Thái Âm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

THÁI ÂM Bắc đẩu tinh . âm . thủy


1. Vị trí ở các cung:

Đóng ở các cung ban đêm (từ Thân đến Tý) thì rất hợp vị. Đóng ở các cung ban ngày thì cần phải có Tuần, Triệt, Thiên Không, Thiên Tài đồng cung mới sáng lại.

Riêng tại hai cung Sửu, Mùi, Thái Âm cần phải có Tuần, Triệt án ngữ mới thêm rực rỡ. Bằng không, phải có sao Hóa Kỵ. Tại Mùi, Thái Âm tốt hơn ở Sửu.

Ngoài ra, vốn là sao Âm nên Thái Âm sẽ chính vị ở cung âm, nhất là rất phù hợp với những người tuổi âm, nhất là sinh từ 10 đến 20 âm lịch (thượng huyền).

Thái Âm sẽ phù trợ đắc lực cho những người mạng Thủy, Mộc và Kim. Miếu địa: Dần, Tuất, Hợi Vượng địa: Thân, Tý Đắc địa: Sửu, Mùi Hãm địa: Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ


2. Ý nghĩa tướng mạo:

Thái Âm đắc địa trở lên: thì "thân hình to lớn, hơi cao, da trắng, mặt vuông vắn (đúng hơn là mặt tròn) đầy đặn, mắt sáng, đẹp đẽ."

Thái Âm hãm địa thì người có thân hình nhỏ, hơi cao, mặt dài, mắt kém, thần sắc u tối.


3. Ý nghĩa bệnh lý: Xem sao Thái Dương. Riêng phái nữ, Nguyệt hãm còn có nghĩa kinh nguyệt bất thường.


4. Ý nghĩa tính tình:

a. Nếu Thái Âm miếu, vượng và đắc địa: - rất thông minh - tính nhu thuần, nhân hậu, từ thiện - nổi bật nhất là năng khiếu văn chương, mỹ thuật Các đặc tính này làm cho đương sự rất dễ bị xúc cảm, dễ sa ngã, nhất là khi gặp các sao đa sầu, lãng mạn, đa dâm khác. Nếu đi với Xương Khúc thì khuynh hướng lãng mạn, tình từ càng nổi bật. Nếu đi với Thiên Đồng thì càng nông nổi, hay thay đổi, thích mới bỏ cũ.

b. Nếu Thái Âm hãm địa: - kém thông minh - tính ương ngạnh, bướng bỉnh, ngoan cố - thích ngao du chơi bời - ưa chuộng thi văn, du lịch - không ham danh lợi, an phận thủ thường - đa sầu, đa cảm, lãng mạn, mơ mộng viển vông - không bền chí, chóng chán, nhất là ở hai cung Sửu, Dần (trăng tàn)

5. Ý nghĩa công danh, tài lộc:

Thái Âm là phú tinh nên có nhiều ý nghĩa tài lộc nhất. Nếu đắc địa, vượng địa và miếu địa và tùy sự hội chiếu với Thái Dương và cát tinh khác, người có Thái Âm sáng sẽ có: - dồi dào tiền bạc, điền sản - có khoa bảng cao, hay ít ra rất lịch lãm, biết nhiều - có danh tiếng, quý hiển Thái Âm đóng ở cung Tài hay Điền thì tốt nhất. Thái Âm sáng mà bị Tuần Triệt coi như bị hãm địa, trừ phi ở Sửu Mùi thì tốt.

Nếu hãm địa thì: - công danh trắc trở, không quý hiển được - lập nghiệp phương xa, bôn ba - khoa bảng dở dang - bất đắc chí - khó kiếm tiền, nghèo khổ, vất vả Các trường hợp này cũng xảy ra nếu Thái Âm miếu, vượng hay đắc địa mà gặp nhiều sao mờ ám, nhất là sát tinh Riêu, Đà, Kỵ, Hình.

Nếu Nguyệt hãm địa ở cung Âm thì cũng hưởng được lợi ích của luật âm tương hợp: tuy không quý hiển nhưng cũng đủ ăn và ít phiền muộn. Nếu được nhiều cát tinh hội chiếu thì sẽ được quý hiển, có danh vọng, tài lộc.

Cũng như đối với Thái Dương, Thái Âm ở Sửu Mùi gặp Tuần Triệt án ngữ, thêm Hóa Kỵ càng hay, sẽ được vừa phú, vừa quý như được miếu địa. Tại hai cung này, Thái Âm còn sáng hơn cả Thái Dương đồng cung vì tọa thủ nơi cung Âm hợp vị. Danh tài càng về già càng hiển đạt vì Thái Âm sáng ăn về hậu vận.


6. Ý nghĩa của thái âm và một số sao khác:

a. Những bộ sao tốt: - Thái Âm và Thái Dương: xem mục 8 nói về Thái Dương

- Thái Âm sáng gặp Lộc Tồn: rất giàu có, triệu phú. Trong trường hợp này, Thái Âm có giá trị như sao Vũ Khúc sáng sủa, chủ về tài lộc.

- Thái Âm đắc địa gặp Hóa Kỵ: càng thêm rực rỡ thêm

- Thái Âm sáng gặp Tam Hóa: rất tốt đẹp, vừa giàu, vừa sang, vừa có khoa bảng

- Thái Âm sáng gặp Xương Khúc: rất thông minh, lịch duyệt, từng trải, lịch lãm, tài hoa

- Thái Âm sáng gặp Tứ Linh (Long Phượng Hổ Cái): hiển hách.

- Thái Âm, Thiên Đồng gặp Kình ở Ngọ: rất có nhiều uy quyền

- Thái Âm sáng gặp Đào Hồng: rất phương phi, đẹp đẽ, được người khác phái mến chuộng, tôn thờ. Đây là bộ sao của minh tinh, tài tử nổi danh. Tuy nhiên, bộ sao này có thể có nhiều bất lợi về tình duyên, có thể đưa đến sự sa ngã, trụy lạc, lăng loàn.

b. Những bộ sao xấu: - Nguyệt hãm gặp Thiên Lương chiếu: dâm đãng, nghèo hèn (đối với phái nữ)

- Nguyệt hãm gặp Tam ám (Riêu Đà Kỵ): bất hiển, bị tật mắt, lao khổ, nghèo, họa vô đơn chí, hao tài, bị tai họa liên tiếp, ly tông, bệnh hoạn triền miên. Phụ nữ có thể hiếm con.

- Nguyệt hãm gặp sát tinh: trai trộm cướp, gái giang hồ, lang thang nay đây mai đó, lao khổ

- Nguyệt hãm gặp Tam Không: phú quý nhưng không bền

- Nguyệt Đồng ở Tý gặp Hổ Khốc Riêu Tang: đàn bà rất đẹp nhưng bạc mệnh, đa truân, suốt đời phải khóc chồng, góa bụa liên tiếp.

- Nguyệt Cơ ở Dần gặp Xương Riêu: dâm đãng, đa tình, sa đọa, hay làm thi văn dâm tình.


7. Ý nghĩa của thái âm ở các cung:

a. ở Mệnh: xem sao Thái Dương mục 9-a.

b. ở Bào: Nhật Nguyệt giáp Thai: có anh chị em song sinh

c. ở Thê: - Nguyệt Nhật miếu, vượng địa: sớm có gia đình - Nguyệt Xương Khúc: vợ đẹp, có học (giai nhân) - Nguyệt Quyền ở Thân: sợ vợ

d. ở Tử: - Nguyệt Thai Hỏa: có con cầu tự mới nuôi được - Nhật Nguyệt Thai: có con sinh đôi

e. ở Tài: - Nguyệt sáng gặp Sinh Vượng: rất giàu có, kiếm tiền rất dễ dàng và phong phú - Nguyệt sáng gặp Vũ chiếu: giàu có lớn - Nguyệt Tuất, Nhật Thìn: đại phú

f. ở Tật: - Nguyệt hãm gặp sát tinh: gặp nhiều bệnh hoạn triền miên ở mắt, thần kinh, khí huyết, kinh nguyệt - Nguyệt Trì Sát: hay đau bụng

g. ở Di: Nhật Nguyệt sáng gặp Tam Hóa: được nhiều người quý trọng tôn phục, giúp đỡ, hậu thuẫn.

i. ở Nô: - Nhật Nguyệt sáng: tôi tớ lạm quyền, có học trò giỏi, người phò tá đắc lực. - Nguyệt hãm: tôi tớ ra vào luôn, không ở lâu bền.

k. ở Quan: - Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi không gặp Tuần Triệt: bất hiển công danh, bất đắc chí - Nguyệt hãm gặp Tả Hữu: làm mụ có tiếng

l. ở Điền: - Nguyệt sáng: điền sản rất nhiều - Nguyệt hãm: ít của, không có của

m. ở Phúc: - Nguyệt sáng sủa: thọ, hưởng âm đức bên mẹ, vợ, mẹ thọ

n. ở phụ: Xem mục Thái Dương, cung Phụ Mẫu.

o. ở hạn: - Nguyệt sáng: tài lộc dồi dào, có mua nhà, đất, ruộng vườn, gặp việc hên, sinh con - Nguyệt mờ: hao tài, đau yếu (mắt, bụng, thần kinh), bị kiện vì tài sản, bị lương tâm cắn rứt, sức khỏe của mẹ/vợ kém. - Nếu thêm Đà Tuế Hổ: nhất định mất mẹ - Nguyệt Đà Kỵ: đau mắt nặng, mất của. - Nguyệt Hỏa Linh: đau yếu, kiện cáo. - Nguyệt Hình: mắt bị thương tích, phải mổ. - Nguyệt Cự: đàn bà sinh đẻ khó, đau đẻ lâu.

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.