Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Loài Rùa tự chữa vết thương cho mình như thế nào?

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Rùa vốn thuộc nhóm động vật có tuổi thọ trung bình cao. Trong nhiều trường hợp, đây là đối tượng nghiên cứu lý thú về vấn đề tuổi thọ, lão hóa .v.v Để có một tuổi thọ cao như vậy, ta cũng có thể dự đoán khả năng chống chịu bệnh tật, thích ứng với các điều kiện sống khắc nghiệt (thiếu dinh dưỡng thời gian dài) của những loài này cũng có thể có cơ chế thú vị.

Một số thông tin về cá thể RHG đang điều trị[sửa]

Theo Dân trí ([1]:) Việc chẩn đoán và chữa vết thương cho cụ Rùa ban đầu được đưa ra theo nhiều cách như: đưa thuốc vào cơ thể bằng đường thức ăn, tiêm thuốc, bôi trực tiếp vào vết thương, tắm thuốc... đều có khả năng xảy ra rủi ro. Hiện nay phương án đã được hội đồng thông qua là đưa cụ Rùa lên bờ bằng biện pháp “cưỡng chế”, sau đó lấy mẫu bệnh phẩm nhằm chẩn đoán chính xác nhất rồi mới dùng thuốc bôi ngoài da nhằm diệt khuẩn, nấm bằng kháng sinh; thảo dược cũng sẽ được sử dụng trong khu vực “bệnh viện” là bể bơi thông minh sắp được hoàn thiện.

ngày 4/4/11 sau khi bắt 1 con rùa HG vào lồng nghiên cứu thì phát hiện "Về sức khoẻ của cụ Rùa được vây bắt thành công ngày hôm qua, ông Khôi cho biết, những vết thương của cụ Rùa không thực sự nghiêm trọng như nhiều người tưởng. Vết thương trên lưng, chân… không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của cụ Rùa và bác sĩ chỉ mất khoảng 2 tuần chữa trị là khỏi. “Những vết thương trên thân “cụ” Rùa không thực sự nghiêm trọng như báo chí vừa nêu thời gian vừa rồi. Vết rỗ đồi mồi, vết thương trên lưng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cụ, các bác sĩ có thể chỉ mất một vài ngày chữa trị là khỏi”, ông Khôi nói với báo Dân trí.

Giới tính cá thể này là giống cái.

Cá thể RHG đang điều trị nặng 169 kg, dài 1,6m, rộng 0,8m, nhỏ và nhẹ hơn so với tiêu bản trong đền Ngọc Sơn. Tiêu bản rùa trong đền Ngọc Sơn được xác định là nặng tới 250kg, rộng 1,2m và dài 2,1m.

Số lượng cá thể RHG sinh sống trong hồ Hoàn kiếm trước đây là khá nhiều. Do đó, có giả thuyết có nhiều hơn 1 cá thể hiện vẫn đang sống trong hồ. Giả thuyêt này hay giả thuyết bác bỏ đều chưa được kiểm chứng.

Một số trình tự DNA của RHG đã được giải mã để phục vụ việc xác định giới tính và định danh loài (nguồn). Tuy nhiên, những trình tự này chưa được công bố rộng rãi trên ngân hàng gene quốc tế (dự tính mất 6 tháng). Nhận xét sơ bộ từ GS. TS Lê Trần Bình thì cá thể này thuộc 1 loài khác với loài giải Thượng Hải, thậm chí cũng khác loài với các cá thể rùa thu được ở VN từ trước đến nay, ví dụ rùa ở Đồng Mô hay thậm chí tiêu bản rùa ở Đền Ngọc Sơn.

Ý kiến của các chuyên gia[sửa]

Một số ý kiến từ hội thảo khoa học "Giải pháp tổng thể bảo vệ rùa hồ Hoàn Kiếm" (15-2-2011):

  • Một số chuyên gia cho rằng, việc chữa trị cho rùa hồ Hoàn Kiếm là cần thiết và gợi ý nên tìm cách đưa rùa lên khỏi mặt nước, sau đó dùng các giải pháp thú y can thiệp. Nhưng đa số chuyên gia khác băn khoăn vì nước ta chưa có kinh nghiệm xử lý vấn đề này. Việt Nam cũng chưa có một trung tâm cứu hộ cho rùa khổng lồ nước ngọt, ...
  • Đáng chú ý, từ Singapore, các chuyên gia quốc tế hàng đầu về rùa đã khẩn cấp soạn thảo bộ khuyến cáo với ba nhóm nội dung gồm bắt giữ, lai dắt và điều trị cho Rùa Hoàn Kiếm. Bộ khuyến cáo được gửi cho phía Việt Nam ngày 24-2. Tuy nhiên, chuyên gia nước ngoài lại chưa nhận được kế hoạch cụ thể của chuyên gia Việt Nam sau bộ khuyến cáo đó.

  • Chuyên gia bệnh học thủy sản, Thạc sỹ Kim Văn Vạn (Trưởng bộ môn Nuôi trồng thủy sản - ĐH Nông nghiệp Hà Nội) cho rằng: "Rùa tai đỏ không phải là nguyên nhân dẫn đến việc "cụ rùa" bị thương, mà có thể là vì trong quá trình di chuyển đã va chạm vào các vật sắc nhọn có trong hồ hoặc do mắc lưỡi câu nên bị thương. Ngoài ra, có thể do rùa sống trong môi trường nước hồ bị ô nhiễm, có nhiều vi sinh vật gây bệnh".

  • “Ngoài các vết lở loét, có thể rùa dễ bị viêm phổi do vi khuẩn, không ở dưới nước được lâu nên Cụ Rùa thường xuyên phải nổi lên tầng mặt để hô hấp”, TS Bùi Quang Tề, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, nhận định.

  • TS Phan Thị Vân (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) cho biết, các vết thương trên thân rùa có thể hình thành do tổn thương cơ học, sau đó bị nhiễm trùng và tạo thành các vết lở loét. Các vết trắng trên thân rùa có thể là tổn thương đã lâu, đóng vảy mà thành. Cũng không loại trừ sự có mặt của các loại nấm thủy my gây hại ở các vết thương trắng dọc lưng "cụ rùa", đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ nước xuống thấp như thời gian qua. Tác nhân gây ra các vết loét trên cơ thể rùa có thể không do ký sinh trùng và virus. Tuy nhiên, cần phải xem xét kỹ và chỉ có kết luận khi được tiếp xúc với rùa, lấy mẫu và phân tích tác nhân.
  • Nếu để rùa ở môi trường Hồ Gươm sẽ rất khó điều trị. Trường hợp cho thuốc vào thức ăn, chưa chắc rùa đã ăn được, mà bị các loại sinh vật khác ăn mất. Mặt khác, cần tính đến việc bôi trực tiếp thuốc lên vết thương sẽ ảnh hưởng tới da (là cơ quan hô hấp), có thể làm cho tình trạng sức khoẻ của rùa yếu đi. Còn phương án đưa lên bờ, cần tính đến việc thay đổi môi trường sống, thậm chí có thể xảy ra tình trạng kẻ xấu cướp rùa đi mất


  • Ông Timothy McCormack (Chương trình Bảo tồn rùa châu Á - ATP) cho biết, việc đưa rùa ra khỏi hồ để chữa trị chỉ nên coi là giải pháp cuối. Những rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra nếu di chuyển rùa ra khỏi hồ mà không có đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật chuyên môn. Hiện nay, ATP đang tiếp tục khảo sát ở miền Bắc Việt Nam nhằm tìm kiếm thêm cá thể thuộc loài rùa hồ Hoàn Kiếm. Nhóm chuyên gia về rùa mai mềm kích thước lớn và bác sỹ thú y với kinh nghiệm và kỹ năng ở Trung Quốc đã sẵn sàng đến Việt Nam nếu có yêu cầu
  • Theo ông, chúng ta có thể tạo thêm một số bãi tự nhiên để Cụ Rùa lên phơi nắng, như vậy cũng giảm được tổn thương do nấm.
  • Trên thế giới, cùng với cá thể được cho là duy nhất tại hồ Hoàn Kiếm, loài rùa này hiện chỉ còn 2 cá thể đang sinh sống tại Trung Quốc và 1 cá thể ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội). Từ năm 2008 đến nay, các chuyên gia đã tiến hành ghép đôi, nhân giống giữa 2 cá thể rùa ở Trung Quốc nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu khả quan.
  • "Chương trình phối hợp bảo tồn Rùa Hoàn Kiếm giữa Việt Nam và Trung Quốc là phương án nên được xem xét và cân nhắc", Tim nói. Cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô của Việt Nam được xác nhận là giống đực, nhân đợt giải cứu cá thể năm 2008. Cá thể này có thể được ghép đôi sinh sản với cá thể cái Rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc. Nếu phương án được phía Việt Nam chấp thuận, Tim đề xuất thỏa thuận của phương án có thể là, một nửa số cá thể con nở thành công sẽ được đưa về Việt Nam mỗi năm; còn cá thể rùa đực ở hồ Đồng Mô sẽ được đưa trở lại hồ Đồng Mô sau một số năm thực hiện ghép đôi nhân giống. "Từ những ổ trứng có số lượng lớn được sinh sản của loài này và từ thực tế cá thể cái ở Trung Quốc đã sinh sản, tiềm năng nhân giống bảo tồn loài sẽ rất cao", báo cáo của Tim và cộng sự sẽ trình bày tại Singapore tuần tới, nhận định.
  • ông Timothy McCormack xác nhận chưa có chuyên gia quốc tế nào được mời tham gia trực tiếp hoạt động cứu hộ Rùa Hoàn Kiếm. “Cần lưu ý, cá thể rùa này đã già yếu lắm rồi, và có thể qua đời cho dù có can thiệp thú y tốt nhất. Tôi mong muốn thấy một kết cục tích cực và coi đây là cơ hội để nghĩ về cách làm thế nào bảo tồn được giống nòi của Rùa Hoàn Kiếm như một báu vật quốc gia”,
  • Dù áp dụng biện pháp nào đi chăng nữa cũng sẽ không có gì đảm bảo là thành công bởi hiện tại bởi cụ Rùa đã là một "người già". Mà "người già" thì sức khỏe thường không được tốt. Dù có chữa trị thành công đi nữa thì sức khỏe của cụ sẽ không thể hồi phục như ban đầu, đó là điều chắc chắn. Vì thế, khó khăn lớn nhất hiện nay trong quá trình chữa trị cho cụ theo tôi đó chính là vấn đề về độ tuổi của "cụ"
  • Chúng ta vẫn chưa biết sức khỏe của cụ Rùa như thế nào, ốm ra làm sao, nặng hay nhẹ. Việc bắt cụ lên bờ cần phải tiến hành hết sức thận trọng để tránh làm ảnh hưởng tới cụ. Theo tôi, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Vì thế các ngành của thành phố cần phải chi li trong từng việc làm một để đưa cụ lên bờ.

  • TS, bác sỹ thú y cao cấp Nimal Fernando (Công viên Đại Dương - Hồng Kông): Kinh nghiệm chữa bệnh cho rùa, trong đó có chữa cho loài rùa tương tự rùa hồ Hoàn Kiếm tại Tô Châu (Trung Quốc) cho thấy việc chữa trị phải đi liền với cải tạo môi trường sinh sống của chúng.
  • Nimal Fernando cho rằng sau khi đưa Cụ Rùa ra khỏi Hồ, chúng ta phải thiết kế chuồng và nuôi giữ đặc biệt trong quá trình chữa trị. “Chúng ta cần đơn giảm hóa quá trình chữa bệnh. Việc chữa trị cho rùa mai mềm cần ít nhất từ một tháng đến vài năm. Chúng ta có thể sát trùng vết thương rồi sử dụng kháng sinh chữa trị vết thương.” - ông Nimal Fernando nói.
  • Theo ông Nimal Ferando, "Với mức độ tổn thương của rùa như quan sát trên ảnh, "phác đồ điều trị" cho rùa là bôi thuốc, tiêm thuốc, thậm chí là phẫu thuật và ít nhất phải mất khoảng 6 tháng mới khỏi được. Vì vậy, tốt nhất là giữ rùa ở tại môi trường nước của Hồ Gươm, vừa kết hợp điều trị bệnh, vừa cải tạo, thay đổi môi trường nước, dọn vệ sinh dưới lòng hồ thay vì đưa lên môi trường khác. Sau khi nghiên cứu giới tính của cá thể rùa Hồ Gươm, có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và phối kết hợp với cá thể rùa cùng loài của Trung Quốc cho sinh sản, từ đó mới có thể bảo tồn được loài quý hiếm này".
  • Nimal Fernando cho hay, các thao tác cơ bản can thiệp vào cá thể Rùa Hoàn Kiếm đã được ông trình bày cặn kẽ tại hội thảo quốc tế do Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội tổ chức ngày 15-2-2011 ở Hà Nội. Song ông cảnh báo: “Chớ nên đơn giản hóa công việc. Tôi sẵn sàng sang Việt Nam tham gia chữa trị nếu được mời. Nhưng chưa có lời mời chính thức nào”.

  • PGS-TS Hà Đình Đức (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam): Thành phố cần cho kiểm tra đáy hồ và thu dọn hết các chướng ngại có thể là một trong những nguyên nhân gây vết thương trên cổ "cụ rùa". Cần làm ngay hệ thống cống có cửa đóng mở, luân chuyển nước hồ trong mùa mưa để cải tạo chất lượng nước; tiếp tục cho nạo hút bùn để bảo đảm độ sâu trung bình khoảng 1,5m vào mùa khô…

  • Douglas Hendrie là cố vấn kỹ thuật cho tổ chức phi lợi nhuận Giáo dục tự nhiên Việt Nam và là nhà sáng lập của Chương trình rùa châu Á, chuyên gia về rùa người Mỹ, đã sống ở Việt Nam 14 năm, cho hay, ông không tin những vết thương trên người “cụ” rùa nguy hiểm đến tính mạng, vì cách “cư xử” (hành vi) của cụ nhìn chung không thay đổi nhiều (tập tính). “Cụ” nổi lên vào ngày ấm áp, như vẫn thường thấy, và có vẻ như bơi rất tự do, tìm thức ăn. Báo Dân trí, Báo AP
  • Ông Hendrie nhận xét (báo Dân trí dịch không xét ý): ""Every couple years here in Hanoi, people start saying the Hoan Kiem turtle is sick," "I wouldn't panic yet.". Cứ 2 năm một lần, người ta lại nói rùa Hoàn Kiếm bị ốm. Tôi chẳng thấy sửng hốt vì điều đó.
  • Không ai biết chính xác tuổi, giới tính của rùa Hòa Kiếm, nhưng theo Hendrie, các chuyên gia ước tính “cụ” có thể 80-100 tuổi. Họ cũng tin rằng đây có thể là loài rùa nước ngọt quý hiếm nhất thế giới. Rùa nặng 200kg và chiếc mai lớn trải dài 1,8m, rộng tới 1,2m. Trên thế giới, các nhà khoa học mới biết một con rùa khác cùng loài, có tên khoa học là Rafeteus swinhoei, ở Việt Nam và 2 con khác ở một vườn bách thú tại Trung Quốc.

  • Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội: “Lúc này, chúng ta phải dẹp sang một bên việc khẳng định bản lĩnh, uy tín, năng lực nhà khoa học trong nước. Vì tính mạng của cá thể rùa cực kỳ quý hiếm, nên mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm tham gia ngay từ đầu”. Trung Quốc có không ít chuyên gia thú y cao cấp song họ vẫn phải mời TS Nimal Fernando đến chữa trị cho hai cá thể Rùa Hoàn Kiếm của họ. “Người dùng thuốc gây mê phải được đào tạo, có chứng chỉ và phải có dụng cụ chuyên dụng. Tôi chưa thấy ai dùng nỏ để bắn thuốc gây mê cho động vật bao giờ. Chỉ cần quá liều một chút là có thể gây tử vong. Rùa Hoàn Kiếm đang trong tình trạng sức khỏe rất yếu nhưng chúng ta lại không có thông số sinh học cụ thể nào về cả thế. Việc dùng thuốc mê đem đến rủi ro cao. Ngay cả trong phẫu thuật cho người, khi gây mê phải có một kíp gây mê riêng. Thế mà vẫn xảy ra sự cố”.

  • Ngay tại Việt Nam, cũng có hai chuyên gia thú y quốc tế kỳ cựu sẵn sàng tham dự nếu được yêu cầu. Đó là Daniela Schrudde D.V.M. (Giám đốc Dự án Bảo tồn Voọc Cát Bà, đang làm việc tại Vườn Quốc gia Cát Bà, TP Hải Phòng) và Tiến sỹ Ulrike Streicher (chuyên gia thú y về thú hoang, đang công tác tại một khu bảo tồn ở Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).



Xem thêm[sửa]

Liên kết đến đây