Tiếng Hàn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Tiếng Hàn (tiếng Hàn Quốc hay tiếng Triều Tiên) là ngôn ngữ chính thức được dùng trên bán đảo Triều Tiên (bao gồm Nam Triều Tiên hay Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên hay CHDCND Triều Tiên). Ngoài ra, tiếng Hàn được người gốc Hàn sống ở nhiều nơi trên thế giới (chủ yếu là ở Trung Quốc, một số nước thuộc Liên Xô cũ, Mỹ, Nhật, Braxin, Canada...) dùng trong giao tiếp. Ước tính có khoảng trên 80 triệu người sử dụng tiếng Hàn trên thế giới.

Tiếng Hàn thuộc nhóm ngôn ngữ nào là câu hỏi vẫn đang được tranh luận, nhiêu nhà ngôn ngữ học xếp nó vào nhóm ngôn ngữ Altai trong khi những người khác cho tiếng Hàn là một ngôn ngữ riêng biệt. Tuy vậy, chỉ cần bạn biết một số từ của tiếng Hàn, bạn cũng thể dễ nhận ra rằng tiếng Hàn chịu nhiều ảnh hưởng của tiếng Hán trong các từ Hán-Hàn (tương tự như các từ Hán-Việt của ta vậy). Đây là một thuận lợi của người Việt khi học tiếng Hàn Quốc.

Sự ra đời của chữ viết[sửa]

Lich sử Hàn Quốc từ năm 57 tr.CN đến năm 936 sau CN là lịch sử về ba vương quốc Shilla, Paekche và Koguryo (57 tr.CN đến 668 sau CN) tiếp theo là sự thống nhất lãnh thổ bởi vương quốc Shilla (668-892) và sự tái phân chia thành ba vương quốc (892-936). Do không có chữ viết nên các học giả thời kỳ này đã viết sách và ghi chép tài liệu bằng tiếng Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ 4, song song với việc sử dụng các mẫu tự tiếng trung để viết, các tăng đồ người Hàn đã bắt đầu nghiên cứu hệ thống chữ viết cho riêng mình (Sanskrit).

Sự ra đời của hệt thống idu trong thời kỳ thịnh vượng của vương quốc Shilla (vào đầu thế kỷ 17) đánh dấu một bước phát triển mạnh về văn hóa trong lịch sử Hàn Quốc. Hệ thống idu cho phép viết các từ tiếng Hàn sang tiếng Trung Quốc. Các phương pháp ra đời sau đó đã cho phép đọc tiếng Trung Quốc và viết các câu tiếng Hàn đơn giản. Hệ thống idu cũng được các học giả Nhật Bản thời đó sử dụng vào hệ thống viết tiếng Nhật có tên gọi Manyokana.

Thời kỳ trị vì của vua Sejong (1418-1450) đánh dấu một bước phát triển vượt bậc về văn hóa và khoa học của Hàn Quốc với sự ra đời của các chữ cái tiếng Hàn (Hangul). Vua Sejong cho rằng người Hàn phải có chữ viết của riêng mình và, đáp ứng lòng mong mỏi cũng như tinh thần tự tôn dân tộc của nhà vua, các "quan" dưới triều vua đã cho ra đời hệ chữ viết cho tiếng Hàn và ra công bố vào năm 1446 bản hướng dẫn "âm chuẩn cho mọi người". Cũng từ đó, tiếng Hàn Quốc có các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi và các phụ âm. Nhà vua cũng thành lập "phòng xuất bản" cho ra đời các văn bản tiếng Hàn trong đó có bài hát "Rồng bay lên thiên đàng" và cuốn từ điển phát âm tiếng Hàn. Cũng cần nói thêm rằng nhà vua đã tạo điều kiện, khuyến khích các nhà khoa học làm việc, cho xây dựng đài quan trắc, khuyến khích nghiên cứu phát minh các dụng cụ mới phục vụ đời sống và cũng thời kỳ đó các nhà khoa học xứ Hàn đã cho ra đời các đồng hồ nước, đồng hồ đo lượng mua, đồng hồ thiên văn... Một năm sau khi vua qua đời, các phương tiện dưới dạng bệ phóng hỏa tiễn và rốc két, dụng cụ đo độ cao và khoảng cách đã được phát minh.

Từ vựng[sửa]

Từ vựng tiếng Hàn hiện đại được ra đời trên cơ sở các từ gốc Hàn. Tuy nhiên, tỷ lệ các từ Hán-Hàn rất cao, đặc biệt là các từ thuộc về các khái niệm, định nghĩa trong khoa học. Ngoài các từ Hán-Hàn, tiếng Hàn còn có các từ "lai" hoặc mượn từ các ngôn ngữ khác. Chính vì vậy ta có thể chia các từ tiếng Hàn thành hai nhóm: Nhóm các từ gốc Hàn và nhóm các từ mượn và lai (chủ yếu mượn từ tiếng Trung Quốc).

Hiện nay rất nhiều từ trong tiếng Hàn được mượn từ các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Trung Quốc. Đây là kết quả của giao lưu, ảnh hưởng giữa các nền văn hóa và kinh tế. Khi nghe tiếng Hàn và biết một chút về chữ cái tiếng Hàn ta dễ dàng phát hiện ra các từ tiếng anh như "service", "air-conditioner", "bus"....được người Hàn phát âm "theo cách của riêng mình". Thậm chí một số từ tiếng Đức như "Arbeit" cũng được người Hàn sử dụng. Trong khoa học, các thuật ngữ tiếng nước ngoài cũng được giữ nguyên. Ở Hàn Quốc (Nam Triều Tiên), trong giao tiếp và văn bản của các cơ quan nhà nước, tên gọi của các quốc gia trên thế giới (bằng từ Hán-Hàn) đã được thay bằng tiếng Anh hoặc dùng cách ghép các chữ cái tiếng Hàn. CHDCNN Triều Tiên cũng có xu hướng thay thế dần các từ Hán-Hàn trong giao tiếp hàng ngày.

Đánh vần và phát âm[sửa]

Cũng giống như khi bạn được dạy các chữ cái và cách ghép vần ở lớp 1, khi học tiếng Hàn ta cũng được học theo cách đó. Việc ghép các nguyên âm và phụ âm và phát âm cũng tương tự như tiếng Việt. Việc này không mất nhiều thời gian để làm quen sau khi bạn đã thuộc mặt chữ cái. Tuy nhiên phát âm một số phụ âm để phân biệt khi chúng đã được ghép vần để hình thành các từ đôi khi lại trở thành vấn đề khi ta học tiếng Hàn. Giống như tiếng Việt, tiếng Hàn là ngôn ngữ đơn âm tiết (mỗi từ chỉ có một âm tiết) nên ta không gặp khó khăn để phát âm. Chính vì lý do này mà người Hàn Quốc (cũng giống như người Việt) gặp khó khăn khi nói các ngôn ngữ đa âm tiết như tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Đức...

Một số hiện tượng ngữ pháp[sửa]

Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dính (ghép các từ tạo thành câu). Từ bổ nghĩa đứng trước các từ được bổ nghĩa. Ví dụ khi ta nói "quyển sách - này" thì người Hàn sẽ nói "này - quyển sách" (đây là đặc điểm giống tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác). Một câu cơ bản trong tiếng Hàn theo trật tự: Chủ ngữ - tân ngữ (hay đối tượng của hành động) - động từ. Động từ trong tiếng Hàn được coi là yếu tố bắt buộc (phải có) duy nhất và không thể thay đổi vị trí (luôn đứng ở cuối câu).

Ví dụ trong tiếng Việt ta nói: "Tôi - mua - quyển sách - này" thì trong tiếng Hàn trật tự từ sẽ thay đổi thành "Tôi - này - quyển sách -mua".

Động từ: Động từ không biến đổi theo ngôi của đại từ nhân xưng mà biến đổi theo thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) và đặc biệt là biến đổi phụ thuộc vào ngữ cảnh và người đang đối thoại với mình. Khi nói với bạn bè, cha mẹ hay những người được tôn kính, ta phải sử dụng những dạng khác nhau của cùng một động từ. Động từ tiếng Hàn có 7 cách biến đổi cho các tình huống giao tiếp (hay cấp độ dùng kính ngữ) khác nhau.

Xác định từ (từ xác định) đứng sau đại từ nhân xưng, danh từ làm chủ ngữ và danh từ làm tân ngữ để xác đinh cho từ đó.

Danh từ: Danh từ tiếng Hàn không có giống và thường đi kèm với các xác định từ khi đứng trong câu. Đại từ: Trong giao tiếp người Hàn Quốc ít dùng các ngôi thứ ba số ít, số nhiều mà thường nói tên (có thể kèm theo danh hiệu). Ở ngôi thứ nhất (tôi) có hai cách xưng hô khác nhau.

Hậu giới từ: được đặt sau tân ngữ (hay đối tượng của hành động). Ví dụ: "Tôi - mua -cho bạn - quyển sách " sẽ được chuyển thành thứ tự "Tôi - bạn- cho- quyển sách - mua". Lưu ý các danh từ đóng vai trò làm tân ngữ trong câu như "quyển sách" trong trường hợp này cũng có từ đi sau để xác định cho nó.

Tiếng địa phương[sửa]

Tiếng Hàn có một số "ngôn ngữ địa phương". Ngôn ngữ được coi là "chuẩn" thuộc vùng Xê-un, In-cheon, và một số địa phương tỉnh Gye-ong-gi.


Tài liệu tham khảo[sửa]

Tiếng Hàn Quốc, Viện ngôn ngữ ĐHQG Xê-un

Tiếng Hàn Quốc, Viện đào tạo quốc tế, ĐH Kyunghee

Introduction to Korean History and Culture. Andrew C.Nahm. Hollym Corporation Publisher 1993



Nguyễn Bá Tiếp

Liên kết đến đây