Để có tính cách mạnh mẽ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Có Tính cách Mạnh mẽ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Có phải bạn đang ao ước có được tính cách mạnh mẽ hơn? Bạn muốn bản thân trở nên dứt khoát và quyết đoán hơn?[1] Nhiều người mong muốn phát triển cá tính mạnh mẽ, như tính quyết đoán, khả năng lãnh đạo, và tính kiên cường. Hầu như ai cũng khao khát sở hữu tính cách này vì khi đó họ sẽ được xem là những người thích mạo hiểm, thân thiện, tự do, và thường giữ vị trí lãnh đạo khiến ý kiến của họ luôn được tôn trọng. Hãy học cách trân trọng những cá tính này và hành động để phát triển tính cách mạnh mẽ.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Hiểu rõ Đặc điểm Tính cách[sửa]

  1. Hiểu được tính cách mô tả điều gì. Theo thuật ngữ tâm lý học, tính cách thường mô tả đặc điểm cá nhân duy nhất của một người. Những đặc điểm này gồm có cách suy nghĩ, cảm giác và hành động.[2] Chúng kết hợp để quyết định cách một người phản ứng với một vài tình huống nhất định ra sao.[3]
    • Một vài ví dụ của đặc điểm tính cách bao gồm: trung thực, buồn rầu, thoải mái, thân thiện, hoặc hấp tấp.[4]
  2. Tìm hiểu thuyết nhân cách cơ bản. Có nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về việc tính cách phát triển như thế nào và tại sao một số người lại sở hữu tính cách này mà không phải tính cách khác.[5] Hầu hết các lý thuyết này dựa trên niềm tin cho rằng nhân cách có nền tảng là yếu tố di truyền và môi trường (theo thuyết "bẩm sinh và nuôi dưỡng").[5] Một khi tính cách được phát triển, thì đặc điểm cá nhân sẽ ổn định theo thời gian.[3]
    • Thuyết tâm lý nhân cách của Allport đã phản bác rằng đặc điểm tính cách được quyết định bởi yếu tố di truyền, nhưng chính trải nghiệm môi trường sống đã đóng góp vào việc hình thành tính cách đó.[5]
    • Thuyết nhân cách của Eysenck lại tin rằng tính cách có thể được hiểu qua việc xem xét một vài khía cạnh trong toàn thể hành vi của một người.[5]
  3. Đánh giá cao đặc điểm tính cách riêng. Nhận ra rằng mọi khía cạnh của tính cách đều có giá trị riêng. Đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhận ra một vài đặc điểm tính cách tinh tế, bởi vì tính cách mạnh mẽ có ưu thế hơn. Đặc điểm tính cách tinh tế, chẳng hạn như khả năng phán đoán, rộng lượng, và sự đồng cảm,[6] cũng đóng vai trò quan trọng như tính cách mạnh mẽ.
    • Đừng quên rằng, tính cách dịu dàng lại trở nên mạnh mẽ trong một vài hoàn cảnh hoặc vai trò nhất định. Ví dụ, sự đồng cảm và sự tận tâm có vai trò rất quan trọng trong suốt những sự kiện lớn của cuộc đời, như đám cưới hoặc đám tang.
  4. Đánh giá đúng tính cách của người khác. Nhận thấy rằng mỗi người đều sở hữu tập hợp những tính cách riêng biệt. Hiểu rõ giá trị sự khác nhau về đặc điểm tính cách giữa mọi người sẽ có ích cho bạn khi làm việc theo nhóm, hoặc khi bạn là người quản lý. Trân trọng đặc tính mạnh mẽ nhưng tinh tế, chẳng hạn sự đồng cảm và sự rộng lượng, có thể giúp củng cố mối quan hệ và đồng thời làm việc theo nhóm hiệu quả hơn.[6]
    • Người lãnh đạo và quản lý tài ba thường có khả năng đánh giá đúng, nâng cao, và sử dụng các dạng tính cách khác nhau hiệu quả.[7]
    • Ví dụ, nếu bạn nhận thấy một người nào đó trong nhóm nói chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại am hiểu một chủ đề nào đó, bạn nên để người đó tạo tài liệu dự án hoặc chương trình chi tiết. Việc này sẽ tận dụng được kỹ năng của người đó mà không gây áp lực cho anh ấy/cô ấy.

Phát triển Tính quyết đoán[sửa]

  1. Hiểu được tính quyết đoán là một thế mạnh ra sao. Quyết đoán là khả năng bày tỏ ý kiến hoặc đứng lên bảo vệ quyền lợi của bạn một cách khéo léo, mà không mang tính công kích hay bảo thủ. Đây được xem là một dạng đối lập với tính thụ động hoặc nhút nhát. Một vài khía cạnh của tính quyết đoán cũng bao gồm cả khả năng để:[8]
    • Yêu cầu một số điều từ người khác (giống như ân huệ), khả năng ủy quyền, yêu cầu hỗ trợ, và bày tỏ nhu cầu hoặc mong muốn.
    • Bày tỏ cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như sự bất đồng, than phiền, mong muốn được ở một mình, và từ chối yêu cầu của người khác.
    • Thể hiện cảm xúc tích cực, như là niềm tự hào hoặc sức hấp dẫn và khen ngợi người khác.
    • Hỏi lý do của vấn đề quyền hạn và truyền thống với sự tôn trọng. Điều này chứng tỏ bạn nỗ lực thực hiện thay đổi và thể hiện rằng bạn đồng ý chia sẻ quyền hành trong việc đưa ra quyết định.
    • Bắt đầu, tiếp tục, và kết thúc buổi trò chuyện với người khác một cách tự tin, cũng như khả năng thay đổi chủ đề trò chuyện và chia sẻ ý kiến hay kinh nghiệm.
    • Đối phó với tình trạng bị chọc tức hàng ngày một cách hiệu quả trước khi chúng trở thành lý do để nổi giận.
  2. Xác định phạm vi cuộc sống mà bạn muốn trở nên quyết đoán hơn. Bạn có thể muốn bản thân quyết đoán hơn trong công việc. Hoặc, có thể bạn muốn trở nên quyết đoán hơn khi ở nhà. [8] Dành thời gian để ngẫm nghĩ xem khía cạnh nào trong cuộc sống có thể mang lại lợi ích khi bạn đứng lên bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Bạn cũng nên suy nghĩ đến việc bạn đang đấu tranh với điều gì ngay lúc này.
    • Ví dụ, có thể bạn muốn nói cho sếp biết rằng bạn đang bị quá tải và muốn bàn giao một vài nhiệm vụ lại cho thành viên khác trong nhóm.
    • Một ví dụ khác là nếu người bạn đời liên tục lặp đi lặp lại hành động nào đó quấy rầy bạn, thì bạn sẽ muốn có được khả năng bày tỏ tâm trạng khó chịu một cách khôn khéo.
  3. Thể hiện tính quyết đoán với người khác. Hãy cụ thể nhất về cách bạn nhìn nhận mọi việc ra sao khi mô tả một hoàn cảnh hay vấn đề. Chú ý không dùng câu bắt đầu với "bạn". Câu dạng này nghe có vẻ như lời buộc tội và thường không mang lại hiệu quả. Thay vào đó, bạn nên áp dụng câu bắt đầu với "Tôi".[8] Bày tỏ quan điểm một cách quyết đoán trong khi duy trì giao tiếp bằng mắt và giữ sự điềm tĩnh. Mô tả một cách rõ ràng và cụ thể cách bạn muốn sự việc đó thay đổi như thế nào.
    • Ví dụ, nếu một người bạn cứ hủy kế hoạch với bạn hết lần này đến lần khác, bạn có thể nói thế này, "Khi anh hủy kế hoạch, tôi cảm thấy rất khó chịu và buồn lòng. Sau này, làm ơn chỉ lên kế hoạch khi anh đã chắc chắn hoặc báo cho tôi biết trước".[9]
    • Nên đưa ra yêu cầu hợp lý và cân nhắc đến nhu cầu hay hạn chế của người khác. Bạn nên cởi mở đón nhận ý kiến phản hồi và sẵn lòng thay đổi nếu cần thiết.
  4. Thực hành bằng việc đóng vai. Đóng vai là một bài tập mà bạn muốn ai đó giả vờ đóng vai thành một người mà bạn thực sự muốn nói chuyện cùng. Việc này sẽ mang đến cho bạn cơ hội tuyệt vời để luyện bản tính mạnh mẽ trước khi tương tác với người đó trong thực tế. Thực hành bằng cách xác nhận rằng mọi thứ mà bạn đang lên kế hoạch là để bày tỏ với người đó.[8]
    • Điều này sẽ giúp bạn vượt qua một số điểm khó khăn trong buổi trò chuyện và tăng thêm tự tin khi trò chuyện thực sự.
    • Hành động đóng vai sẽ giúp ích cho bạn và cả người mà bạn cuối cùng sẽ nói chuyện, tâm sự. Cách này mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc về phong cách giao tiếp của bạn và để bản thân điều chỉnh cuộc trò chuyện theo hướng điều gì nên và điều gì không nên.[10]

Phát huy Khả năng Lãnh đạo và Tính kiên cường[sửa]

  1. Hiểu được khả năng lãnh đạo là một đặc điểm tính cách mạnh mẽ ra sao. Khả năng lãnh đạo là năng lực chỉ đạo, tạo động lực, hoặc truyền cảm hứng cho người khác để họ thử thách chính bản thân hay hoàn thành mục tiêu.[11] Một số người sở hữu khả năng này hoàn toàn bẩm sinh, nhưng bạn cũng có thể học và phát triển nó theo hướng kỹ năng. Lãnh đạo không đơn giản là chỉ đạo một nhóm lớn gồm nhiều thành viên. Bạn có thể áp dụng kỹ năng này để tạo sức ảnh hưởng tích cực đến người khác ngang hàng trong nhóm, như chuyển cuộc trò chuyện sang chủ đề tích cực hoặc thú vị hơn.
    • Khả năng lãnh đạo còn giúp bạn có được lòng tin từ đồng nghiệp hoặc cấp trên.[12]
    • Ví dụ, có thể bạn nhận thấy rằng bạn thường hay ngồi lại và lắng nghe nhiều cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, có thể bạn nhận ra rằng bản thân đang thuộc một nhóm mà không có ai thực sự muốn trò chuyện. Khả năng lãnh đạo chỉ đơn giản là truyền cảm hứng để mọi người trong nhóm bắt đầu nói về chủ đề nào đó, cho dù đó là vấn đề chính trị hay là một chương trình mới trên tivi.
  2. Thử các hoạt động củng cố kỹ năng lãnh đạo. Không có quy tắc chuẩn mực nào trong việc trở thành nhà lãnh đạo. Thay vào đó, việc phát triển nhiều kỹ năng khác nhau có thể tạo nên ý nghĩ lãnh đạo. Bạn có thể thử tình nguyện hướng dẫn một đội thi giải đấu nhỏ, tham gia vào đội ngũ ban tổ chức trong công việc, đăng ký khóa huấn luyện kỹ năng quản lý dự án tại phòng làm việc, hoặc tìm một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm trong việc chỉ đạo và tạo sức ảnh hưởng đến người khác.[13] Áp dụng hoạt động trên để tăng cường một số kỹ năng sau đây:[14]
    • Tạo động lực cho người khác và hướng dẫn đúng đắn
    • Thoải mái đảm nhận trách nhiệm và chấp nhận gánh trách nhiệm nếu xảy ra sai sót
    • Tiên phong thực hiện thay đổi
    • Tổ chức, sắp xếp mọi người, ví dự như trong sự kiện hay buổi tụ họp
    • Rút kinh nghiệm từ nỗi thất vọng hoặc thất bại
    • Có kỹ năng tuyệt vời lắng nghe quan điểm và nhu cầu của nhóm
    • Linh động thay đổi kế hoạch nếu cần thiết
  3. Phát triển tính kiên cường. Kiên cường là khả năng chịu đựng mọi căng thẳng và thích nghi với mọi thay đổi.[15] Ví dụ, bạn có thể kiên cường trong trường hợp phát hiện mình mắc một căn bệnh mãn tính, nhưng vẫn giữ thái độ sống lạc quan và truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Đối với một vài người thì kiên cường là bản tính bẩm sinh, tuy nhiên, bạn thực sự có thể học cách để trở nên kiên cường hơn.[16] Nếu bạn là một người kiên cường, bạn sẽ có khả năng:[17]
    • Tạo kế hoạch mang tính thực tế và tiếp tục thực hiện
    • Tự tin về năng lực
    • Truyền đạt thông tin và giải quyết vấn đề hiệu quả
    • Kiểm soát cảm xúc mạnh mẽ và tính bốc đồng
  4. Hành động để gây dựng mối quan hệ bền vững. Thậm chí một người kiên cường nhất cũng phải đấu tranh để đối phó với tình huống căng thẳng. Có được mối quan hệ bền vững sẽ giúp bạn xây dựng tính kiên cường trong lúc khó khăn. Theo đuổi mối quan hệ với bạn bè, gia đình, hay cộng đồng. Chúng sẽ tạo mạng lưới hỗ trợ bền vững, giúp bạn phát huy tính kiên cường.[16]
  5. Hình thành tư duy kiên cường. Những cá nhân không sở hữu tính kiên cường thường có khoảng thời gian gay go để tìm ra giải pháp cho tình huống khó khăn. Nếu đây là trường hợp của bạn, thì có thể bạn cảm thấy rằng tình huống đó sẽ kéo dài mãi mãi và bạn không thể làm gì cả. Phát triển tình cách mạnh mẽ bằng việc học cách tin tưởng bản thân. Nhận ra rằng tuy bạn không thể thay đổi hoàn cảnh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách bạn nhìn nhận nó như thế nào.[16]
    • Ví dụ, nếu bạn đang vật lộn với giai đoạn đào tạo đầy chông gai sau khi bắt đầu công việc mới, hãy nhắc nhở bản thân rằng khóa đào tạo sẽ kết thúc và bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt cho công việc mới này. Giai đoạn đào tạo chỉ mang tính tạm thời.
  6. Hành động để giải quyết vấn đề. Nếu cảm thấy rằng bạn đang bế tắc và cuộc sống chỉ là một chuỗi thói quen đơn điệu, hãy làm gì đó để thay đổi, nhất là khi bạn đang trải qua tháng ngày gian khổ. Bạn sẽ muốn từ bỏ và mặc kệ khi mọi thứ trở nên khó khăn. Tuy nhiên, điều quan trọng là vượt qua mọi vấn đề bằng cách hành động nếu có thể. Cảm giác tiến lên phía trước sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và cảm thấy như thể bạn đang kiểm soát được tình hình.[16]
    • Ví dụ, có thể ai đó nói với bạn rằng bạn sẽ không bao giờ trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Lúc này bạn nên tiếp tục cố gắng, bất chấp mọi lời đàm tiếu, hoặc dồn sức vào một sở thích mới. Đừng từ bỏ và đầu hàng một cách dễ dàng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này