹ thuật, văn minh phương Tây đến trình độ đủ cao; (2) thấu triệt được những nguyên lý của khả năng sáng tạo và (3) luyện tập kỹ năng sử dụng các khả năng sáng tạo.
  6. Kỹ thuật và văn minh phương Tây có thể hùng mạnh được là nhờ 2 đức tính vô cùng quí báu được thừa hưởng từ văn minh cổ Hy Lạp Lã Mã: (1) tính chính xác về lý trí và (2) sự ngăn nắp và minh bạch trong tổ chức. Hai đức tính trên đã sản sinh ra khoa học và nếu thu thập văn minh, tri thức, kỹ thuật phương Tây mà thiếu 2 đức tính đó thì cũng không có ích.
  7. Để học được 2 đức tính thì một dân tộc phải có sự rèn luyện kiên nhẫn nhiều thế hệ về (1) tổ chức đời sống hàng ngày và (2) chỉnh đốn ngôn ngữ để trở thành 1 công cụ suy luận duy lý
  8. Để chỉnh đốn tiếng Việt thì phải giảm thiểu sự hành văn mang tính gợi mở hình tượng gián tiếp mà phải cấu trúc là ngôn từ sao cho minh bạch, duy lý và chặt chẽ.
  9. Một yêu cầu bắt buộc khác trong giáo dục là rèn tính khí điều này còn quan trọng hơn cả rèn trí thông minh. Tính khí hay là luân lý là bộ những giá trị đạo đức tiêu chuẩn được thừa nhận và đề cao trong xã hội và phù hợp với văn minh nhân loại phổ quát
  10. Để có thể giáo dục quần chúng hiệu quả phải sử dụng các kỹ thuật khoa học hiện đại kết hợp với tổ chức một cách quy củ