Đưa ra quyết định tốt hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bạn đã phải đưa ra rất nhiều quyết định khi tiến bước trên bước đường đời. Quyết định của bạn có thể dao động từ mức độ tầm thường đến quan trọng. Nó có thể xác định loại người mà bạn sẽ trở thành trong tương lai. Đưa ra quyết định là giai đoạn quan trọng và thậm chí có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Nếu bạn đã từng thực hiện một điều gì đó khiến bạn phải hối tiếc, bạn có thể tìm hiểu cách để đưa ra quyết định tốt hơn.

Các bước[sửa]

Hình thành Suy nghĩ[sửa]

  1. Phác thảo vấn đề. Trước khi bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn, bạn cần phải phác thảo vấn đề một cách rõ ràng. Phương pháp này sẽ giúp bạn tập trung vào việc đưa ra quyết định và không bị phân tâm bởi những điều không liên quan.[1] Viết ra một hoặc hai câu đơn giản theo kiểu “Quyết định của mình là…” sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
    • Bạn cũng nên tự hỏi bản thân xem tại sao bạn lại cảm thấy cần phải đưa ra quyết định. Động cơ của bạn là gì? Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hành động mà bạn sắp phải thực hiện. Có lẽ là bạn quyết định mua một chiếc ô tô mới. Bạn muốn mua ô tô có phải là vì bạn cần một chiếc ô tô mới? Hay là bạn muốn mua ô tô bởi vì một trong những người bạn của bạn vừa mới mua một chiếc? Hiểu rõ động cơ có thể giúp bạn tránh đưa ra quyết định tồi tệ.[2]
  2. Đối phó với cảm xúc của bản thân. Cảm xúc có thể tác động đến quyết định của bạn.[3] Đây không phải là một điều xấu. Điều quan trọng ở đây là bạn cần phải có khả năng xác định và kiểm soát cảm xúc của mình. Đưa ra quyết định đúng đắn là quá trình đòi hỏi phải có sự kết hợp trong việc sử dụng cảm xúc và tính hợp lý. Bạn chỉ nên thêm vào cảm xúc có liên quan trực tiếp đến việc hình thành quyết định.[4]
    • Nếu bạn nhận được một vài tin tức không tốt đẹp ngay trước khi bạn đi làm hoặc đi học, cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến một vài quyết định của bạn. Nếu bạn nhận thức được điều này, bạn có thể dành một chút thời gian để bình tĩnh lại và nhắc nhở bản thân rằng bạn cần phải tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
  3. Không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin. Bạn có thể sẽ nghe người khác nói về việc đưa ra quyết định một cách có hiểu biết. Mặc dù tiến hành quyết định dựa trên thông tin mà bạn sở hữu có thể sẽ khá quan trọng, quá nhiều thông tin sẽ không phải là ý kiến hay.[3] Chúng ta thường hình thành quyết định dựa trên nguồn thông tin mới nhất mà chúng ta nhận được.
    • Bạn nên ưu tiên thông tin quan trọng nhất và liên quan nhiều nhất đến quá trình đưa ra quyết định. Bạn có thể sẽ muốn viết ra giấy hoặc suy nghĩ trong đầu danh sách thông tin mà bạn cần.
    • Nếu bạn không ngừng suy nghĩ về quyết định của bản thân trong một khoảng thời gian dài, bạn nên nghỉ ngơi đôi chút để làm trống tâm trí. Bạn có thể đi dạo hoặc đọc sách trong vòng 15 phút.[5]
  4. Xem xét nhiều lựa chọn. Lập danh sách tất cả mọi lựa chọn, bất kể bạn có cảm thấy chúng nực cười đến mức nào. Trạng thái vô thức đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi quyết định của chúng ta đều dựa trên vô thức. Chúng thường là quyết định đúng đắn và dựa trên nguồn thông tin có sẵn.[3]
    • Xem chánh niệm như là một phần của quá trình hình thành quyết định.[6] Bạn nên bỏ qua yếu tố gây xao nhãng và dành thời gian để suy niệm về quyết định trước mắt. Hít thở sâu và suy nghĩ về nó, về những giải pháp khác nhau, và về ưu và nhược điểm của từng lựa chọn. Thiền trong vòng 15 phút đã được chứng minh rằng có thể giúp cải thiện quá trình đưa ra quyết định.[7]
    • Thiền bắt buộc bạn phải tập trung vào khoảnh khắc hiện tại. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ vẩn vơ, hãy chuyển hướng suy nghĩ trở về với việc hình thành quyết định.
    • Kiểm soát cảm xúc của bản thân và trang bị nguồn thông tin cần thiết sẽ cho phép suy nghĩ vô thức của bạn đưa ra quyết định đúng đắn hơn.[3]
  5. Tách bản thân ra khỏi quyết định. Sẽ khó để bạn đưa ra quyết định khi bạn đặt bản thân mình vào tình huống. Hãy giả vờ như thể nó là quyết định của bạn bè bạn, và họ tìm đến bạn để xin lời khuyên. Chúng ta thường cung cấp cho bạn bè lời khuyên khác với lời khuyên mà chúng ta tự cung cấp cho bản thân.[8][9] This will help you see your decision from multiple perspectives.
    • Nếu bạn đang cần phải đưa ra quyết định xem liệu bạn có nên duy trì một mối quan hệ nào đó, hãy giả vờ như thể bạn của bạn mới là người đang trong mối quan hệ đó chứ không phải là bạn. Sau đó, bạn sẽ có thể xem xét mối quan hệ này dưới góc độ của cả hai thành viên trong mối quan hệ. Bạn có thể sẽ suy nghĩ về phương pháp mà bạn của bạn có thể thực hiện để giải quyết một vài vấn đề và về kết quả khác nhau mà người đó có thể nhận được.
    • Sử dụng góc nhìn của người ngoài cuộc cũng sẽ giúp bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  6. Xem xét rủi ro và phần thưởng. Bạn nên lập danh sách những điều tích cực và tiêu cực mà quyết định của bạn có thể mang lại. Bạn cũng nên suy nghĩ về những người có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình này.[10] Cần nhớ rằng bất kỳ một quyết định nào cũng đều có ưu và nhược điểm. Bạn nên lực chọn quyết định nào có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp hơn là điều xấu. Bạn sẽ không thể đưa ra quyết định hoàn hảo.
    • Nếu bạn đang có kế hoạch mua xe ô tô, một vài ưa điểm của vấn đề này bao gồm bạn sẽ có chế độ bảo hành xe tốt hơn, công nghệ hiện đại hơn, hoặc tiết kiệm xăng hơn. Một vài nhược điểm sẽ có thể là giá thành cao hơn và bạn phải cần nhiều loại bảo hành hơn. Bạn cần phải xem xét các yếu tố này kèm theo tình hình tài chính và tình hình sử dụng phương tiện giao thông hiện tại của bạn.
    • Bạn nên suy nghĩ về điều tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất mà quyết định của bạn có thể đem lại. Bạn cũng nên cân nhắc xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn không đưa ra quyết định (và bản thân quá trình này cũng tương tự như việc đưa ra quyết định).

Đưa ra Quyết định[sửa]

  1. Tránh xa những cạm bẫy phổ biến. Lối suy nghĩ thiên về một hướng và thông thường của bạn có thể phá hoại quá trình quyết định. Bạn có thể hình thành suy nghĩ, thu thập thông tin phù hợp, và cân nhắc ưu và nhược điểm nhưng vẫn không thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Điều quan trọng là bạn cần phải nhận thức rõ được sự thiên vị và thành kiến có thể ảnh hưởng đến quá trình quyết định của bạn.[11]
    • Luôn nhớ xem xét vấn đề từ góc độ khác thay vì bám sát lấy giải pháp ban đầu của bản thân. Bạn có thể tìm kiếm lời khuyên từ những người suy nghĩ khác biệt với bạn để có thể có được sự hiểu biết sâu sắc hơn.[11]
    • Không nên đưa ra một quyết định nào đó chỉ bởi vì nó khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất. Thay đổi sẽ khá khó khăn, nhưng đôi khi, thử thực hiện một điều gì đó khác biệt hoặc khác thường sẽ là giải pháp tốt nhất.
    • Nếu bạn đã có sẵn quyết định trong đầu, bạn không nên chỉ tìm kiếm thông tin ủng hộ cho ý kiến của mình. Bạn nên nhìn nhận mọi việc theo hướng khách quan hơn và cân nhắc mọi mặt của vấn đề.
    • Tập trung vào quyết định trước mắt và trong tình huống hiện tại. Nhắc nhở bản thân rằng quá khứ đã qua đi và không nên hình thành quyết định dựa trên sai lầm hoặc thành công trong quá khứ.[11]
  2. Lập kế hoạch hành động. Một khi bạn đã quyết định cần phải làm gì, bạn nên viết ra từng bước cụ thể để thực hiện nó.[12] Kế hoạch hành động của bạn cần phải bao gồm quá trình tiếp cận theo từng bước, mốc thời gian tiến hành giải pháp, và cách để bạn liên kết những người có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định của bạn.
    • Ví dụ, nếu bạn đã ra quyết định đi nghỉ mát, bạn cần phải thiết lập từng bước cụ thể để thực hiện điều này. Các bước của bạn có thể bao gồm ngân sách và tiết kiệm tiền cho chuyến đi, nói chuyện với người sẽ cùng đi với bạn, xác định thời gian cho chuyến đi, tìm kiếm phương tiện vận chuyển và chi tiết khách sạn, và mốc thời gian mà bạn cần phải hoàn thành từng bước này.
  3. Cam kết thực hiện quyết định của bản thân. Đừng lề mề, quay đầu lại, hoặc lưỡng lự. Lựa chọn sẽ trở thành quyết định khi bạn tiến hành thực hiện nó. Bạn nên tập trung thời gian, năng lượng, bản thân, và mục đích vào quyết định của mình. Nếu bạn không thể thực hiện điều này và bạn vẫn còn suy nghĩ về biện pháp thay thế khác, quyết định mà bạn đưa ra sẽ không tốt bởi vì bạn không thể buông xuôi những lựa chọn khác. Theo sát quyết định của mình là điều rất quan trọng.
    • Cố gắng hình thành quyết định là một trong những phần khó khăn nhất. Bạn cũng có thể sẽ quá đắm chìm trong việc đưa ra sự lựa chọn đúng đắn đến nỗi bạn không bao giờ có thể hành động. Nếu bạn không theo sát quyết định của mình, bạn có thể sẽ bỏ lỡ mất một vài phần thưởng và lợi ích mà nó đem lại.[13] Nếu bạn đang tranh cãi về vấn đề nộp đơn xin việc cho một công việc mới nhưng bạn vẫn chưa tiến hành điền vào mẫu đơn, bạn có thể sẽ đánh mất vị trí đó vào tay người khác. Bạn thậm chí đã bỏ lỡ cơ hội để có thể được công ty cân nhắc.
  4. Đánh giá quyết định của bản thân. Một phần của quá trình đưa ra quyết định đúng đắn hơn đó chính là đánh giá quyết định của bạn. Nhiều người thường hay quên nhìn lại quyết định của chính mình. Đánh giá sẽ giúp bạn nhận thức yếu tố đang diễn ra khá tốt đẹp và ngược lại. Quá trình này cũng có thể giúp bạn cung cấp thông tin cho bất kỳ quyết định nào mà bạn có thể sẽ phải hình thành trong tương lai.[12]
    • Câu hỏi mà bạn có thể tự đặt ra cho chính mình bao gồm: Bạn có hài lòng với kết quả? Bạn có thể thực hiện điều gì theo cách tốt hơn? Bạn có muốn làm một điều nào đó theo hướng khác đi? Bạn đã rút ra được bài học gì từ vấn đề này?
  5. Chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng. Không có bất kỳ người nào có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong mọi thời điểm. Bạn không nên quá nghiêm khắc với bản thân. Đôi khi, chúng ta bị buộc phải đưa ra quyết định mà không được cung cấp thời gian hoặc thông tin thích đáng. Ngay cả khi quyết định đó không đem lại kết quả như bạn mong muốn, bạn có thể sử dụng kinh nghiệm này để đưa ra lựa chọn khác.[13]
    • Mặc dù bạn đã phải xem xét rất nhiều lựa chọn khi đưa ra quyết định, bạn hoàn toàn có thể quay lại và thử qua một vài điều khác mà bạn đã cân nhắc. Bạn cũng có thể bắt đầu quá trình này một lần nữa.

Lời khuyên[sửa]

  • Luôn nhớ suy nghĩ kỹ càng trước khi nói/làm một điều gì đó.
  • Bạn nên chắc chắn rằng hành động mà bạn đang thực hiện sẽ giúp ích cho người khác, hoặc ít nhất là sẽ không gây hại cho họ.
  • Quan trọng hơn hết, bạn nên trình bày quyết định của mình một cách tự tin trong tinh thần “hãy thử làm điều này”, nhưng bạn cũng nên sẵn sàng cho việc phải thay đổi quyết định để cắt giảm thiệt hại. Trong hầu hết mọi quá trình hình thành quyết định, bạn sẽ không thể thu thập được toàn bộ dữ liệu thực tế, vì vậy, hãy tin tưởng vào trực giác của bạn. Trực giác là kết quả của quá trình đánh giá nguồn thông tin và kinh nghiệm được lưu giữ trong vô thức của bạn.
  • Cho dù bạn có luyện tập cách đưa ra quyết định tốt đến đâu cũng không thể bảo đảm rằng bạn sẽ không phạm phải sai lầm. Nhưng nếu được thực hiện một cách chuyên nghiệp, nó có thể giúp bạn tăng khả năng đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Tuy nhiên, không nên dựa vào trực giác quá nhiều khi phải đưa ra quyết định to tác trong tình huống mà bạn có thể sẽ cần đến sự hiểu biết của chuyên gia chẳng hạn như kế toán viên hoặc luật sư. Tham khảo ý kiến của họ có thể giúp bạn giảm thiểu rủi ro.
  • Quá trình này có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian và khá vất vả, đặc biệt khi nó liên quan đến vấn đề phức tạp. Đây là quá trình yêu cầu bạn phải có rất nhiều kỹ thuật và kỹ năng. Nhưng chỉ khi bạn thực hiện theo nó, bạn sẽ có thể suy nghĩ một cách sáng suốt hơn về tương lai.
  • Không nên thực hiện hành động có thể giúp ích cho bạn nhưng lại gây tổn thương cho người khác.
  • Bạn chỉ có thể đưa ra quyết định tốt nhất khi bạn biết rõ cảm xúc của bản thân. Bạn sẽ cảm thấy rằng quá trình hình thành quyết định thật sự khá lành mạnh, thỏa đáng, và sáng tạo. Thành công trong quá trình này là cách tốt nhất để bạn có thể trở thành người đưa ra quyết định đúng đắn. Và nếu bạn có dịp nhìn lại cuộc sống của mình, bạn sẽ nhận thấy rằng bạn đã vượt qua một vài chướng ngại vật gây khó khăn cho bạn trong quá khứ mà bạn không hề hay biết.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây