Thắc mắc thường gặp khi ốm nghén

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

(Dân trí) - Đi cùng với niềm vui sắp được làm mẹ là những lo lắng không ngừng khi mỗi sáng thức dậy, dạ dày trực chỉ muốn tống tất tật mọi thứ được đưa vào ra ngoài; mệt mỏi và kinh sợ ngay cả những món ăn “khoái khẩu”.... Bao băn khoăn mà chẳng biết hỏi ai.

Tại sao tôi thấy mệt mỏi suốt ngày?

Không có bất kỳ một lời giải thích nào cho lý do tại sao bạn cảm thấy mình ốm đến vậy ngoài nguyên nhân là do sự thay đổi sinh lý đang diễn ra trong cơ thể bạn. Những thay đổi này bao gồm lượng ostrogen tăng lên nhanh chóng, axit trong dạ dày dư thừa và sự nhạy cảm đối với mùi vị, dễ mỏi mệt. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căng thẳng và những xúc cảm cũng có thể tạo nên chứng ốm nghén.

Biểu hiện của ốm nghén gồm buồn nôn và nôn ọe trong suốt những tháng đầu mang thai. Và không phải chỉ một mình bạn chịu cảnh này. Có 75 - 80% các bà mẹ giống bạn khi mang thai những tháng đầu tiên.

Tình trạng buồn nôn kéo dài bao lâu?

Ngay cả với chính bạn, tình trạng nghén ngẩm sẽ không lần nào giống lần nào ở mỗi lần mang thai.

Cảm giác buồn nôn có thể kéo dài từ vài tuần cho tới vài tháng (tất nhiên là rất hiếm). Tuy nhiên, thường thì khi ở cuối tháng thứ 3, đa phần cảm giác này đều chấm dứt ở các bà bầu. Tuy nhiên, cảm giác buồn nôn vẫn có thể quay trở lại bất kỳ lúc nào trong suốt giai đoạn bầu bí.

Cảm giác này bị tác động mạnh nhất qua mùi vị và không ai giống ai. Đó có thể là mùi khoai tây hay mùi hành chín, cơm nóng.... Và cách duy nhất để giảm thiểu tình trạng này là tránh xa những yếu tố tác nhân.

Làm gì khi ăn bao nhiêu, ra hết bấy nhiêu?

Hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn nên nhờ bác sĩ giúp đỡ nếu bạn không muốn ăn, cứ ăn là ói hết. Thật may mắn là tình trạng này rất hiếm và có thể điều trị được.

Nếu bạn cho đây là bình thường, không điều trị, sự nôn ói quá mức này sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng, khử nước và các rắc rối khác cho cả bạn và bé. Bác sĩ có thể giúp bạn giảm thiểu tình trạng này bằng 1 chế độ ăn đặc biệt, nghỉ ngơi hoàn toàn hay thậm chí yêu cầu bạn nhập viện để theo dõi.

Nếu cơ thể thiếu nước trầm trọng, bạn sẽ được truyền nước có chứa chất điện giải. Ngoài ra cũng có các loại thuốc giúp giảm cảm giác buồn nôn, giữ cho thực phẩm không “chạy” ra ngoài mỗi khi bạn ăn vào.

Ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Ốm nghén không đe dọa sức khỏe bé yêu của bạn nếu như bạn không bị ói sạch sau ăn, có chế độ dinh dưỡng cân bằng và uống nhiều nước.

Hầu hết quá trình ốm nghén đều kết thúc tốt đẹp dù trước đó có thế nào.

Nếu cảm thấy ngay cả việc uống vitamin bổ sung dành cho bà bầu cũng là một cực hình thì hãy thử uống cùng với thức ăn, nó sẽ làm dạ dày của bạn “dễ chịu” hơn.

Nếu dạ dày bạn quá “khó tính” thì hãy ăn các loại ngũ cốc có bổ sung vitamin vào mỗi sáng và tăng cường thực phẩm giàu vitamin mà bạn và bé cần trong các bữa ăn hằng ngày.

Đi làm khi ốm nghén?

Nếu không thể nghỉ làm dù đang mệt mỏi với tình trạng ốm nghén, hãy sắp xếp lịch làm việc cũng như thay đổi đôi chút cách đến chỗ làm. Tốt nhất là nên có người đưa đón. Nếu phải đi một mình, hãy chọn các phương tiện công cộng. Hãy đi làm sớm để không phải vội vã. Luôn mang theo giấy ăn bên người.

Nếu làm việc ở những nơi không được thông thoáng, hãy trao đồi với sếp để được chuyển tới khu vực không có khói thuốc lá và thoáng gió. Luôn mang theo khăn ăn và nước mát. Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, hãy đổ nước ra khăn tay và đắp lên trán.

Luôn mang theo nước xúc miệng hay kem đánh răng trẻ em (có vị hoa quả) trong túi. Bạn sẽ cần sử dụng chúng thường xuyên trong suốt 8 giờ nơi công sở bởi hơi thở thơm mát sẽ giúp bạn chống lại cảm giác buồn nôn hiệu quả.


Về mục lục

Liên kết đến đây