Thành viên:Nguyenthephuc/Note: Mẹo giúp học sinh phân biệt luật chính tả

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

1. Phân biệt x/s[sửa]

- Các tiếng có âm đầu x thì khi phát âm nghe âm gió bật ra nặng

VD: xé, xa, xuề xòa, xòe hoa…

- Các tiếng có âm đầu s thì khi phát âm nghe âm gió bật ra nhẹ hơn âm x

VD: củ sả, vỏ sò, sờ....

2. Phân biệt gi/ r/ d[sửa]

- Khi phát âm các tiếng có gi thì âm gió bật ra nặng hơn d

VD: gió/ dó, gia/ da, giò/dò,...

- gi và r không kết hợp với các tiếng có âm đệm, các tiếng có âm đệm chỉ viết d

VD: duy trì, dọa nạt,....

3. Phân biệt c/k/q[sửa]

Âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ cái c, k, q.

- Viết q trước các vần có âm đệm ghi bằng chữ cái u.

- Viết k trước các nguyên âm e, ê, i (iê, ia)

- Viết c trước các nguyên âm khác còn lại.

4. Phân biệt ng/ngh; g/ gh[sửa]

- Âm đầu “gờ” được ghi bằng con chữ g, gh.

- Âm đầu “ngờ” được ghi bằng con chữ ng, ngh.

- Viết gh, ngh trước các nguyên âm e, ê, i, iê (ia).

- Viết g, ng trước các nguyên âm khác còn lại

5. Quy tắc đánh dấu thanh[sửa]

- Dấu thanh thường đặt ở trên hoặc dưới âm chính (VD: loá mắt, khoẻ,...)

- Ở các nguyên âm có dấu mũ thì các dấu thanh được viết hơi cao lệch về bên phải của dấu mũ (VD: mặn,về huế, vạn tuế,...). Hoặc là trên những tiếng có nguyên âm đôi tron chương trình.

+ Trong tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi. (VD: cây mía, lựa chọn, múa hát,...)

+ Trong tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối vần thì dấu thanh được viết ở con chữ thứ hai của nguyên âm đôi (VD: ước muốn, chai rượu, sợi miến,...).

Để giúp học sinh nhớ lâu và thực hiện đùng luật chính tả phân biệt c,k,q; phân biệt g/ gh; phân biệt ng/ ngh... các thầy cô có thể tham khảo trò chơi sau.

Trò chơi học tập: “Người chiến thắng[sửa]

Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị tờ bìa hoặc bảng con. Học sinh bằng con hoặc có thể nêu miệng để tiết kiệm thời gian.

Tiến hành: GV viết các phụ âm hoặc các nguyên âm vào trên bảng con hoặc trên tờ bìa.

Ví dụ: - GV ghi vào tờ bìa âm c, thi học sinh phải ghi được vào bảng con âm tương ứng đó là a, o, hay ô, u....sau đó đọc to ca, co... và phân tích tiếng tìm được. Ai tìm được đúng và nhanh là người chiến thắng.

- Hoặc dạy bài Luật chính tả âm i

GV ghi các phụ âm: c, k, ng, gh, ngh, d. Học sinh tự tìm âm để ghép ví dụ như: e, ê, i học sinh đọc to tiếng đó lên chẳng hạn như: ke. nghỉ,...và kết hợp phân tích sau đó nhắc lại luật chính tả đã học. Ai tìm và nói đúng sẽ là người thắng cuộc. Qua trò chơi GV củng cố cho học sinh kiến thức đã học về tìm tiếng, từ, về luật chính tả để học giúp học sinh nhớ và vận dụng tốt hơn lâu hơn.

Giáo viên: Phạm Thị Nhung - Trường Tiểu học Sơn Bằng - Hương Sơn.

Nguồn: https://www.facebook.com/ChungToiLaGiaoVien/posts/907953219227983