Thảo luận:Giai thoại văn học Việt Nam/Xuất đối dị, đối đối nan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hi bạn @Vloser, cám ơn bạn đã hướng dẫn, mình vừa sửa được rồi :).

Ngmdungx, 15:51, 20/7/2014 (CEST)

@Thành viên:Ngmdungx: Bạn click vào biểu tượng cái bút ở màn hình của bạn là sửa được trang.

Vloser, 13:49, 20/7/2014 (CEST)

Hi bạn Thảo, hình như tài khoản của mình không có quyền sửa đâu bạn ạ ^^.

Ngmdungx, 07:49, 15/7/2014 (CEST)

Hi all, theo tôi thì nội dung thảo luận thú vị này nên được tổng kết lại thành 1 phần Chú thích. Độc giả sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn.

Cao Xuân Hiếu, 07:41, 15/7/2014 (CEST)

Vâng, thế cũng có lý. Vậy bạn giúp sửa được không? (Wiki mở mà). Kể cũng lạ có rất nhiều bản chép là "xuất đối dị" (như trong bài của Vũ Ngọc Khánh).

Phạm Thạch Thảo, 13:33, 14/7/2014 (CEST)

Chào bạn Thảo. Theo mình thì "nhập quan trì" là không đúng đâu. Vì "nhập" có nghĩa là vào mà lúc đó đoàn của cụ Mạc Đĩnh Chi đã vào đất Trung Quốc đâu. "Quá quan trì" là đúng rồi, "quá" có nghĩa là "tới mà chưa vào". Còn ở vế sau, "Tiên đối dị" có nghĩa là "câu đối trước kỳ lạ". Chữ "tiên" ở đây nghĩa là "trước". "Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan" thì đúng là "Tới cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan". nhưng vế sau "Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối" thì nên hiểu là "Câu đối trước lạ, đối lại câu đối đó khó, mời ngài đối trước". Theo mình là như vậy.

Ngmdungx, 13:25, 13/7/2014 (CEST)

Ngmdungx góp ý có phần đúng. Hai câu đó chép nguyên văn theo sách là như vậy. Tuy nhiên chữ "tiên đối" (theo vế sau dùng) thì lại không có nghĩa là "xuất đối" mà là "đối lại trước". Mình nghĩ câu ra phải là "nhập quan trì" thì đúng hơn, vì "quá quan" rồi thì "quan bế" hay không cũng không quan trọng.

Phạm Thạch Thảo, 13:02, 13/7/2014 (CEST)

Phải là "Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối" mới đúng. Vì ở đây chữ Tiên được đối lại với chữ Quá, chữ đối đối lại với chữ quan.

Ngmdungx, 12:24, 13/7/2014 (CEST)