Đối mặt với cuộc sống độc thân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không phải ai cũng thích dành thời gian một mình, nhưng dành thời gian một mình có thể là cách tuyệt vời để thư giãn, cải thiện bản thân và giải quyết vấn đề. Nếu gặp khó khăn khi ở một mình, tìm hiểu cách thức tận dụng tối đa khoảng thời gian này sẽ giúp bạn tận hưởng nó tốt hơn. Thời gian riêng có lợi cho sức khỏe, nhưng lưu ý rằng việc ở một mình quá lâu sẽ khiến bạn cảm thấy cô đơn, và bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp nếu trở nên trầm uất hoặc âu lo do có quá nhiều thời gian một mình.

Các bước[sửa]

Tận dụng Tối đa Thời gian Một mình[sửa]

  1. Lên kế hoạch dành thời gian một mình. Đôi khi thời gian ở một mình là cần thiết, bởi những kế hoạch có thể bị hủy bỏ hoặc bạn đơn thuần không có dự định gì, nhưng cũng là ý hay khi thi thoảng bạn tự lên lịch trình cho thời gian riêng. Thử đặt ra 30 phút mỗi ngày cho bản thân và làm điều mà bạn muốn. Mới đầu, việc dự tính cho khoảng thời gian ở một mình có thể sẽ kỳ cục, nhưng dần dần hoạt động đó sẽ trở nên dễ dàng hơn, thậm chí bạn còn trông chờ kế hoạch của mình nữa.[1]
    • Cố gắng đặt ra một khoảng thời gian cho bản thân. Ví dụ, bạn quyết định rằng mình sẽ dành thời gian riêng từ 5:30-6:00 mỗi tối.
    • Lựa chọn những việc mà bạn muốn làm một mình. Nếu không chắc mình muốn làm gì, bạn có thể bắt đầu với những hoạt động đơn giản như đi dạo quanh khu phố nơi bạn sống, hoặc tới quán cà phê để đọc sách.
  2. Chọn những hoạt động mà bạn yêu thích để thực hiện trong khoảng thời gian một mình. Để thời gian ở một mình trở nên vui vẻ hơn, hãy lên kế hoạch làm điều mà bạn muốn. Thời gian một mình là lúc để bạn chìm đắm trong những thú vui và hiểu rõ bản thân hơn, vì vậy hãy nghĩ xem bạn thực sự muốn làm gì trong khoảng thời gian đó.[1][2]
    • Tìm hiểu một thú vui mới, ví dụ như môn thể thao hoặc kỹ thuật thủ công mà bạn luôn muốn thử sức. Một vài môn thể thao thú vị phù hợp cho thời gian ở một mình là chạy bộ, đạp xe, trượt ván, bơi lội và khiêu vũ. Những thú vui tuyệt vời cho khoảng thời gian riêng bao gồm đan len, nướng bánh, khâu vá, dựng mô hình máy bay, viết lách, đọc sách hay làm sổ lưu niệm.
    • Xem xét lấp đầy thời gian riêng bằng một dự án dài hơi, ví dụ như đan khăn len phủ giường hoặc học trượt ván. Bằng cách đó, bạn có thể tận dụng những khoảng thời gian một mình để thực hiện dự án đã chọn, và nhận lại cảm giác trọn vẹn khi đã hoàn thành dự án đó.
  3. Quan tâm tới bản thân. Thật khó để nuông chiều bản thân khi có quá nhiều người bên cạnh, nhưng thời gian ở một mình sẽ đem tới cơ hội để bạn nuông chiều bản thân và giải quyết những nhu cầu cá nhân khác. Hãy sử dụng thời gian riêng để thực hiện điều mà bạn muốn làm cho chính mình.[3]
    • Bạn có thể tận dụng khoảng thời gian một mình để giải quyết những nhu cầu chăm sóc cá nhân, ví dụ như tắm bồn, tạo kiểu tóc, hoặc tự sửa sang bộ móng tay.
  4. Tìm hiểu điều mới mẻ về bản thân. Khi ở một mình, bạn có thể tập trung hơn vào những điều mình muốn làm mà không bị người khác quấy rầy hay gây phân tán. Cố gắng sử dụng thời gian riêng để hiểu bản thân hơn.[1]
    • Ví dụ, bạn có thể bắt đầu viết nhật ký để ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của mình trong khoảng thời gian riêng. Hoặc bạn cũng có thể nghe một thể loại nhạc mới, thử một thú vui mới, hay xác định một mục tiêu mới mà bạn muốn thực hiện.
  5. Thư giãn trong khoảng thời gian riêng. Việc ở cạnh người khác mọi lúc sẽ gây căng thẳng cho bạn và lấy đi của bạn rất nhiều năng lượng. Dành thời gian một mình mỗi ngày sẽ tạo cơ hội để cơ thể và tinh thần của bạn được phục hồi.[1]
    • Để thư giãn trong khoảng thời gian riêng, bạn có thể tập thiền, yoga, thái cực quyền, hoặc các bài tập hít thở sâu.
  6. Giải quyết một vấn đề mà bạn phải đối mặt. Khi dành thời gian với mọi người, bạn không thể đủ tập trung để giải quyết những vấn đề khó nhằn. Việc dành thời gian riêng mỗi ngày sẽ cho phép bạn có thời gian để suy nghĩ kỹ và tìm ra giải pháp cho từng vấn đề. Hãy sử dụng một ít thời gian riêng để ngồi yên và ngẫm nghĩ về một vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết.[1]
    • Ví dụ, bạn đang gặp phải một vấn đề cá nhân phức tạp và cần thời gian ngẫm nghĩ về nó. Hoặc bạn đang có một dự án đầy thử thách tại nơi làm việc hoặc tại trường học mà đòi hỏi người thực hiện phải suy nghĩ thật sâu sắc.

Dành Thời gian Một mình Lành mạnh[sửa]

  1. Tìm tới mọi người khi bạn cần trò chuyện thay vì sử dụng mạng xã hội. Có thể bạn bị thúc giục sử dụng mạng xã hội những lúc cô đơn, song sẽ tốt hơn nếu bạn gọi điện hoặc trò chuyện trực tiếp với ai đó khi cần tương tác xã hội. Mạng xã hội dường như là sự thay thế tuyệt vời cho tương tác giữa người với người, nhưng chúng cũng có thể thổi phồng cảm giác cô lập.[4]
    • Khi cần trò chuyện với ai đó, hãy gọi điện cho một người bạn hoặc tới nơi mà bạn có thể nói chuyện với mọi người.
  2. Xem vô tuyến điều độ. Nếu gặp khó khăn khi ra ngoài kết bạn, bạn có xu hướng tìm đến những hoạt động thay thế việc tương tác với người khác, ví dụ như xem vô tuyến. Nhưng việc bạn xem vô tuyến mỗi lúc cô đơn thay vì dành thời gian cho mọi người sẽ khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
    • Cố gắng đặt ra giới hạn xem vô tuyến từ một đến hai tiếng mỗi ngày và không thay thế việc tương tác với những người xung quanh bằng cách xem vô tuyến.
  3. Hạn chế liều lượng chất cồn bạn dùng khi ở một mình. Đôi lúc dùng chất cồn một mình cũng không thành vấn đề, song sử dụng chúng để đối mặt với việc ở một mình sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho bạn. Bạn không cần dùng đồ uống có cồn hay các chất khác để chịu đựng khoảng thời gian một mình.[5]
    • Nếu đang dùng chất cồn (hoặc thuốc kích thích) để đối mặt với việc ở một mình, bạn cần tìm trợ giúp từ chuyên gia về sức khỏe tâm thần.
  4. Tìm hiểu điểm khác biệt giữa một mình và cô đơn. Một mình và cô đơn là hai trạng thái khác nhau. Ở một mình đơn thuần là không có ai bên cạnh, còn cô đơn là khi bạn thấy buồn bã và/hoặc lo âu vì muốn tiếp xúc với những người khác.[6]
    • Trong khoảng thời gian riêng, bạn nên cảm thấy hài lòng và thoải mái. Khi cô đơn, bạn sẽ trở nên trầm uất, tuyệt vọng, hoặc thấy như mình bị bỏ rơi.
    • Nếu bạn thấy cô đơn vì dành quá nhiều thời gian ở một mình, bạn nên trò chuyện với bác sỹ trị liệu về những cảm xúc này.
  5. Hãy nhớ rằng nỗi sợ hãi khi ở một mình là bình thường. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ rằng đôi chút lo ngại về việc dành thời gian một mình cũng là cảm giác hoàn toàn bình thường. Ai cũng mong muốn tiếp xúc với người khác, vậy nên dành thời gian một mình không hẳn là một viễn cảnh thú vị. Vì thế, điều quan trọng là tìm ra điểm cân bằng giữa việc ở một mình và việc tìm kiếm sự tương tác phù hợp.[4][7]
    • Ghi nhớ rằng đôi chút sợ hãi khoảng thời gian một mình là điều bình thường, nhưng sẽ không tốt cho sức khỏe nếu bạn cứ mãi lẩn tránh cảm giác đó. Nếu cho rằng bản thân có nỗi sợ hãi cực độ khi ở một mình, hãy trò chuyện với bác sỹ trị liệu về những cách thức để vượt qua nỗi sợ này.[7]
  6. Tìm kiếm những mối quan hệ lành mạnh và gạt bỏ những mối quan hệ không lành mạnh. Duy trì những mối quan hệ tốt đẹp là quan trọng, nhưng bạn cũng nên từ bỏ những mối quan hệ không lành mạnh hoặc khiến bạn thấy không hạnh phúc. Một vài người duy trì những mối quan hệ không lành mạnh bởi nỗi sợ khi ở một mình, song làm vậy sẽ gây hại cho họ nhiều hơn là có lợi.[8]
    • Nếu đang ở trong một mối quan hệ khiến bạn thấy muộn phiền, nhưng bạn sợ không dám kết thúc vì không muốn ở một mình, hãy nói chuyện với người có thể giúp đỡ bạn. Sắp xếp gặp mặt một người bạn đáng tin cậy, một lãnh tụ tinh thần hay một người cố vấn để bàn luận về trường hợp của bạn.
    • Đảm bảo rằng bạn đang xây dựng và duy trì mạng lưới hỗ trợ của mình. Một phần phương pháp đối mặt với việc ở một mình là có một mạng lưới hỗ trợ vững chắc bao gồm bạn bè và người nhà, những người mà bạn có thể tìm đến khi cần sự giúp đỡ. Tìm hiểu cách thức làm quen bạn mới và duy trì quan hệ với những người bạn hiện tại, ví dụ như tới lớp ở phòng tập thể dục, gặp và uống cà phê với bạn bè, hoặc tham gia một nhóm lợi ích đặc biệt ở địa phương.

Lời khuyên[sửa]

  • Cân nhắc đọc một cuốn sách mới hoặc đăng ký một khóa học trực tuyến để bạn có thể trông đợi điều gì đó trong khoảng thời gian riêng của mình.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây