Uni-Wikis

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bài đang viết và cần trợ giúp của bạn!

Website tĩnh và website động[sửa]

Sau hai năm kể từ khi trang web đầu tiên ra đời (1991), tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận với mạng thông tin toàn cầu "world wide web" (www) vào năm 1993. Các trang mạng (web page) được thiết kế và phát triển với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML) cho phép người sử dụng tiếp nhận thông tin từ web server qua giao thức truyền siêu văn bản HTTP.

Thế hệ web đầu tiên là các website tĩnh (static website) hay còn gọi là các website cổ điển (classic website) được lưu trữ tại máy chủ, người truy cập nhận được thông tin y nguyên thông tin lưu trữ. Các thông tin (dưới dạng văn bản, hình, audio, video v.v.) hoàn toàn được xác định bởi cá nhân hay tổ chức quản lý website và tất cả mọi cá nhân truy cập đều nhận được cùng một thông tin. Như vậy ta có thể thấy rằng website tĩnh có tác dụng thay thế cho công việc in văn bản và chuyển đến nhiều người. Một đặc điểm đáng chú ý của website tĩnh là người truy cập hoàn toàn bị động, chỉ nhận thông tin một chiều mà không thể phản hồi hay tham gia vào bất cứ khâu nào trong quá trình tạo và truyền đạt thông tin. Rất nhiều website của các cơ quan, tổ chức là các website tĩnh.

Khác với các web tĩnh, thông tin trên trang lưu trữ tại máy chủ và thông tin đến người truy cập (client) của các website động (dynamic website) không hoàn toàn giống nhau bởi vì nội dung của website được thay đổi một cách tự động hay thay đổi thường xuyên (hoặc thay đổi theo cả hai cách này) dựa trên những yêu cầu đã được định sẵn và tất cả những thay đổi nhỏ được đối chiếu, hiển thị tại mỗi thời điểm truy cập. Trang web động có đặc điểm là mã sử dụng cho thiết kế có tính động và nội dung của trang web được biểu thị không giống nhau tùy theo những yêu cầu nhất định của người dùng. Các web động có khả năng tiếp nhận và phản hồi thông tin. Người truy cập thậm chí có thể nhập thông tin làm thay đổi nội dung website như đưa lên các bình luận hay thay đổi nội dung trong hồ sơ cá nhân. Các website động cũng có khả năng "ra quyết định" nhanh trong một số tình huống như các web dùng để đáng giá điểm hay xử ký thông tin cho các thẻ thanh toán. Tóm lại, website động có khả năng tương tác với người sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

Wiki và wikipedia[sửa]

Ưu điểm của website so với phương thức dùng văn bản truyền thống là giúp truyền đạt lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng với chi phí thấp. Từ wiki (uy-ki) có trong ngôn ngữ Hawai (Ha-oai) và có nghĩa là nhanh. Từ láy wikiwiki được Ward Cunningham chọn đặt tên cho (website vào năm 1994. Wiki cũng được hiểu là từ viết tắt của ""What I Know Is" (Cái tôi biết là"). Hiện nay wiki được hiểu là tập hợp các website được thiết kế cho phép tất cả mọi người có thể truy cập, đóng góp, sửa đổi một cách đơn giản mà không cần phải có kiến thức về web và HTML. Như vậy dấu ba chấm trong "Cái tôi biết là..." được tất cả những ai tham gia xây dựng wiki viết tiếp để bổ sung, sửa đổi làm phong phú về lượng và chính xác về nội dung tại các wiki.

Wikipedia (từ hợp nhất từ hai từ wiki = phương thức xây dựng website do nhiều người đóng góp và encyclopedia = bách khoa toàn thư) là một bách khoa toàn thư mở do mọi người cùng xây dựng và sử dụng. Jimmy Wales và Larry Sanger được xem là cha đẻ của wikipedia và được thế giới biết với mong muốn "tất cả mọi người trên thế giới được tự do tiếp cận với tri thức nhân loại bằng chính ngôn ngữ của dân tộc mình".

Khác với các bách khoa thư truyền thống, không một bài viết nào trên wikipedia được kiểm duyệt một cách chính thức (hay nói cách khác, không có hội đồng kiểm duyệt) mà quyền kiểm duyệt, đánh giá, sửa đổi được thực hiện bởi cộng đồng. Chính vì vậy nhiều người nghi ngờ vì tính chính xác của thông tin đượcc wikipedia cung cấp. Tuy nhiên, với một số lượng khổng lồ các thành viên tham gia đọc, "kiểm duyệt" và sửa đổi, nội dung các bài viết không ngừng được đính chính với tính khoa học và độ chính xác ngày càng cao vì hầu hết các thông tin, nhất là các thông tin khoa học, đều được trích nguồn tham khảo hoặc nối kết đến nguồn tham khảo.

Các dự án wiki mới đây như Citizendium, Scholarpedia, Conservapedia, VLOS, Knol v.v. được xây dựng với những thay đổi nhằm công nhận sự đóng góp cũng như trách nhiệm của tác giả các bài viết, cách thức thẩm định thông tin v.v. bổ sung và làm phong phú thêm cho phương thức phổ biến trí thức của nhân loại.

Uni-Wikis[sửa]

Có thể nói rằng với sự ra đời của wikiweb, mỗi người có cơ hội tìm được thông tin mình quan tâm nhanh hơn và đầy đủ hơn bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ. Đặc biệt, những cá nhân hay tổ có nhu cầu cung cấp và trao đổi thông tin đã sử dụng wiki như một thứ công cụ đặc lực.

Trường Đại học Koeln, Đại học Dueseldorf (Đức), Đại học Innsbruck (Áo) đã dùng wikiweb trong quản lý, trao đổi thông tin khoa học, giáo dục [1]. Các phần mềm MediaWiki và WikiEngine đã được giới thiệu để phục vụ cho dự án ứng dụng wiki. Trung tâm tính toán ĐH Koeln (RRZK) [2] đã cung cấp thông tin một cách chi tiết trên bản tin nội bộ về cách thức cài đặt và sử dụng phần mềm để tất cả mọi người có thể ứng dụng. Trung tâm vẫn đang tiếp tục phát triển MediaWiki để đáp ứng cho công việc lưu trữ, quản lý, trao đổi tài liệu wiki (Wikidok) tại (https://dev.njh6.de/wiki/index.php/Wikidok). Với Wikidok, các cán bộ nghiên cứu có thể lập kế hoạch, theo dõi và quản lý công việc dễ dàng như sử dụng một cuốn nhật ký phòng thí nghiệm vậy. Tuy nhiên ưu điểm vượt trội củaWikidok là chia sẻ, cập nhật dữ liệu và giúp người sử dụng nối kết tài liệu với mạng thông tin toàn cầu đặc biệt kà những tạp chí khoa học.

Ứng dụng wiki trong các trường ĐH ở Việt Nam?[sửa]

Trong trào lưu phát triển chung của wikipedia trên toàn thế giới, wikipedia tiếng Việt đã ra đời và không ngừng lớn mạnh. Nếu truy cập vào địa chỉ của wiki tiếng Việt chúng ta có thể thấy rằng các mục từ tại đây tương đối phong phú tuy nhiên lượng thông tin cung cấp trong đa số bài viết (đặc biệt là các bài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ) rất hạn chế. Cộng đồng người Việt không nhiệt tình trong việc cung cấp thông tin khoa học, công nghệ?

Có thể nói rằng chúng ta còn đang thiếu tài nguyên mở cho khoa học, giáo dục. Để khắc phục, nhiều chương trình cấp bộ đã được tiến hành nhằm xây dựng nguồn tài liệu thông qua các thư viện giáo trình, bài giảng [3] hay dự án Học liệu mở với sự giúp đỡ của Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF) [4]. Tuy nhiên cho đến nay kết quả đạt được (nguồn dữ liệu) rất hạn chế. Thực chất, một thư viện điện tử mở chỉ thành công khi cộng đồng khoa học, giáo dục có tinh thần tự nguyện cao. Thêm vào đó, tính đơn giản và thuận tiện cũng là một trong là những yếu tố quyết định sự phát triển của các dự án xây dựng nguồn tài nguyên mở. Vậy có nên phổ biến rộng rãi, khuyến khích và tạo điều kiện cho các cá nhân, các trường học dùng wiki? Tính đơn giản, thân thiện của wiki chắc chắn sẽ phù hợp với đông đảo học sinh, sinh viên Việt Nam. Wiki không đỏi hỏi nhiều kiến thức tin học và không cần người đóng góp đầu tư nhiều thời gian. Chỉ cần một thẻ nhớ cũng có thể có được dữ liệu wiki. Thấy được khả năng ứng dụng rộng rãi của wiki, VLOS hoạt động như một làng khoa học, sẵn sàng hỗ trợ các cá nhân và trường học có thể cài đặt và sử dụng MediaWiki. Được như vậy chắc chắn wiki sẽ góp phần cùng với các dự án đang được vận hành làm phong phú nguồn tư liệu của các cơ quan khoa học, giáo dục nói chung và của các trường đại học nói riêng.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  • Nội dung mục Uni-Wikis được chuyển ngữ từ bài viết "Lokales Wiki fuer Biologen", Laborjournal, Service-Magazin fuer Medizin und Biowissenschaften, Heft 7-8 (2008).


Xem thêm[sửa]



Nguyễn Bá Tiếp, các bài khác

Liên kết đến đây