Vaccin phòng bệnh do virus

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các loại vaccin[sửa]

- Vaccin giảm độc lực: Virus đã bị biến đổi nhiều lần làm giảm tính độc của virus, đến khi virus không còn khả năng gây bệnh thì sử dụng chủng này cho người và động vật.

- Vaccin bất hoạt: Virus bị giết chết bằng hóa chất, do vậy chúng không còn khả năng gây bệnh nữa. Nó được đưa vào cơ thể để tạo ra đáp ứng miễn dịch. Vi sinh vật có thể bị bất hoạt bằng nhiệt hoặc bằng hóa chất. Hóa chất thường sử dụng để giết chết virus là: Formalin, propanol...

- Vaccin tái tổ hợp: Một hoặc nhiều gen đặc hiệu của virus được tách riêng ra, sau đó được chuyển gen vào loại tế bào có khả năng nhân lên nhanh, thích hợp với quy mô công nghiệp, biểu hiện được và dễ tinh chế kháng nguyên (thường sử dụng nấm men).

- Vaccin DNA: Loại vaccin này xâm nhập tương tự cơ chế tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với virus.

- Vaccin từng phần: Dùng một phần của virus chứ không dùng cả virion của virus.

Một số vaccin sản xuất tại Việt Nam[sửa]

Đối với vaccin dùng cho người hiện nay ở Việt Nam đã sản xuất được 9/10 loại vaccin dùng cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Đó là các loại vaccin phòng bệnh:

  1. Viêm gan B
  2. Viêm não Nhật Bản B
  3. Lao (BCG)
  4. Bạch hầu - ho gà - uốn ván (DTP)
  5. Bại liệt (Sabin hay OPV)
  6. Tả uống
  7. Thương hàn

Ngoài ra còn có vaccin chống các bệnh: viêm gan A, Dại do Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươngsản xuất. Vaccin Sởi đang được tiếp tục nghiên cứu dự kiến năm 2007 vaccin Sởi của Việt Nam sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vaccin Viên não Nhật Bản B (Japanese encephalitis B vaccin)

Vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B do Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương được chuyển nhượng công nghệ từ viện Biken - Nhật Bản là vaccin bất hoạt. Chủng virus được tiêm vào não chuột, người ta thu gặt não, sau đó bất hoạt và tinh chế kháng nguyên virus.

Hiện nay trên thế giới có 2 loại vaccin viêm não Nhật Bản đang được sử dụng là vaccin bất hoạt từ não chuột và vaccin bất hoạt từ nuôi cấy tế bào.

Chất lượng vaccin[sửa]

Chất lượng của vaccin được đánh giá theo một thường quy thống nhất trên toàn thế giới hoặc theo tiêu chuẩn của mỗi quốc gia dựa trên cơ sở tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới để lập ra tiêu chuẩn của quốc gia (cho phù hợp với điều kiện riêng của mỗi nước).

Tùy thuộc vào mỗi loại vaccin khác nhau mà có các tiêu chuẩn đánh giá khác nhau và được quy định theo một thường quy thống nhất toàn quốc. Có thể tìm quy định về điểm này ở Dược điển Việt Nam, xuất bản lần thứ 3, năm 2002.

Hai tiêu chuẩn nổi bật của chất lượng vaccin đó là an toàn và công hiệu. Nếu đạt tiêu chuẩn an toàn thì đã đạt các yếu tố khác như: thành phần hoá học của vaccin, yếu tố gây sốt không có, vaccin vô trùng. Nếu vaccin an toàn nhưng không có công hiệu thì không có tác dụng gây miễn dịch. Vì vậy 2 tiêu chuẩn này là hàng đầu trong đánh giá chất lượng vaccin.

Ngoài 2 tiêu chuẩn trên còn các tiêu chuẩn về chất tồn dư, trợ chất, pH, hàm lượng Protein, hàm lượng chất bảo quản, vô khuẩn, chất gây sốt... Tùy thuộc vào mỗi loại vaccin với các phương pháp sản xuất khác nhau lại có quy định cụ thể với loại vaccin đó.

Tài liệu tham khảo[sửa]

  1. Phạm Văn Ty. Virut học. NXB: Giáo Dục, 2005.
  2. V.M. ZĐanôp, S.I. Gaiđamôvich. Đoàn Xuân Mượu (dịch). Virut học (phần đại cương). Tập 1. NXB: Y học, 1972.
  3. Hoàng Thủy Long (chủ biên). Kỹ thuật xét nghiệm vi sinh vật y học. NXB: Văn hoá, 1991.
  4. GS.TS. Nguyễn Đình Bảng, TS. Nguyễn Thị Kim Hương. Vacxin và chế phẩm miễn dịch trong phòng và điều trị. NXB: Y học, 2003.
  5. BS. Nguyễn Đức Khởi, BS. Ninh Đức Dự, BS. Phạm Sinh, BS. Hạ Bá Khiêm, BS: Nguyễn Hữu Hồng, BS. Đặng Đức Trạch, BS. Hoàng Thủy Nguyên. Vi sinh vật y học. NXB: Y học và thể dục thể thao, 1966.
trang trước

Liên kết đến đây