Thảo luận:Biện pháp rèn cho học sinh kỹ năng trình bày bài làm môn Toán

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Từ Phúc Lai Vũ ở G+ : - Đây là phương pháp của các thầy các cô.Cái cần quan tâm là làm sao để cho các em chủ động học tập Toán có logic và đam mê cơ.Phụ huynh chúng tôi cần cái đó.

Cao Xuân Hiếu, 13:39, 3/8/2011 (UTC)

Để nâng cao chất lượng môn Toán ở trường phổ thông[sửa]

http://dantri.com.vn/c202/s202-435721/de-nang-cao-chat-luong-mon-toan-o-truong-pho-thong.htm

Nguyenthephuc, 02:15, 15/11/2010 (UTC)

theo minh nghi viec khong cho tui em hoc sinh xoa nhu the ma sai ,tay xoa la bi tru diem thi cung co phan dung cua no ,nhu vay co the day cho hoc sinh cua biet cach lam mot cach can than hon de khong bi sai de roi phai hoi tiec ,nhung theo minh nghi sai tay nhu mot it thi cung khong nen tru qua nhu the , vay theo ban thi sao ban co the cho minh biet y kien cua ban

Lethiduyend, 14:04, 9/9/2010 (UTC)

Nếu bạn thắc mắc về ý mỗi chỗ tẫy, xóa đều bị trừ điểm thì hãy thảo luận với tôi qua email: nguyenthephucmaster@gmail.com.

Nguyễn Thế Phúc thảo luận 11:54, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (CEST)

Một số ý kiến[sửa]

Tớ rất thích cách cậu coi trọng cuốn vở nháp và hoàn toàn đồng ý với việc yêu cầu giữ lại các bản nháp. Cuốn nháp này chính là cách thể hiện cách hiểu của HS về bài giảng và bài tập. Nó thực sự hữu ích cho HS chẳng khác cuốn SGK là mấy. Tuy nhiên tớ hiểu rằng các GV chắc chắn ko đủ thời gian để kiểm tra vở nháp của HS và cũng ko cần thiết phải làm thế.

Có một số gợi ý là cần phải yêu cầu HS đánh số trang các cuốn vở bài giảng, vở bài tập và vở nháp (nên mã số 3 cuốn vở này một cách dễ nhớ như G, B, N). Mã số này sẽ giúp HS đối chiếu, trích dẫn giữa các cuốn vở, giữa các phần, chương của Chương trình học. Sau khi đánh số trang rồi thì phải yêu cầu chặt là không được xé vở.

Việc trình bày đẹp và sáng tạo cũng cần nhưng theo tớ ko phải là những tiêu chí hàng đầu GV cần rèn luyện cho HS với môn toán. Cậu nên khuyến khích nhưng ko nên phạt quá nặng (vd. trừ điểm). Cách thức hợp lý mà tớ cho là nên làm là đối với những HS có vở sạch đẹp thì sẽ được cộng 1/4 điểm vào bài kiểm tra cuối học kỳ. Cũng ko cần thiết phải thu lại tất cả vở HS mà chỉ HS nào muốn được cộng điểm thì sẽ nộp cho GV trước kỳ thi. Bởi vì theo tớ quan sát thì những HS năng khiếu thực sự về toán thì thường có biểu hiện hơi bề bộn và cẩu thả. Việc gạch xóa chỉ chứng tỏ là HS đang cố gắng tìm đường ra của tư duy. Nếu ta muốn HS sáng tạo thì đừng nên gò việc này.

Tớ cũng thấy Bộ GD muốn các GV đề xuất các sáng kiến giảng dạy, trong khi GV muốn HS có sáng kiến giải bài tập. Thế nhưng theo tớ hiểu, đất cho sự sáng tạo trong các bài tập mẫu ở SGK ko có nhiều đâu. Đến GV còn khó mà sáng tạo nói gì HS. Vậy nên khuyến khích tính sáng tạo ở đâu và bằng cách nào? Tớ nghĩ sáng tạo nên nằm ở việc ra đề chứ ko nhiều ở việc phương pháp giảng dạy. Các GV hãy cố gắng tự phát triển hoặc sưu tầm những đề toán theo xu hương gần với hơi thở cuộc sống hơn tuyệt đối không ép thêm kiến thức ở các cấp cao hơn vào.

Một cách khác là GV hãy để các HS mình tự ra đề thi và tự giải (tương ứng với các bài kiểm tra 15', ko áp dụng với các hình thức kiểm tra 45' hoặc thi học kỳ) . Cách làm như sau:

  1. GV đánh số vị trí ngồi của HS theo 1 cách riêng (trên 1 tờ giấy mã chẳng hạn).
  2. Phát những tờ giấy có chữ ký của GV và đã đánh số cho cách HS tương ứng với bảng mã.
  3. HS tự sáng tạo đề thi dựa bài tập mẫu với khuyến khích là gần với cuộc sống. (thời gian có thể ngay tại chỗ hoặc như là bài tập về nhà tùy độ khó)
  4. Thu đề lại, tráo đề và phát ngẫu nhiên lại cho HS.
  5. Yêu cầu HS giải bài toán mà mình nhận được. Đồng thời nhận xét cá nhân về đề thi (việc này rất quan trọng, thậm chí cần áp dụng đối với cả đề thi của GV hay SGK).
  6. Chấm điểm cả điểm ra đề và điểm giải toán. Việc ra đề cần nghiêm phạt với các HS có thái độ ko nghiêm túc. Việc giải toán và nhận xét nên tính cả sự thiếu xót của đề thi. Hãy giáo dục HS cách phát hiện khuyết điểm của người khác và cách hành xử đúng và tôn trọng những khuyết điểm đó (đây là một đức tính mà HS VN cực thiếu).

Chúc cậu gặp nhiều thành công,

Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 12:59, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (CEST)

Nguyenthephuc viết ...[sửa]

Chào cậu, mình rất vui vì cậu hứng thú với bài viết này.

Việc đánh số trang các quyển vở ghi, chính mình luôn làm điều đó khi viết lách. Điều đó sẽ giúp cập nhật, bổ sung cho các trang đã viết trước vào những trang giấy trắng và chỉ cần ghi thêm ở cuối trang này rằng xem tiếp trang xyz, mà không cần phải viết riêng ra một trang rời rồi đính (dán) thêm. Nó giống kiểu các liên kết (link) trên internet vậy, mỗi trang độc lập với nhau và nhiệm vụ của người biên tập là trỏ trang này đến đúng trang tiếp theo. -:D Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng thích thú và hiểu ý nghĩa của việc này.

Mình rất thích 2 ý đề toán gần với hơi thở cuộc sống phát hiện khuyết điểm của người khác và cách hành xử đúng và tôn trọng những khuyết điểm đó mà cậu đã ra. Tuy nhiên, chúng ta có một số điểm chưa hiểu nhau. -:D

Về ý thứ nhất, mình và cậu đã hơn một lần trao đổi. Mình rất vui vì gần đây một số đề thi Tin học, cũng như Toán học ở một số tỉnh và ngay cả cấp Bộ đã có chiều hướng này. Hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục được phát huy tạo ra được sự ủng hộ của các thày cô giáo. Mình cũng mong được tiếp cận thêm một số đề thi như thế của các trường nước ngoài.

Về ý thứ hai, đây lỗ hổng văn hóa, quả không dễ thay đổi. Ở đây mình muốn bổ sung thêm, không chỉ về khuyết điểm "tính cách" mà cả khuyết điểm "thân xác". Mình được chứng kiến một ông nói "móc" về cái tai "khiếm thính" của chính giáo viên đang công tác mà ông là Hiệu trưởng, điều tệ hai là ông nói trước đám đông mà đám đông đó cũng chỉ "nín lặng" nghe. Buồn.

Bây giờ, quay lại với chủ đề chính của bài viết. Về ý "tẩy xóa là bị trừ điểm", có lẽ cậu hiểu nhầm ý mình. Ở đây, việc không cho học sinh gạch xóa trong bài làm nhằm làm cho học sinh phải nháp trước khi viết vào bài làm, đó là mới là mục đích chứ việc "trình bày đẹp sạch sẽ" không phải là mục đích. Cái ý (4), trình bày hay, ở đây không phải là trình bày "đẹp" theo cách hiểu "thẩm mỹ", mà hiểu "đẹp" theo nghĩa toán học. Đẹp logic, đẹp suy luận, ví dụ đơn giản là như thế này: cùng một bài toán lời giải thứ nhất 1 trang, lời giải thứ hai 1/3 trang thì ta hay nói lời giải thứ hai "đẹp". :D, quá đẹp. Hay như bây giờ, nếu ai đó giải bài toán lớn của Fecma mà chỉ có 2 trang thay vì 200 trang như hiên tại thì quá đẹp, tuyệt đẹp. -:D Do đó, ở đây mình không khuyến khích "vở sạch, chữ đẹp" mà đó chỉ là "hệ quả".

Mình đồng ý rằng, với những học sinh "thông minh" thường nghĩ rất nhanh, viết rất nhanh và tẩy xóa cũng rất nhanh.:D Do đó, yêu cầu của mình muốn các cháu hãy làm nó, gạch xóa, ra nháp. Chắc chắn rằng, những gì ta nháp không phải là lời giải của bài làm, do đó sau khi nháp thoải mái rồi, học sinh có thời gian xem lại, tổng hợp, nhìn toàn bộ lời giải và trình bày vào bài làm. Yêu cầu này của mình sẽ không làm các cháu "thông minh" đó bị hạn chế tốc độ suy nghĩ, sáng tạo đúng không?

Về ý sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy, mình nghi có hai kiểu, kiểu viết lại kinh nghiệm đã qua thực tế. Kinh nghiệm ấy giúp cho việc dạy và học tốt hơn, giúp cho học sinh tích cực học tập hơn, học tốt hơn (phân biệt với học giỏi, học tốt khác với học giỏi). Bài viết này của mình thuộc kiểu này. Hai là kiểu sáng kiến giúp phát triển tư duy sáng tạo của học sinh thông qua giải toán, nó là cái như cậu nói (cho học sinh tự sáng tạo đề thi gắn với thực tế, dựa trên các số liệu đầu vào và yêu cầu của bài toán).

--Nguyễn Thế Phúc thảo luận 17:11, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (CEST)


OK, giờ tớ đã hiểu hơn và đồng tình về cách làm và ý nghĩa của biện pháp này rồi. Cheer!
Bổ sung về cái quan sát về đức tính tôn trọng cá nhân và sống đẹp với ng kém. Hôm nay bọn tớ vừa có 1 cái seminar mà ng nói rất tệ, ko thể tệ hơn, từ cách trình bày đến cả thái độ trả lời (anh ta cố gắng bảo vệ ý kiến 1 cách ngang ngạnh và ko lắng nghe ng khác, đúng nghĩa là bảo vệ). Nhưng tất cả mọi ng khán giả họ đặt câu hỏi 1 cách rất xây dựng và đúng mực. Họ tập trung hỏi để cố gắng chắt chiu nhưng cái tốt nhất của anh ta và giúp cái đó phát triển tiếp. Những cái yếu kém họ cũng đặt câu hỏi nhưng vừa đủ để anh ta để ý đến những điểm đó, khi thấy anh ta có vẻ phản kháng thì họ dừng lại ngay. Họ muốn khi anh ta bình tĩnh và có thời gian suy nghĩ lại câu hỏi thì sẽ hiểu được phần nào. Tất nhiên sau đó ông GS có cách cho điểm và đánh giá một cách khách quan về kết quả của anh ta, nhưng không công bố ngay tại chỗ. => Từ đó, mình rút ra một kinh nghiệm là đối với HS thì hãy tuyên dương điểm tốt trước mọi người, đánh giá khách quan và công bằng với những điểm yếu nhưng bảo đảm danh dự cá nhân của HS. Một điểm khác là luôn tôn trọng ý kiến của HS (người khác) dù nó sai lè mười mươi, hãy đặt các câu hỏi ngược lại và để HS tự thấy cái sai của mình.
Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 18:11, ngày 13 tháng 7 năm 2009 (CEST)

Cách ứng xử của ông GS thật sâu sắc.
Nguyễn Thế Phúc thảo luận 16:22, ngày 14 tháng 7 năm 2009 (CEST)


Thưởng điểm[sửa]

Những bài làm đúng, có cách giải sáng tạo, độc đáo khác với đáp án có thể được thưởng điểm. Mức điểm thưởng do cán bộ chấm thi đề xuất và do trưởng môn chấm thi trình trưởng ban chấm thi quyết định, nhưng không vượt quá 1 điểm (chi tiết: Thưởng điểm cho những bài thi ĐH, CĐ có cách giải sáng tạo). Hic, việc thưởng điểm trên lớp thì có thể được còn việc thưởng điểm cho bài giải sáng tạo trong một kỳ thi quan trọng như thế này không biết có ổn? Phải chăng, "Bộ" đang tìm cách "gỡ điểm" cho mình vì đề thi năm nay hơi khó, điểm sẽ thấp?

Nguyễn Thế Phúc thảo luận 02:57, ngày 18 tháng 7 năm 2009 (CEST)
Tớ ko ủng hộ vụ thưởng điểm trong bất kỳ trường hợp nào vì tớ nghĩ thế là mầm mống của bất công và ko minh bạch. Tớ nghĩ nên hướng cho HS biết trân trọng cả những lời khen ngợi chứ ko phải thực dụng đến điểm hay phần thưởng. Tớ thấy ở đây 1 ánh mắt khen ngợi, 1 hành đồng dơ ngón tay cái của GS thậm chí ko cần phải khen ra thành lời.
Cao Xuân Hiếu (thảo luận) 14:26, 15/11/2010 (ICT)