Đưa ra quyết định khó khăn cho bản thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Thông thường trong cuộc sống chúng ta luôn phải đưa ra một số quyết định khó khăn. Quyết định làm một điều mới thường liên quan đến việc từ bỏ một điều khác. Đó là những gì khiến cho quyết định trở nên khó khăn—bạn luôn phải đối mặt với sự mất mát cũng như là điều không chắc chắn trong tương lai. Tuy nhiên, chúng ta thường đánh giá quá cao tầm quan trọng của một vài quyết định cuối cùng sẽ trở thành niềm hạnh phúc và ý thức khỏe mạnh. Bằng cách đưa ra quyết định theo hướng suy nghĩ đúng đắn và nhắc nhở bản thân rằng bạn hiếm khi bị bế tắc khi quyết định mọi việc, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn để đưa ra quyết định cho bản thân -- thậm chí là quyết định khó khăn.

Các bước[sửa]

Giúp Bản thân có Tư duy Đúng đắn[sửa]

  1. Viết ra điều mà bạn do dự. Nếu bạn cảm thấy bị bế tắc và không thể đưa ra quyết định khó khăn được, hãy viết những gì ngăn cản bạn ra một tờ giấy. Tự hỏi chính mình xem có phải bạn không thể quyết định là vì bạn lo sợ hậu quả sẽ đến. Nếu điều này là đúng, thì hãy nhớ rằng mọi người thường đánh giá quá cao cách mà một số quyết định sắp tới sẽ tác động mạnh mẽ tới họ ra sao. Điều này được biết như "dự báo cảm xúc", và nói chung, con người không giỏi về mặt này.[1]
    • Tức là, một khi bạn đã có thời gian để thích nghi, quyết định mà bạn đưa ra cuối cùng sẽ có ít tác động đến hạnh phúc nói chung hơn bạn nghĩ. Sử dụng thông tin này giúp bạn vượt qua nỗi sợ để đưa ra quyết định không bằng cách này thì bằng cách khác.
  2. So sánh điều bạn biết với điều mà bạn thực sự nên biết. Nghĩ về cả hai mặt của vấn đề mà đang bị đe dọa bởi quyết định của bạn. Chẳng hạn như, nếu đang nghĩ về việc kiếm một công việc mới và một bên thu hút bạn với mức lương tăng, hãy tự hỏi bản thân liệu bạn biết mức lương sẽ được tăng như thế nào.[2]
    • Nếu bạn thiếu thông tin, hãy tìm hiểu đề tài này bằng cách lên mạng và kiểm tra thông tin về mức lương trung bình (Google "lương trung bình + X", với X là tên công việc tiềm năng), hỏi các đồng nghiệp trong cùng lĩnh vực họ đã nghe thông tin gì về mức lương, và, khi đúng thời điểm, hãy trực tiếp hỏi nhà tuyển dụng tiềm năng mới của bạn.[3]
    • Bạn cũng có thể thu thập thông tin bằng cách hỏi thăm những người trước đây có quyết định giống với bạn, hoặc người đã ở trong tình huống tương tự. Ví dụ, nếu bạn biết ai đó đã có công việc mà bạn đang quan tâm đến, hỏi họ xem họ đã có kinh nghiệm gì. Đảm bảo là bạn so sánh và đối chiếu hoàn cảnh sống của họ với của chính mình.
    • Nếu họ thực sự thích công việc mới và thích di chuyển đến một thành phố mới, nhưng do họ còn độc thân, trong khi bạn sẽ phải rời xa người yêu trong một năm hoặc lâu hơn, vậy mức độ bạn thích di chuyển vì công việc mới có thể thực sự không còn thích hợp.
  3. Xem xét liệu người khác có đang ngăn cản bạn không. Thỉnh thoảng chúng ta lo sợ khi đưa ra quyết định bởi vì chúng ta e ngại điều mà người khác sẽ nghĩ về mình. Nếu bạn coi trọng hạnh phúc của riêng mình và xem chính bạn như người cầm lái cuối cùng của cuộc đời vậy thì hãy nhớ ra rằng sau cùng bạn vẫn là người đưa ra quyết định riêng cho bản thân.[2]
    • Trước khi hành động, tự hỏi bản thân liệu bạn có thường lo lắng về điều người khác sẽ nghĩ. Nếu bạn trả lời là có, thì khả năng là người khác đang níu chân bạn lại, ngăn cản bạn đưa ra quyết định.
    • Nếu nỗi sợ về sự bất đồng xã hội đang ngăn cản bạn, thì nên suy nghĩ về cảm nhận của riêng bạn về quyết định đó ra sao.[3] Tức là, cố hết sức loại bỏ những người có nguy cơ phán xét quyết định của bạn ra khỏi tâm trí.
  4. Suy nghĩ xem cuối cùng thì quyết định thật sự của bạn là gì. Thỉnh thoảng chúng ta do dự khi đưa ra quyết định là bởi vì ta nghĩ rằng quyết định không thể bị bỏ dở nữa chừng. Chắc chắn là đôi khi điều này lại đúng. Tuy nhiên, thường thì chúng ta có thể đảo ngược quyết định hoàn toàn hoặc chỉ một phần. Vì thế, sự thật là việc đưa ra quyết định không nên giống như một gánh nặng lớn gây rối loạn cảm xúc.
    • Cẩn thận xem xét quyết định cuối cùng của bạn. Ví dụ, tự hỏi chính mình một số câu hỏi sau đây về việc chuyển chổ ở vì công việc mới: Liệu bạn có thể sống ở đó mãi mãi hay liệu bạn có nộp đơn lại công việc cũ hay công việc khác để trở về nơi bạn đã từng sinh sống? Liệu bạn có ứng tuyển vị trí tương tự tại một thành phố mới nếu cuối cùng bạn vẫn không thích nơi ở mới?
  5. Kiểm tra bệnh trầm cảm tiềm ẩn. Rất khó để quyết định khi chúng ta cảm thấy tinh thần xuống dốc. Nguồn năng lực nhận thức đang kiệt sức và thậm chí những nhiệm vụ nhỏ hoặc quyết định đơn giản cũng có vẻ như là công việc khổng lồ.[4]
    • Kiểm tra để xem liệu bạn có bị trầm cảm không, và tự hỏi chính mình xem thời gian gần đây bạn có cảm giác tinh thần bị xuống dốc không. Nếu cảm thấy như vậy trong một thời gian dài (lâu hơn hai tuần), hoặc nếu nhận thấy rằng bạn không còn thích một số điều mà bạn đã từng thích, thì nguy cơ là bạn bị trầm cảm. Nhớ rằng cách thích hợp để được chẩn đoán đúng bệnh là gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần.[5]
  6. Nghỉ ngơi. Đôi khi chúng ta không thể xác định được tất cả nguyên nhân khó khăn hay đi đến một quyết định, và điều đó hoàn toàn bình thường. Thử nghỉ ngơi một chút và nhớ rằng tâm trí vô thức của bạn có thể vẫn còn hoạt động để giải quyết vấn đề thậm chí khi bạn không nhận thức được nó.[3]
  7. Ngừng tin tưởng về một quyết định hoàn hảo. Sự cầu toàn tạo ra một cái nhìn không thực tế về thế giới, và có thể gây ra sự lo lắng và thất vọng vì bạn chỉ giữ cho mình một tiêu chuẩn mà không thể đạt được. Bất kể là do quyết định của bạn hay do môi trường, vẫn sẽ có một vài thứ khó khăn và bạn không thích đối mặt. Nếu bạn đang bị giằng xé về một quyết định bởi vì bạn đang mong chờ sự lựa chọn tuyệt vời xuất hiện, hãy nhớ rằng con đường hoàn hảo dường như không hề tồn tại.[3]
    • Để có thể đạt được điều đó, khi bạn đang đấu tranh để quyết định thì nhắc nhở bản thân rằng không có lựa chọn quyết định nào là hoàn hảo, có nhiều khả năng một vài trở ngại sẽ xuất hiện khi bạn đưa ra mỗi quyết định quan trọng.
  8. Cố gắng tìm lựa chọn thay thế. Một quyết định có lý có thể khó khăn vì chúng ta thường bị lôi kéo vào tình huống "một trong hai/hay là". Ví dụ, nếu bạn đang cân nhắc để nhận công việc mới, thì suy nghĩ có thể trôi theo dòng "Tôi nhận công việc mới mà tôi không hoàn toàn hài lòng hay Tôi cứ ở lại vị trí hiện tại mà nó lại không có triển vọng gì". Tuy nhiên, nếu bạn đã tìm được một lựa chọn thay thế, bạn sẽ nhận thấy mình có thể không bị giới hạn cho việc chọn một trong hai lựa chọn đó. Bạn có thể có lựa chọn khác, như tìm việc mới và tiếp tục tìm kiếm vị trí tốt hơn, hay từ chối công việc và tiếp tục tìm kiếm cái gì tốt hơn.[6]
    • Một vài nghiên cứu gợi ý là nếu bạn có thể thêm thậm chí một sự lựa chọn thay thế, thì bạn có nhiều khả năng đưa ra quyết định tốt hơn. Đây có lẽ là do bạn không suy nghĩ trong điều kiện bị hạn chế và không thể linh động, cho nên nó khiến bạn cởi mở nhiều hơn với nhiều khả năng, nếu không thì bạn có thể không cần cân nhắc để quyết định.

Cân nhắc cả hai mặt của Quyết định[sửa]

  1. Tạo một danh sách các điểm thuận lợi và bất lợi. Đôi khi một số quyết định khó khăn có thể khiến bạn cảm thấy bị áp đảo và khó lòng mà xem xét tất cả sự thật, điểm thuận lợi và bất lợi một cách cân bằng. Để giúp bạn không cảm thấy bị áp đảo, hãy viết ra một vài điều thật cụ thể.[7]
    • Tạo một bảng gồm hai cột, một cột dùng để liệt kê các điểm thuận lợi (chẳng hạn những điều sẽ hoặc có thể thành điều tốt khi bạn đưa ra quyết định) và một cột dùng để liệt kê các điểm bất lợi (ví dụ một vài điều mà sẽ hoặc có thể trở nên tồi tệ khi bạn quyết định).
  2. Ước tính điều chắc chắn của mỗi điểm thuận lợi và bất lợi. Không hẳn tất cả điều tốt hoặc điều xấu khi đưa ra quyết định đều có thể xảy ra như nhau. Xem xét ví dụ (phóng đại) này: nếu bạn có cơ hội để tới Hawaii nhưng sợ núi lửa phun trào, bởi vì cơ hội cho điều này xảy ra là quá nhỏ thế nên bạn đừng để ý tới nó quá nhiều trong quá trình đưa ra quyết định.
    • Chẳng hạn như, nếu bạn đưa ra quyết định có nên chấp nhận công việc mới thì một số điểm có thể nằm trong cột thuận lợi gồm có: môi trường mới, cơ hội để kết bạn mới, tăng lương.
    • Trong cột bất lợi bạn có thể đề cập: sẽ phải di chuyển tới chỗ khác, sẽ gặp thách thức để bắt đầu một công việc mới khi bạn đã quen với công việc cũ, tương lại sẽ không còn chắc chắn so với bây giờ.
  3. Chú ý tính chủ quan của điều thuận và bất lợi. Một vài người có thể nhận thấy việc chuyển tới một thành phố mới có thể là ưu điểm, trong khi người khác thích ở tại một nơi và không thích di chuyển.
    • Nhớ rằng, khi bạn ước tính điều chắc chắn của các mục trong danh sách, bạn có thể thấy rất ngạc nhiên. Ví dụ, có thể bạn nhận thấy việc đi tới thành phố mới thì không hẳn là trải nghiệm tiêu cực như bạn đã từng nghĩ.
    • Bạn có thể cân nhắc tính chắc chắn trong các mục theo cách sau đây. Đối với danh sách điều thuận lợi, bạn đảm bảo là mình đang ở trong môi trường mới (100%)
  4. Cân nhắc điểm thuận lợi và bất lợi. Đánh giá mỗi điểm thuận và bất lợi quan trọng đối với bạn như thế nào bằng cách xét chúng theo thang điểm từ 0 đến 1.
    • Ví dụ, nếu bạn nghĩ mình chỉ có một chút gì đó hào hứng với môi trường mới, bạn có thể đánh giá tầm quan trọng của sự thay đổi đó vào khoảng 0.30.
  5. Tính toán giá trị. Làm tăng tính chắc chắn của số lần thay đổi về mức độ quan trọng đó đối với bạn như thế nào để có thể cảm nhận ‘giá trị’ của sự việc.
    • Ví dụ, bởi vì bạn chắc chắn sẽ sống ở môi trường mới khi thay đổi công việc, và bạn quy cho 'môi trường mới' với một giá trị là 0.30, bạn sẽ nhân 0.30 (giá trị) với 100 (tính chắc chắn), để có được giá trị là 30. Vì vậy, đánh giá của bạn khi ở tại môi trường mới là + 30.
    • Lấy một ví dụ khác, nếu mức chắc chắn cho cơ hội kết bạn mới là 60% nhưng điều quan trọng là bạn phải mở rộng mạng lưới bạn bè, bạn có thể đánh giá nó như thể nó có tầm quan trọng vào khoảng 0.9. Vậy thì, nhân 60 với 0.9 sẽ cho ra kết quả 54. Trong trường hợp này, mặc dù không chắc chắn rằng bạn sẽ làm quen được bạn mới tại công ty mới, điều quan trọng là bạn cần chú tâm hơn vào việc đưa ra quyết định.
    • Sau đó bạn sẽ cộng 30 với 54, và cộng giá trị của những điểm thuận lợi khác, để nhận được giá trị tổng cho các lợi ích.
    • Bạn cũng làm tương tự cho phần nhược điểm.
  6. Hãy cẩn thận trước khi quyết định. Tạo một danh sách gồm các điểm thuận và bất lợi không phải luôn là cách tốt để đưa ra quyết định bởi vì nó có một số trở ngại. Chắc chắn là nếu bạn đang lựa chọn để đưa ra quyết định theo cách này, thì bạn sẽ không gặp phải một trong những điều trở ngại.[8]
    • Đảm bảo rằng bạn không phân tích quá nhiều tình huống bằng cách tạo ra các ‘điểm thuận lợi’ hay ‘bất lợi’ mà có thể, đối với người ngoài, dường như tốt hay xấu nhưng thực tế lại không phải những thứ mà chính bản thân bạn quan tâm bằng cách này hay cách khác.
    • Cùng với ý kiến này, đừng bỏ qua một vài linh cảm khi bạn lập ra một danh sách như thế. Đôi khi linh cảm rất khó để diễn tả bằng lời và vì thế chúng không được đặt trong danh sách; nhưng cảm giác đó là có thật và cần được xem xét và đánh giá một cách cẩn thận.[8]
  7. Tránh tiếp nhận quá nhiều thông tin. Đôi khi có quá nhiều thông tin thực sự có thể hạn chế khả năng của bạn trong việc quyết định. Chẳng hạn như, một danh sách các điểm thuận lợi và bất lợi mà quá phức tạp sẽ khiến bạn khó lòng mà theo dõi tất cả sự thay đổi có liên quan và tất cả các cách thức mà bạn đánh giá chúng và tất cả những gì phức tạp chúng có thể tương tác. Bị chìm ngập bởi nhiều thông tin thực sự chỉ khiến quyết định của bạn trở nên tồi tệ hơn.[9]
    • Bắt đầu xem xét danh sách với 5 điểm thuận và 5 điểm bất lợi. Nhất là khi cân nhắc tầm quan trọng, có thể bạn không cần quá nhiều điểm để giúp bản thân đưa ra quyết định.[7]
  8. Quyết định theo giá trị. Nếu giá trị phía thuận lợi lớn hơn phía bất lợi, thì bạn có thể chọn để quyết định dựa trên điều đó. Trong trường hợp đó, dường như tốt hơn là bạn nên đưa ra quyết định thay vì không làm gì.

Tránh một số Sai lầm Thông thường[sửa]

  1. Chú ý thành kiến được cho là đúng. Kiểu thành kiến này rất phổ biến. Nó xảy ra khi bạn tìm thông tin để xác nhận những gì bạn biết rồi (hay bạn nghĩ rằng mình biết) về một tình huống. Điều này có thể khiến bạn đưa ra một quyết định tồi tệ vì bạn không cân nhắc tất cả các thông tin liên quan.[10]
    • Lập ra danh sách các điểm thuận lợi và bất lợi sẽ có ích, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó, bởi vì rất dễ để bạn coi nhẹ một số thông tin mà bạn không muốn để ý tới. Hỏi ý kiến người khác về suy nghĩ và lựa chọn của bạn để đảm bảo là bạn đang xem xét mọi thứ. Bạn không cần quyết định dựa trên suy nghĩ của họ, nhưng nên căn nhắc quan điểm của họ có thể giúp bạn chống lại thành kiến được cho là đúng.
  2. Tránh phạm sai lầm của kẻ đánh bạc. Thành kiến này xảy ra khi bạn mong đợi các sự kiện đã qua có ảnh hưởng hay tái tạo lại các sự kiện sắp tới. Ví dụ, nếu một đồng xu được tung "mặt ngửa" 5 lần trong một vòng, bạn có thể bắt đầu mong nó sẽ là "mặt ngửa" tiếp, mặc dù cơ hội khi mỗi đồng xu được tung lên chính xác chỉ là 50/50. Khi đưa ra quyết định khó khăn, chắc rằng bạn đã xem xét một số kinh nghiệm trước đây của mình, nhưng đừng để chúng ảnh hưởng không đúng đến sự nhận thức của bạn.[10]
    • Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng đế quyết định liệu có nên kết hôn với ai đó mà khi bạn đã có một quá khứ thất bại về hôn nhân, nguy cơ là bạn sẽ phép điều đó ngăn cản bạn. Tuy nhiên, bạn nên xem xét tất cả thông tin tại đây: bạn hiện tại có khác biệt so với bạn trước đây khi kết hôn lần đầu không? Liệu người bạn đời hiện tại có khác với người trước không? Bản chất của mối quan hệ này là gì? Những điều này sẽ giúp bạn đưa ra một quyết định có sự cân nhắc hơn.
  3. Quan sát ngụy biện phí tổn chìm. Khi đưa ra quyết định khó khăn, bạn có thể làm mồi cho ngụy biện phí tổn chìm. Điều này xảy ra khi bạn tập trung quá nhiều vào những gì mà bạn đã đầu tư vào một tình huống mà bạn thất bại kiểm soát và khi đó quyết định khôn ngoan hơn là nên từ bỏ. Theo kinh tế học thì nó được biết như là "đừng ném tiền qua cửa sổ".[11]
    • Ví dụ, nếu bạn đặt cược $100 cho bài xì tố của mình trong khi đối thủ của bạn vẫn theo bài, rất khó để bạn nhận ra rằng mình có nguy cơ thua. Bạn có thể nâng tiền cược bởi vì bạn đã bỏ vào đó rất nhiều tiền, mặc dù bài của bạn không còn mạnh nhất.
    • Lấy một ví dụ khác, bạn đã mua một vài vé đi xem nhạc kịch. Vào đêm diễn ra sự kiện, bạn cảm thấy mệt và thực sự không muốn đi. Nhưng, vì bạn đã mua vé, bạn phải đi bằng mọi cách. Bởi vì bạn không khỏe và không muốn đi, bạn sẽ có khoảng thời gian không vui. Số tiền này thực sự đã được chi không kể việc bạn có đi đến rạp hát hay không, vậy thì quyết định tốt nhất là bạn chỉ nên ở nhà và nghỉ ngơi.
    • Nếu bạn nhận thấy mình thiên về một bên quyết định bởi vì bạn "đã đầu tư" nhiều thời gian, nỗ lực hay tiền bạc vào nó, thì hãy lùi lại một bước để xem xét lại quyết định của bạn. Dù việc cứ theo đuổi một điều gì đó không phải là ý kiến tồi, đừng để cái bẫy ảo tưởng dẫn bạn đến một quyết định mà bạn thực sự không nhận được lợi ích cao nhất.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng vội vàng khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng. Cẩn thận cân nhắc sự lựa chọn và hoãn đưa ra quyết định cho tới ngày hôm sau khi bạn đã suy nghĩ kỹ.


Nguồn và Trích dẫn[sửa]

__Parts___

Liên kết đến đây