Điều trị mụn máu

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn máu có nguyên nhân từ chấn thương da, ví dụ như do bị nhéo bằng lực mạnh, khiến da mụn đỏ chứa đầy dịch hình thành và đau khi chạm vào. Mặc dù hầu hết mụn máu đều không nguy hiểm và sẽ tự khỏi nhưng bạn cần biết cách điều trị mụn máu để giảm cảm giác khó chịu cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng. Có nhiều phương pháp điều trị mụn máu tại nhà để đảm bảo mụn máu lành hoàn toàn và an toàn.

Các bước[sửa]

Điều trị mụn máu ngay sau khi chấn thương[sửa]

  1. Loại bỏ áp lực trên mụn máu. Bước đầu tiên cần làm là loại bỏ áp lực lên mụn máu và cho mụn máu tiếp xúc với không khí. Không chà xát hoặc ấn lên mụn máu. Tiếp xúc với không khí giúp mụn máu bắt đầu lành lại một cách tự nhiên. Nếu không phải chịu áp lực, mụn máu sẽ còn nguyên vẹn, ít có nguy cơ vỡ ra và nhiễm trùng.[1]
  2. Chườm đá viên lên mụn máu gây đau ngay sau khi chấn thương da. Bạn có thể chườm túi đá viên lên mụn máu từng đợt 10-30 phút.[2] Cách này giúp giảm đau và làm mát nếu mụn máu ấm lên và đau nhói. Có thể chườm đá viên lên mụn máu thường xuyên, không nhất thiết chỉ là ngay sau khi chấn thương.
    • Không chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây bỏng lạnh. Thay vào đó, bạn nên đặt một lớp khăn giữa da và đá viên để bảo vệ vùng da bị chấn thương. [3]
    • Nhẹ nhàng thoa gel lô hội lên mụn máu để giảm đau và giảm sưng.[4]
  3. Dưới điều kiện thông thường, bạn không nên nặn mụn máu. Nặn mụn máu là việc khó cưỡng lại nhưng có thể khiến mụn máu bị nhiễm trùng và cản trở quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Nếu mụn máu xuất hiện ở vị trí thường chịu áp lực, bạn nên cố gắng tránh tạo áp lực lên mụn máu.

Để mụn máu tự lành[sửa]

  1. Để mụn máu tiếp xúc với không khí. Hầu hết mụn máu đều tự lành nhưng việc giữ mụn máu được sạch sẽ và khô ráo sẽ giúp tăng tốc độ chữa lành.[3] Cho mụn máu tiếp xúc với không khí sẽ giúp mụn lành nhanh hơn và giảm được nguy cơ nhiễm trùng.
  2. Giảm ma sát hoặc áp lực. Nếu mụn máu xuất hiện ở vị trí thường chịu ma sát như ở gót chân hoặc ngón chân, bạn cần đề phòng để hạn chế ma sát lên mụn máu. Ma sát khi chà lên một bề mặt khác, ví dụ như giày, có thể khiến mụn máu vỡ ra. Dùng miếng dán Moleskin hoặc miếng dán bảo vệ chân là cách hiệu quả nhất để ngăn ma sát lên mụn máu.[1]
    • Bạn có thể dùng miếng dán Moleskin hoặc miếng dán tròn làm từ keo dính dày để giảm ma sát, đồng thời vẫn tạo điều kiện cho mụn máu tiếp xúc với không khí để lành nhanh hơn.[5] Lưu ý nên dán sao cho mụn máu nằm chính giữa miếng dán để giảm áp lực và ma sát.[6]
  3. Bảo vệ mụn máu bằng băng gạc. Bạn có thể dùng băng gạc lỏng để bảo vệ các mụn máu thường xuyên phải chịu ma sát, ví dụ như ở ngón tay hoặc ngón chân. [5] Băng gạc giúp giảm áp lực và ma sát lên mụn máu - hai yếu tố chính giúp mụn máu lành lại và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khử trùng và thay băng gạc thường xuyên.[7]
    • Lau sạch mụn máu và vùng da xung quanh trước khi quấn băng gạc.
  4. Tiếp tục quy trình điều trị cho đến khi mụn máu lành hoàn toàn. Đối với mụn máu quá to, bạn nên đi khám bác sĩ. Mụn máu to cần được lưu dẫn dịch và quy trình này cần được tiến hành dưới sự giám sát chuyên nghiệp để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Nhận biết khi nào nên và cách lưu dẫn dịch mụn máu[sửa]

  1. Quyết định xem có nên lưu dẫn dịch mụn máu không. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, mụn máu thường tự lành và nên được để cho tự lành nhưng cũng có một số trường hợp tốt nhất cần lưu dẫn dịch ra. Ví dụ, nếu mụn máu tích tụ quá nhiều máu và gây đau, hoặc mụn máu to đến mức sắp vỡ ra. [1] Bạn nên suy nghĩ xem có thực sự cần lưu dẫn dịch mụn máu không và nên thận trọng.
    • Bước này đặc biệt quan trọng đối với mụn máu vì mụn máu cần được điều trị thận trọng hơn so với mụn nước thông thường.
    • Nếu quyết định lưu dẫn dịch, bạn cần cẩn thận và nghiên cứu kỹ phương pháp hút dịch để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Do có nguy cơ nhiễm trùng nên bạn tuyệt đối không lưu dẫn dịch mụn máu nếu mắc các bệnh như HIV, tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc ung thư.
  2. Chuẩn bị chích mụn máu. Khi đã xác định cần lưu dẫn dịch mụn máu, bạn cần đảm bảo không khiến mụn máu bị nhiễm trùng. Rửa sạch tay và vùng da quanh mụn máu bằng xà phòng, nước trước khi bắt đầu. Khử trùng kim tiêm bằng cồn Isopropyl. Kim được dùng để chích mụn máu. Tuyệt đối không dùng kim găm vì kim găm không sắc bằng kim tiêm và thường có gai ở đầu.[5]
  3. Chích và lưu dẫn dịch mụn máu. Dùng kim tiêm chích thật nhẹ nhàng và cẩn thận vào mép của mụn máu. Dịch sẽ bắt đầu chảy ra khỏi lỗ do chích kim kim. Lúc này, bạn có thể ấn nhẹ để dịch chảy ra dễ hơn.[5]
  4. Lau sạch và quấn băng gạc cho mụn máu đã lưu dẫn dịch. Lúc này, bạn có thể thoa chất khử trùng (trong trường hợp không bị dị ứng), ví dụ như Betadine, lên mụn máu. Lau sạch vùng da quanh mụn máu và quấn băng gạc đã khử trùng xung quanh. Sau khi quấn băng gạc, bạn nên cố gắng tránh tạo áp lực hoặc ma sát lên mụn máu. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên theo dõi mụn máu sát sao và thường xuyên thay băng gạc.[1]

Điều trị mụn máu vỡ[sửa]

  1. Lưu dẫn dịch một cách cẩn thận. Nếu mụn máu vỡ ra do áp lực hoặc ma sát, bạn cần hành động nhanh chóng và vệ sinh mụn máu để ngăn nhiễm trùng. Đầu tiên, bạn cần lưu dẫn dịch từ mụn máu vỡ một cách cẩn thận.[3]
  2. Vệ sinh mụn máu và thoa chất khử trùng. Rửa sạch mụn máu và thoa thuốc mỡ khử trùng (trừ trường hợp dị ứng) tương tự như khi bạn tự lưu dẫn dịch từ mụn máu.[4] Tránh thoa cồn hoặc muối I-ốt trực tiếp lên mụn máu vì các chất này có thể cản trở quá trình lành lại.
  3. Giữ cho da được nguyên vẹn. Sau khi lưu dẫn dịch, bạn cần cẩn thận để giữ nguyên vẹn vùng da xung quanh, nhẹ nhàng xoa dịu vùng da thô. Cách này giúp bảo vệ mụn máu và tạo điều kiện cho mụn nước lành lại. Không lột vùng da quanh mụn máu.[3]
  4. Quấn băng gạc sạch. Quấn băng gạc sạch là bước quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Băng gạc cần tạo áp lực vừa phải để không làm vỡ mạch máu và không quá chặt để tránh cản trở lưu thông đến mụn máu. Thay băng gạc mỗi ngày sau khi vệ sinh mụn máu và vùng da xung quanh. Để khoảng 1 tuần cho mụn máu lành lại.

Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng[sửa]

  1. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng khi chăm sóc mụn máu. Cần vệ sinh và quấn băng gạc cho mụn máu thật cẩn thận để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kháng sinh để điều trị khỏi nhiễm trùng.
    • Cảm thấy không khỏe, đi kèm sốt hoặc nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.[5]
  2. Quan sát dấu hiệu đau, sưng hoặc đỏ quanh mụn máu. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm cảm giác sưng, đỏ quanh mụn máu, hoặc đau sau một thời gian mụn máu xuất hiện. Bạn nên quan sát mụn máu thật kỹ để phát hiện các triệu chứng trên và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.[5]
  3. Quan sát các vệt đỏ từ mụn máu. Các vệt đỏ kéo dài từ mụn máu có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng đã lan đến hệ bạch huyết. Viêm bạch huyết thường xảy ra khi vi-rút và vi khuẩn từ vết thương nhiễm trùng lan rộng đến các kênh của hệ bạch huyết.[8]
    • Các triệu chứng khác của viêm bạch huyết bao gồm hạch bạch huyết sưng, ớn lạnh, sốt, ăn không ngon và cảm giác khó chịu nói chung.[8]
    • Đi khám bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng kể trên.
  4. Quan sát dấu hiệu chảy mủ và dịch từ mụn máu. Chảy mủ là một dấu hiệu khác của mụn máu bị nhiễm trùng. Bạn cần quan sát dấu hiệu dịch màu vàng hoặc xanh, dịch đục màu tích tụ trong mụn máu hoặc chất dịch lưu dẫn từ mụn máu.[2]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]