Tiếng Việt

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

 

Tiếng Việt
Phát âm
tiɜŋ₃₅ vḭɜt₃₁ (miền Bắc)
tiɜŋ₃₅ jḭɜt₃₁ (miền Nam)
Nói tại Việt Nam, Hoa Kỳ, Campuchia, Pháp, Úc, và nhiều nơi khác
Khu vực Đông Nam Á, Bắc Mỹ, và Âu Châu
Tổng số người nói 80 triệu trở lên
Hạng 13–17 (như tiếng mẹ đẻ); gần bằng tiếng Triều Tiên, Telugu, Marathi, và Tamil
Ngữ hệ Hệ Nam Á[1]
>Nhóm Môn-Khmer[1]
->Nhánh Việt-Mường

-->Tiếng Việt

Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam
Quy định bởi Không có quy định chính thức
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1 vi
ISO 639-2 vie 
Ethnologue 14th edition: VIE
ISO 639-3 vie

Tiếng Việt hay Việt ngữ[2] là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng với gần ba triệu Việt Kiều ở hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có nguồn từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán (chữ Nho) để viết, sau đó được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là Chữ Quốc Ngữ cùng các dấu thanh để viết.

Theo ISO-639-2, mã của tiếng Việt là vi,[3] còn mã ISO-639-3 của tiếng Việt là vie.

Xếp loại[sửa]

Với những cơ sở khoa học gần đây được đa số các nhà ngôn ngữ học thừa nhận, tiếng Việt thuộc hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay, có quan hệ họ hàng gần nhất với tiếng Mường. Xa hơn một chút là các tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Thí dụ từ tay trong tiếng Việt tương đương trong tiếng Mường là thay, trong tiếng Khmer là đay, và trong tiếng Mông tai.

Lịch sử[sửa]

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng sông Mã của Việt Nam.

Theo A.G. Haudricourt giải thích từ năm 1954, nhóm ngôn ngữ Việt Mường ở thời kỳ khoảng Công Nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ thứ 6 (thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam) với ba thanh điệu và phát triển ổn định vào khoảng thế kỷ 12 (nhà Lý) với 6 thanh điệu. Sau đó một số phụ âm đầu biến đổi cho tới ngày nay. Trong quá trình biến đổi, các phụ âm cuối rụng đi làm thay đổi các kết thúc âm tiết và phụ âm đầu chuyển từ lẫn lộn vô thanh với hữu thanh sang tách biệt.

Ví dụ [4] của A.G. Haudricourt.

Đầu công nguyên (không thanh) Thế kỉ 6 (ba thanh) Thế kỉ 12 (sáu thanh) Ngày nay
pa pa pa ba
sla, hla hla la la
ba ba
la la
pas, pah pả bả
slas, hlah hlà lả lả
bas, bah
las, lah
pax, pa?
slax, ba? hlá
bax, ba? pạ bạ
lax, la? lạ lạ

Du nhập từ Trung Hoa[sửa]

Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Bắt đầu từ khi Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như đầu, gan, ghế, ông, , cậu..., từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài khác). Số lượng từ vựng Tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán Việt. Như là tâm, minh, đức, thiên, tự do... giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay đổi vị trí như nhiệt náo thành náo nhiệt, thích phóng thành phóng thích.... Hoặc được rút gọn như thừa trần thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng)...; hay đổi khác nghĩa hoàn toàn như phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì trong tiếng Việt lại là "béo tốt", bồi hồi trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động", cũng có những chữ trong tiếng Hán vốn không xấu những khi dịch sang tiếng Việt lại mang nghĩa xấu như: "khoái lạc" trong tiếng Hán nghĩa là vui vẻ, nhưng trong tiếng Việt lại có nghĩa xấu hơn, từ "thủ đoạn" cũng tương tự như thế trong tiếng Hán nghĩa là từng công đoạn trong quá trình làm việc nhưng dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là một hành động của kẻ tiêu nhân, không minh bạch ... Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ sĩ diện, phi công (dùng 2 yếu tố Hán-Việt) hay bao gồm, sống động (một yếu tố Hán kết hợp với một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng 25%) nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội) và về cơ bản, và chúng đã được Việt hóa cho phù hợp với các điều kiện xã hội, văn hóa tại Việt Nam. Do vậy tiếng Việt vừa giữ được bản sắc riêng của mình, vừa phát triển, tiến hóa và hoàn thiện dần theo nhu cầu và trình độ phát triển của xã hội.

Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh, tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như bài thơ thần của Lý Thường Kiệt bên sông Như Nguyệt (Sông Cầu). Cùng thời gian này, một hệ thống chữ viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển, và đó chính là chữ Nôm. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam đã có những bước phát triển rực rỡ nhất, đạt đỉnh cao với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiếng Việt, được thể hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày nay. Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm.

Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm 1789.

Ảnh hưởng của Pháp[sửa]

Tập tin:AlDr.jpg
chân dung Alexandre de Rhodes

Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, tiếng Pháp dần dần thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính, và ngoại giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes tác giả cuốn từ điển Việt-Bồ-La Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1651, với mục đích dùng ký tự Latinh để biểu diễn tiếng Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ mới của văn hóa Tây phương (chủ yếu là từ ngôn ngữ – văn hóa Pháp) như phanh, lốp, găng, pê đan... và các từ Hán-Việt như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính... Tờ báo "Gia Định báo" là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này.

Thời kỳ 1945 cho đến nay[sửa]

Tập tin:L-2360-a 0008 1 t24-C-R0072.jpg
Một trang từ từ điển Việt-Bồ-La


Bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo bằng chữ Quốc ngữ đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam độc lập, đồng thời gián tiếp khẳng định vị trí của chữ Quốc ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam. Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latinh và 6 dấu thanh, đơn giản, tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng.

Trong thời kỳ đất nước chia cách sau Hiệp định Genève, sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc và miền Nam có chiều hướng khác nhau. Vì lý do chính trị và kinh tế, chính quyền miền Bắc có mối quan hệ sâu xa với Trung Quốc, và sự hiện diện của các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt. Những từ này thường có gốc Hán Việt, nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ đã đem nhiều từ Anh ngữ vào ngữ vựng tiếng Việt.

Sau khi thống nhất, quan hệ bắc-nam được kết nối lại. Gần đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào.

Phân bổ[sửa]

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam, và cũng là ngôn ngữ phổ thông trong các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Thêm vào đó, tiếng Việt được sử dụng bởi hơn 1 triệu người tại Hoa Kỳ (đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 3 tại Texas, thứ 4 tại Arkansas Louisiana, và thứ 5 tại California), và trên 100.000 người tại Canada Úc (đứng thứ 6 toàn quốc).

Theo Ethnologue,[5] tiếng Việt còn được nhiều người sử dụng tại Anh, Ba Lan, Campuchia, Côte d'Ivoire, Đức, Hà Lan, Lào, Na Uy, Nouvelle-Calédonie, Phần Lan, Pháp, Philippines, Cộng hòa Séc, Sénégal, Thái Lan, Trung Quốc Vanuatu. Tiếng Việt cũng còn được dùng bởi những người Việt sống tại Đài Loan, Nga, ...

Cách viết[sửa]

Hiện nay, tiếng Việt dùng hệ chữ viết như ký tự Latinh gọi là Quốc ngữ. Theo tài liệu của những nhà truyền giáo Bồ Đào Nha lúc trước, chữ Quốc ngữ phát triển từ thế kỷ thứ 17, do công của một nhà truyền giáo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes (15911660). Sau cuộc xâm lăng của người Pháp giữa thế kỷ thứ 19, Quốc ngữ trở nên thịnh hành và hầu như tất cả các văn bản viết đều dùng Quốc ngữ. Trước đó, người Việt dùng hai loại chữ viết là chữ Nho (chữ Hán đọc theo cách Việt Nam – ngôn ngữ hành chính), và chữ Nôm (mô phỏng chữ Nho để viết chữ 'thuần Việt' – ngôn ngữ dân gian).

Ngày nay, chữ Nho chữ Nôm không còn thông dụng ở Việt Nam, chữ Nôm đã bị mai một nhiều.

Cách phát âm[sửa]

Dấu của tiếng Việt
Dấu Chữ Mẫu
ngang a
huyền à
sắc á
hỏi
ngã ã
nặng

Trong tiếng Việt có sáu thanh: ngang (không dấu: a), huyền (nghiêng trái: à), sắc (nghiêng phải: á), hỏi (dấu hỏi: ả), ngã (dấu ngã: ã), và nặng (dấu chấm: ạ). Tất cả các dấu đều được đặt trên nguyên âm, riêng dấu nặng được đặt dưới nguyên âm.

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm, nhưng những từ ghép cũng có nhiều. Nguyên âm đôi nguyên âm ba rất thông thường. Tiếng Việt có nhiều tiếng địa phương, trong đó có giọng Bắc (Hà Nội), giọng Trung (Huế), và giọng Nam (Sài Gòn) là ba phân loại chính. Những tiếng địa phương này khác nhau ở giọng điệu và từ địa phương. Thanh hỏi và thanh ngã ở miền Bắc rõ hơn ở miền Nam. Tiếng Huế khó hiểu hơn những tiếng khác vì có nhiều từ địa phương. Cách đọc tiêu chuẩn hiện nay được dựa vào giọng Hà Nội.

Chữ mẫu[sửa]

Dưới đây là sáu hàng đầu trong tác phẩm kiệt tác Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du (17651820). Tác phẩm nguyên gốc được viết bằng chữ Nôm và hiện nay được giảng dạy cho học sinh bằng chữ Quốc ngữ.

Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen...

Chính tả[sửa]

Những quy tắc chính tả dưới đây đã được tham khảo rất nhiều qua những thảo luận về chính tả tiếng Việt, thậm chí đã quay ngược lại lịch sử từ năm 1902 khi Hội nghị Khảo cứu Viễn Đông được tổ chức tại đây, vấn đề về chữ Quốc Ngữ đã được Uỷ ban Cải cách Chữ Quốc Ngữ đề nghị lên chính phủ Toàn quyền lúc bấy giờ. Từ đó tới nay, đã có rất nhiều thảo luận được tổ chức nên đã giúp quy tắc chính tả tiếng Việt dần được điển chế hoá tới một mức độ khả quan hơn. Song song đó, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự chuẩn hoá của mã chữ Unicode đã mang tính quyết định trong việc hệ thống hoá những quy tắc về chính tả tiếng Việt.

Các định nghĩa[sửa]

Các định nghĩa sau quan trọng cho việc xây dựng các quy tắc chính tả:

Âm tiết
Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất trong ngôn ngữ. Trong tiếng Việt, một âm tiết bao giờ cũng được phát ra với một thanh điệu, và tách rời với âm tiết khác bằng một khoảng trống. Trên chữ viết, mỗi âm tiết tiếng Việt được ghi thành một "chữ". Ví dụ: hoa hồng bạch gồm 3 chữ, hoặc 3 âm tiết.
Nguyên âm
Các nguyên âm là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, và y. Ngoài ra, các nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ, và ư.
Bán nguyên âm
Chỉ có 3 trường hợp của oa, oe, uy thì có o u là bán nguyên âm, đóng vai trò đệm cho nguyên âm. Có nghĩa là o u không được xem là nguyên âm trong tổ hợp 3 âm tiết trên.
Phụ âm
Các phụ âm là b, c, d, đ, (f), g, h, (j), k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, (w), x, và (z). Các chữ f, j, w, và z không thuộc về chữ cái tiếng Việt, nhưng được sử dụng trong nhiều từ mượn.
Tổ hợp phụ âm
Các phụ âm ghép chuẩn là ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi, và qu. Đôi khi có người cũng viết dz thay vì d vào đầu chữ. Ngày nay, các tổ hợp phụ âm không được nhìn là chữ riêng khi sắp xếp theo chữ cái, cho nên những từ điển mới bỏ ch ở giữa ca co, nhưng một số từ điển cũ, như là Từ-Điển Thông-Dụng Anh-Việt Việt-Anh của Nguyễn Văn Khôn năm 1987, bỏ ch đằng sau co.
Chú ý: gi qu là tổ hợp bán phụ âm. Tại đây, i u không là nguyên âm, mà chỉ là một bộ phận của phụ âm bất khả phân li.

Đặt dấu thanh[sửa]

Xem chi tiết: Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc vị trí đặt dấu thanh, quan điểm tương đối hợp lí hiện nay như sau:

  1. Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng...
  2. Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt...
  3. Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi:
    • Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường...
    • Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa...
  4. Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia":
    • Với "ia" thì thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âm tiết. Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: "gịa" (có trong từ "giặt gịa" và đọc là zịa [ʐie6]).
    • Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q". Có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu tương tự như "gi, nh, ng, ph, th"... Khi đó, sẽ coi "quán, quà, quạ"... như là những âm tiết có âm đệm /zero/.

Trong đời sống, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu thanh khác nhau:

Mới
òa, óa, ỏa, õa, ọa oà, oá, oả, oã, oạ
òe, óe, ỏe, õe, ọe oè, oé, oẻ, oẽ, oẹ
ùy, úy, ủy, ũy, ụy uỳ, uý, uỷ, uỹ, uỵ

Quy tắc sử dụng chữ I và Y[sửa]

Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lí[6] cách dùng hai chữ i-ngắn y-dài hiện nay như sau:

  • Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /zero/, âm chính /i/ và âm cuối /zero/, thì có hai cách viết:
    1. Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
    2. Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
  • Đối với các âm tiết có âm đệm /zero/ và âm chính /ie/ thì dùng "i". Ví dụ: ỉa, chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /zero/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
  • Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /ie/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
  • Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /zero/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
  • Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi...

Dấu hỏi hay dấu ngã[sửa]

Tiếng Việt có 6 thanh là ngang (hoặc không) – huyền – ngã – hỏi – sắc – nặng. Đối với một số người, việc phân biệt hai thanh hỏi ngã khá phức tạp.[7]

Thư mục tham khảo về chính tả tiếng Việt được liệt kê ở phần Liên kết ngoài.

Chú thích[sửa]

  1. 1,0 1,1 Có người tranh luận là nhánh Việt-Mường là nhánh tách biệt, chứ không nằm ở dưới nhánh Môn-Khmer và hệ Nam Á, nhưng phân loại bên trên vẫn được công nhận thông thường.
  2. Đôi khi cũng được gọi "tiếng Việt Nam". Lê Bá Khanh; Lê Bá Kông (1998) [1975] (tiếng Việt, Anh). Vietnamese-English/English-Vietnamese Dictionary (ấn bản lần in số 7). Thành phố New York (Hoa Kỳ): NXB Hippocrene Books. tr. 315. ISBN 0-87052-924-2. "Việt. — Nam : ... Tiếng — Nam : Vietnamese ... Ông ấy có thể nói tiếng — Nam : He can speak Vietnamese."
  3. http://lcweb.loc.gov/standards/iso639-2/
  4. Âm vị tiếng Việt
  5. http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=vie
  6. Theo http://ngonngu.net/index.php?fld=home&pst=quyuoc
  7. Xin mời tham khảo bài viết của nhà ngôn ngữ học Đoàn Xuân Kiên hiện đang cư ngụ tại Anh quốc.

Xem thêm[sửa]

Liên kết bên ngoài[sửa]

Liên kết chung[sửa]

Chính tả tiếng Việt[sửa]

Phần mềm[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này