Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Hai bức tâm thư gửi gắm sự nghiệm cho Hồ Chí Minh

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

(Trích : Lãng du trong văn hoá Việt Nam của Hữu Ngọc)

Năm 1883, triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Harmand công nhận sự đô hộ của Pháp. Nhưng phong trào Cần Vương chống Pháp kéo dài từ 1885 – 1896. Sau đó, các nhà nho nhận thầy sự phá sản của Khổng học chính thống, tách ra theo hai khuynh hướng: một bên chấp nhận sụ cộng tác với Pháp để bảo tồn vương quyền và sinh sống trong một xã hội văn minh văn hoá Phương Tây, một bên tiếp tục đấu tranh cho độc lập bằng cách cách tân Khổng học, tiếp thu các tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây, đặc biệt của các triết gia ánh sáng Pháp (thế kỷ 18) qua các bản dịch Trung Quốc (Tân thư).

Vào nửa đầu thế kỷ 20, trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam, nổi lên ba gương mặt sĩ phu cách mạng (sĩ phu với nghĩa: những người có học thức trong một nước (Đào Duy Anh) trường hợp này có nghĩa là trí thức nho học). Đó là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc.

Phan Bội Châu (1867 – 1940), hơn Nguyễn Ái Quốc (1890) 23 tuổi, là bạn của cụ Phó bảng Sắc (thân phụ Nguyễn Ái Quốc), thường đến chơi nhà uống rượu ngâm thơ trước khi xuất dương.

Phan Chu Trinh (1872 – 1926), hơn Nguyễn Ái Quốc 18 tuổi, đã dẫn dắt Nguyễn Ái Quốc khi hoạt động bước đầu ở Pháp.

Giải nguyên Phan Bội Châu và Phó bảng Phan Chu Trinh là bậc cha chú của Nguyễn Ái Quốc, những chí sĩ “cây đa cây đề” được quốc dân kính nể. Đọc hai bức thư hai cụ viết cho Nguyễn Ái Quốc mới ngoài 30 tuổi thi thấy quả thật hai cụ hết lòng yêu nước, đạo đức khiêm tốn, lại có con mắt tinh đời. Trong thời kỳ đen tối nhất của Cách mạng, hai cụ đã gửi gắm sự nghiệp giải phóng đất nước cho một Nguyễn Ài Quốc chỉ đáng tuổi con em, không có bằng cấp gì, đang gian lao hoạt động bí mật ở nước ngoài. Hai chục năm trước khi Cách mạng tháng tám thành công. Hai cụ đã thấy ở Nguyễn Ái Quốc một cây đương lộc, nghị lực có thừa, “một tài năng…lo cho đại sự”, một “tiểu anh hùng”. Việc tin cậy ký thác này là một tấm gương cho thế hệ sau về việc cầu hiền, phát hiện nhân tài, trân trọng lớp trẻ như hai Cụ. Có lẽ về mặt này, khi thành Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn vẫn nhớ và thực thi bài học đó.

Năm 1925, Phan Bội Châu 58 tuổi, từ Hàng Châu gửi một bức thư cho Lý Thuỵ (Nguyễn Ái Quốc) 35 tuổi. Thư viết bằng chữ hán do giáo sư Vĩnh Sinh thấy ở Văn Khố hải ngoại tại Pháp và dịch sang tiếng Viễt. Thư viết :”Người cháu rất kính yêu của bác, hôm trước anh Lâm Đức Thụ và anh Hồ Tùng Mậu gửi lá thư của cháu, trong thư có nói tường tận chuyện ông Hy Mã Phan Châu Trinh. Trong thư dựa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ý sâu sắc, mà lối lập luâ và dịch sang tiếng Viễt. Thư viết :”Người cháu rất kính yêu của bác, hôm trước anh Lâm Đức Thụ và anh Hồ Tùng Mậu gửi lá thư của cháu, trong thư có nói tường tận chuyện ông Hy Mã Phan Châu Trinh. Trong thư dựa trực tiếp trên chuyện thật nhưng ngụ ý sâu sắc, mà lối lập luận lại dựa trên ý tưởng lớn, nhân đó mới biết là học vấn, tri thức của cháu nay đã tăng trưởng quá nhiều, quả thật không phải như 20 năm về trước. Nhớ lại 20 năm trước đây, khi đến nhà cháu uống rượu, gõ án, ngâm thơ, anh em cháu thảy đều chưa thành niên. Lúc ra đi, Phan Bội Châu đâu có ngờ rằng sau này cháu sẽ trở thành một tiểu anh hùng như ngày nay! Bậy giờ so với cháu thì kẻ già này rất xấu hổ. Nhận được liên tiếp hai lá thư của cháu, bác cảm thấy vừa buồn vừa mừng. Buồn là buồn cho bản thân Bác, mà mừng là mừng cho đất nước ta. Việc thừa kế nay đã có người, người đi sau giỏi hơn kẻ đi trước, trên tiền đồ đen tối đã xuất hiện ánh sáng ban mai.” Cụ Phan đặt hết lòng tin vào ông Nguyễn: “Việc gầy dựng giang sơn, ngoài cháu, có ai để nhờ uỷ thác gánh trách nhiệm thay mình…?” Cụ mong gặp Nguyễn ở Quảng Đông nhưng không được.

Năm 1922, tức là ba năm trước bức thư của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh 50 tuổi, từ Marseile viết một bức thư dài gấp bốn lần cho Nguyễn Ái Quốc (32 tuổi). cụ cũng đánh giá cao ông Nguyễn: “Bởi phương pháp bất hoà mà anh đã nói với anh Phan (Bội Châu) là tôi là hạng người hủ nho thủ cựu, cái điều anh gán cho tôi đó, tôi chẳng giận anh tý nào cả, bởi vì suy ra tôi thấy rằng: Tôi đọc chữ Pháp bập bẹ nên không am tường hết sách vở ở cái đất văn minh này, cái đó tôi thua anh xa lắm, đứng nói gì đọ với anh Phan (Bội Châu). Tôi tự ví tôi ngày này như con ngựa đã hết nước kiệu, giờ pha nước tế, tôi nói thế chẳng hề đem ví anh lả kẻ tử mã lục thạch, mà tôi còn phục anh nữa là khác. Tôi thực tình có sao nói vậy, không ton hót anh tí nào!...Tôi phải viết cái thơ này cho anh là tôi có cái hy vọng anh nghe theo tôi, mà lo cái đại sự.”

Trong thư, Phan Chu Trinh phê phán sách lược của Phan Bội Châu, cho là dựa vào Nhật với ảo tưởng “Đồng văn” để võ trang đánh Pháp là mơ hồ, có thành công cũng chỉ là thay chủ. Cụ phê phán sách lược Nguyễn Ái Quốc là thiếu thực tế, ở nước ngoài, tuyên truyền vận động trong nước, kêu gọi người tài, đợi thờ ccơ về nước, là “công dã trang”. Cụ khuyên ông Nguyễn nên về nước ngay mà theo sách lược của cụ: mở mang trí uệ ngừoi dân, tằng khí phách dân, nâng cao đời sống dân, sau đó hợp lực đạo đổ cường quyền, dùng phương pháp “khẩu thuyết vô bằng” (nói miệng mà tuyên truyền không có gì làm bằng chứng để buộc tội).

Nguyễn Ái Quốc rất tôn trọng khí phách Phan Chu Trinh, nhưng không theo lời khuyên trong bức thư năm 1922. Ông đã theo một sách lược hiệu quả hơn, vì nó phù hợp với thời hiện đại: Gắn độc lập dân tộc vào phong trào quốc tế, kết hợp tư tưởng hai cụ Phan: Phan Bội Châu chủ trượng đấu tranh bạo lực cách mạng, nhấn mạnh phản đế, Phan Chu Trinh thì chủ trương đấu tranh hoà bình bằng nâng cao dân trí, nhấn mạnh phản phong.

Nguyễn Ái Quốc kiên trì thực hiện đường lối của mình và đợi thời cơ. Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước. Tiếc thay hai cụ Phan không thấy được “chàng thanh niên” ngày nào đã kết hợp thành công chủ trương của hai Cụ để có ngày 02.9.1945 vẻ vang của dân tộc.