Để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Cuộc sống có thể thay đổi để tốt đẹp hơn. Đó là suy nghĩ tuyệt vời. Đó cũng là sự thật, nếu bạn nỗ lực thực hiện. Mặc dù khả năng là bạn không thể nhận ra một số thay đổi tích cực mỗi ngày hoặc mỗi lúc bạn cố gắng thay đổi, theo thời gian và nhìn chung, nổ lực thực hiện thay đổi khả quan trong cuộc sống sẽ mang lại kết quả tốt đẹp.

Các bước[sửa]

Định nghĩa Cuộc sống Tốt đẹp hơn cho Bản thân[sửa]

  1. Quyết định giá trị. Suy nghĩ về điều mà bạn muốn. Điều bạn coi trọng là gì? Bạn muốn cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn bằng cách gì? Có lẽ bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn hoặc muốn trở thành một người bố/mẹ tốt hơn hoặc tìm ra nhiều ý nghĩa hơn từ công việc hiện tại; dù là trường hợp nào, hãy nghĩ về việc đó sâu sắc hơn và lắng nghe cảm giác bản năng trong bạn.[1][2]
    • Thử mô tả cái tôi và cuộc sống lý tưởng của bạn ra một tờ giấy. Bạn có thể tạo một số cột, như là cột về các mối quan hệ, cột về tài chính, cột về tư duy lý tưởng (nghĩa là cách mà bạn muốn suy nghĩ hoặc muốn có thái độ sống ra sao).[3]
  2. Sẵn sàng thích nghi. Đôi khi dù bạn mong muốn có một điều gì đó nhiều ra sao, nhưng nó là điều không thể đạt được. Nếu bạn định nghĩa giá trị của mình theo cách mà bạn sẵn lòng thích nghi hoặc thỏa hiệp, bạn sẽ có thể hạnh phúc hơn và cuối cùng có cuộc sống tốt đẹp hơn về lâu dài, bởi vì bạn không thường xuyên cảm thấy xuống tinh thần, thất vọng.[3]
    • Đừng nhượng bộ hoàn cảnh cuộc sống một cách quá dễ dàng. Cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ là một nhiệm vụ đòi hỏi phải cố gắng.
  3. Phân tích phản ứng để tìm ra tiêu chuẩn. Sau khi đã tạo danh sách các giá trị mà bạn coi trọng, hãy tìm tiêu chuẩn có thể tạo cho bạn một số gợi ý về lĩnh vực mà bạn nên tập trung cải thiện.[4]
    • Ví dụ, có thể bạn đã mong muốn có công việc ý nghĩa hơn và thu nhập cao hơn, và bạn không quan tâm nhiều về việc cải thiện mối quan hệ trong danh sách các giá trị.
  4. Thực hiện một số bước quan trọng để thay đổi. Ví dụ, nếu đã nhận ra rằng cải thiện công việc là điều quan trọng, thì bạn có thể tiến hành các bước để làm cho lĩnh vực cuộc sống đó hoàn thiện hơn.
    • Chẳng hạn, bạn có thể quyết định bắt đầu tham gia các lớp họp vào buổi tối để trở thành luật sư hoặc nhà vật lý trị liệu.
  5. Đặt mục tiêu khả quan. Một mục tiêu không thiết thực là điều như trở thành luật sư giỏi nhất thế giới và kiếm 5 triệu đô la trong năm đầu tiên sau khi tốt nghiệp từ trường luật. Tránh đề ra mục tiêu như thế, thay vì vậy, nên đặt mục tiêu cụ thể (Specific), có thể ước tính (Measurable), có thể đạt được (Attainable), thích hợp (Relevant), và có giới hạn thời gian (Time-bound) (hay gọi là SMART).[5]
    • Mục tiêu cụ thể thì rõ ràng. Thay vì nói, "Tôi sẽ trở thành luật sự vào một ngày nào đó", là điều không cụ thể, thì bạn nên nói điều cụ thể như "Tôi sẽ trở thành luật sư trong 4 năm".
    • Mục tiêu có thể ước tính là điều mà bạn có thể theo dõi tiến độ theo thời gian. Bạn ước tính tiến độ của mình ở trường luật bằng cách đếm số lượng buổi học mà bạn cần tham gia để tốt nghiệp, và đánh dấu mỗi buổi học mà bạn hoàn thành.
    • Mục tiêu có thể đạt được mang tính khả quan, thiết thực. Đó không phải về việc trở thành luật sư giỏi nhất thế giới. Điều có thể đạt được nên là: tốt nghiệp trường luật và có công việc ở mức lương trung bình cho một luật sư hoặc mức cao hơn một ít.
    • Mục tiêu thích hợp là điều phù hợp với các giá trị mà bạn đã xác định là sẽ mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu bạn đã xem trọng việc tìm ra ý nghĩa (như là giúp đỡ người khác bằng luật pháp) và tăng thu nhập, thì trở thành luật sự là mục tiêu chính đáng.
    • Mục tiêu có giới hạn thời gian là điều có thời hạn đã định. Nó cũng có thể bao gồm thời hạn đối với các mục tiêu phụ, như là ngày cụ thể tham gia bài kiểm tra LSAT (bài kiểm tra bắt buộc để được nhận vào trường luật).
  6. Tiếp tục kiểm soát các giá trị mà bạn coi trọng. Đảm bảo thỉnh thoảng hỏi chính mình về giá trị mà bạn đặt vào mỗi lĩnh vực trong cuộc sống. Khả năng là bạn nhận ra rằng các giá trị sẽ thay đổi theo thời gian khi bạn có thêm nhiều trải nghiệm cuộc sống.
    • Nhớ rằng thay đổi phương hướng là điều bình thường. Điều đó không có nghĩa là bạn là kẻ thất bại khi chuyển hướng năng lượng đến một số lĩnh vực khác trong cuộc sống, chỉ nên hiểu là bạn đã thay đổi các vấn đề ưu tiên và giá trị.

Chủ động Tìm kiếm Cuộc sống Tốt đẹp hơn[sửa]

  1. Sống đúng đắn ở hiện tại. Mặc dù có suy nghĩ sống vì tương lai chắc chắn là điều quan trọng (bằng cách thực hiện nhiều việc như lên kế hoạch, tiết kiệm, v.v.) một điều cũng quan trọng khác vì hạnh phúc của bạn là tận hưởng cuộc sống hiện tại. [6]
    • Dừng lại một vài lúc trong ngày. Hít thở sâu 5 lần và chú ý mọi cảm giác trong bạn. Cố gắng không đánh giá các cảm giác, thay vì vậy, chỉ nên tự do trải nghiệm chúng.
  2. Thử một số hoạt động mới mẻ. Sở thích giúp chúng ta phát triển và nạp lại năng lượng; chúng kích thích tâm trí và cơ thể của chúng ta và tạo ra sức sáng tạo. Tất cả điều này có thể giúp chúng ta cảm thấy dường như mình đang có một cuộc sống tốt đẹp.[7]
    • Nếu đang bế tắc trong việc tìm ra hoạt động để hứng thú tham gia, thì hãy thử truy cập trang web: http://www.meetup.com/
  3. Tăng thu nhập. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiền thực sự có thể mua được hạnh phúc, nhưng chỉ tới mức khoảng 75,000 đô la, và rồi mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc (nghĩa là cuộc sống tốt đẹp hơn) sẽ trở nên suy giảm nhiều.[8]
    • Phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa "cuộc sống tốt đẹp hơn", mức thu nhập có thể tiếp tục mối quan hệ với việc con người càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng cảm thấy hài lòng về cuộc sống hơn, thậm chí là kiếm được nhiều hơn 75,000 đô la. Điều quan trọng là nghĩ về trường hợp cụ thể và cách bạn định nghĩa về một cuộc sống tốt đẹp hơn và quyết định xem tiền bạc quan trọng đối với bạn nhiều ra sao.[8]
  4. Nhớ mỉm cười. Trẻ em cười nhiều hơn người lớn; trẻ em tự do và hạnh phúc và cuộc sống của trẻ luôn tuyệt vời và vô tư.[2] Trở thành người lớn không nhất thiết nghĩa là cuộc sống sẽ nghiêm túc và chán nản. Cố gắng mỉm cười và nói chuyện đùa mỗi ngày nhằm giữ mọi vấn đề thoải mái và vui vẻ.
    • Nếu bạn không muốn tự mình tạo ra sự hài hước, thì nên thử xem tiểu phẩm hài độc thoại hoặc chương trình tivi vui nhộn.
  5. Tránh xa người tiêu cực trong cuộc sống. Nếu một người quen nào đó cứ luôn làm bạn xuống tinh thần và khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân, thì nên dừng liên hệ với người này. Dù bạn có thể cảm thấy tội lỗi lúc đầu, nhưng theo thời gian không bị tác động tiêu cực từ họ, bạn sẽ cảm thấy khá hơn.[2]
    • Nếu đó là bạn bè, thì nên đưa ra gợi ý bằng cách phản hồi lại lời nhắn của họ ngày càng ít hơn và trì hoãn ngày càng lâu hơn hoặc là chỉ cần kết thúc mọi liên lạc ngay lập tức.
    • Nếu đó là thành viên gia đình hoặc một ai đó mà bạn sống chung, thì nên cố gắng tránh đối phương bằng cách vắng nhà khi họ ở nhà, hoặc ở yên trong phòng khi họ đang ở ngoài phòng khách.

Nâng cao Sức khỏe Thể chất và Tinh thần[sửa]

  1. Tập thể dục. Thường xuyên tập thể dục có thể mang lại kết quả chống lại sự suy nhược; bài tập thể dục có thể giải tỏa căng thẳng; chính là chìa khóa để sống tốt hơn. Tập thể dục có những hiệu quả này phần nào đó vì nó giải phóng hóc môn endorphins, một trong những hóc môn giúp não bộ "cảm thấy thoải mái hơn".[9]
    • Khi tập thể dục, mở một vài giai điệu động viên bạn tập chăm chỉ, hứng thú hơn. Đảm bảo lắng nghe cơ thể và không tập quá sức!
  2. Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khi bạn ăn không lành mạnh thì có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Do đó, điều quan trọng là nên ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu muốn cải thiện cuộc sống.[10]
    • Nên ăn một số thực phẩm như thịt nạt, quả hạch, trái cây, và rau xanh có hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe và ghi nhớ ăn uống theo chế độ cân bằng (nghĩa là ăn uống điều độ).[10]
  3. Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có nguy cơ góp phần làm giảm sức khỏe bằng cách gây ra cảm giác mệt mỏi, buồn bã, và lo lắng.[10][11]
    • Nếu gặp khó khăn khi đi ngủ, thử làm cho căn phòng tối hơn. Cũng nên thử tránh xa nguồn âm thanh ồn ào và/hoặc đeo nút bịt tai. Cố gắng tuân thủ thói quen đi ngủ vào mỗi tối. Ghi chú xem bạn cần ngủ bao nhiêu giờ mỗi tối để cảm thấy thoải mái khi thức giấc; cố gắng ngủ nhiều giờ hằng đêm.[12]
  4. Tránh sử dụng quá nhiều lượng caffeine. Caffeine có thể khiến bạn cảm thấy lo âu, điều góp phần gây ra sự căng thẳng và lo lắng. Nếu bạn định nghĩa về một cuộc sống tốt đẹp hơn nghĩa là giảm bớt căng thẳng và lo lắng, thì nên thử cắt giảm lượng caffeine.[10]
    • Ghi nhớ điều thỏa hiệp. Nếu nhận ra rằng bạn hoạt động năng suất hơn nhờ vào một lượng caffeine nhất định và coi trọng năng suất đó nhiều hơn so với một vài cảm giác lo lắng, thì có lẽ việc cắt giảm lượng caffeine không phải là giải pháp tốt nhất. Thực hiện thí nghiệm với lượng caffeine khác nhau và xem xét thí nghiệm như thế thay đổi cách bạn cảm thấy hạnh phúc về cuộc sống ra sao.
  5. Thử phép chữa bằng tâm lý. Tư vấn hoặc phép chữa bằng tâm lý có thể giúp con người không chỉ đối mặt với vấn đề, mà còn giúp họ trưởng thành và sống tốt hơn.[13]
    • Để tìm chuyên gia trị liệu bằng tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn, truy cập trang web: http://locator.apa.org/
  6. Ra khỏi vùng thoải mái của bạn. Từ bỏ việc chỉ làm theo một số thói quen và trình tự cũ. Thay vào đó, tìm đến vùng "lo lắng nhất". Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm giác lo lắng/sự khuấy động giúp não bộ hoạt động và hoàn thành nhiều nhiệm vụ.[14]
    • Một số cách để ra khỏi vùng thoải mái gồm có thử theo đuổi một sở thích mới, làm quen bạn mới, hoặc đặt ra mục tiêu bản thân phải đạt được khó khăn hơn bình thường một chút.
    • Ghi nhớ các giá trị và tính cách của bạn dù gì đi nữa. Nếu bạn định nghĩa một cuộc sống tốt đẹp hơn liên quan đến việc trước hết có thời gian dành cho bản thân để tự suy ngẫm và nhận ra chính mình hoàn toàn có phẩm chất của người hướng nội, thì có thể việc ra khỏi vùng thoải mái không quan trọng đối với bạn.
    • Bạn sẽ không biết cho tới khi bạn thử thực hiện!
  7. Làm tình nguyện. Dành một ít thời gian để giúp đỡ người khác và rồi bạn sẽ nhận ra cả sức khỏe thể chất và tinh thần đều gia tăng. Có nhiều cách để dùng thời gian làm tình nguyện. Ví dụ, bạn có thể:[15]
    • Làm tình nguyện ở bếp ăn dành cho người vô gia cư.
    • Gọi cho một trường hợp nào đó mà bạn quan tâm và hỏi họ xem bạn có thể dành thời gian làm tình nguyện giúp đỡ họ.
    • Liên lạc với thư viện địa phương và hỏi xem họ có cần gia sư trong lĩnh vực nào đó mà bạn am hiểu.
    • Liên hệ với người đại diện chính quyền địa phương và hỏi thăm về việc giúp đỡ chiến dịch tình nguyện dành cho các trường hợp mà bạn quan tâm.

Cải thiện các Mối quan hệ[sửa]

  1. Nhớ đến thiếu sót của bạn trước khi phê bình người khác. Là con người, bạn thường có nhiều lúc trải qua một ngày tồi tệ và có tâm trạng xấu, mất bình tĩnh, cần thời gian ở một mình, nói dối, và trở nên ích kỷ. Cố gắng nhớ rằng con người không phải luôn sống theo điều lý tưởng. Vì thế, giống như bạn bỏ qua lỗi lầm của chính mình, cũng nên thử bỏ qua lỗi lầm của người khác.[16]
    • Thay vì đưa ra phê bình nghiêm khắc dựa trên trường hợp duy nhất về hành vi nào đó, nên nhìn vào mô hình hành vi mà phản ứng rõ ràng hơn kiểu người của một cá nhân.
  2. Thực hiện một số hành động tử tế cho người quen. Bạn có nhận được thiệp cảm ơn từ một ai đó chưa? Vì một số lý do nào đó, gửi thiệp cảm ơn giúp người ta cảm thấy tốt hơn việc một người chỉ đơn giản đích thân nói lời cảm ơn. Điều này chỉ ra rằng khi ai đó nổ lực thêm, thì những nỗ lực này được đánh giá cao và làm cho người nhận cảm thấy biết ơn và hạnh phúc.
    • Khi bạn đối xử tốt với bạn bè, họ sẽ đáp lại tử tế. Điều này sẽ giúp mối quan hệ tiến triển và giúp bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn.[17]
  3. Giao tiếp rõ ràng hơn. Giao tiếp là việc khó khăn vì đòi hỏi bạn phải giải thích cảm xúc và suy nghĩ theo định dạng mà bạn nghĩ người nghe sẽ hiểu chính xác điều được nói đến. Nhưng làm thế nào để bạn có thể chắc chắn lời nói của bạn được hiểu đúng?
    • Một cách để tăng cường thay đổi là dành nhiều thời gian hơn suy nghĩ trước khi nói, để giao tiếp hiệu quả hơn. Nếu suy nghĩ vẫn chưa được bày tỏ, thì nên chọn lọc chúng trong tâm trí trước khi nói thành lời.[18]
  4. Trở thành người biết lắng nghe nhiều hơn. Tập trung và chú ý đến người đang nói. Đánh giá cao lời nói của họ thậm chí nếu bạn phản đối quan điểm hoặc ý kiến của họ.[18]
    • Cố gắng loại bỏ điều gây sao lãng khỏi tâm trí. Bạn có thể làm điều đó phần nào bằng cách nhìn vào cử động miệng của người nói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin nhìn thấy từ cử động môi giúp ích cho quá trình xử lý ngôn ngữ.[19]
  5. Nhìn nhận quan điểm của người nói. Cố gắng cân nhắc quan điểm của họ. Đặt bản thân vào trường hợp của họ trước khi đánh giá họ. Cô ấy có vẻ như nói chuyện cộc lốc với bạn? Vì sao vậy? Thay vì cho rằng cô ấy là người xấu hoặc thấp kém, nên xem xét điều đó có thể là vì cô ấy đã có một ngày làm việc khó khăn, hoặc người khác đã cư xử thô lỗ với cô ấy trước đây.[20]
  6. Giúp đỡ người lạ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu tiền cho người khác giúp chúng ta hạnh phúc hơn, thậm chí vui hơn nhiều so với việc tiêu tiền cho chính mình.[21] Đó chính là ý tưởng "đáp đền tiếp nối" – làm điều tử tế cho người khác (theo lý thuyết) và họ sẽ tiếp tục giúp đỡ người mới khác.
    • Một số ví dụ về hành động tử tế ngẫu nhiên gồm có trả tiền vé cho người xếp hàng phía sau bạn tại rạp chiếu phim, mua cơm hoặc chăn ấm cho người vô gia cư, hoặc dọn dẹp nhà cho bố mẹ.

Lời khuyên[sửa]

  • Thử làm một việc mới mẻ mỗi tuần.
  • Lên kế hoạch thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày, như là tập thể dục và một cơ thể khỏe mạnh chính là nền tảng cho một tâm trí bình yên.
  • Tiếp tục khám phá nhiều điều mới mẻ như là lượt sóng, nhảy dù, hoặc bất cứ hoạt động nào mà bạn thấy hứng thú. Khám phá thử thách mới mang lại cho bạn tự tin hơn!
  • Tạo danh sách hoặc chụp hình và in tất cả bức hình kỷ niệm để bạn có thể mỉm cười và ghi nhớ những khoảng thời gian vui vẻ mỗi khi bạn nhìn chúng.

Cảnh báo[sửa]

  • Thậm chí nếu đó là thành viên gia đình, dù là trường hợp nào đi nữa – bất cứ ai tổn thương bạn về mặt tình cảm sẽ liên tiếp khiến bạn xuống tinh thần và không bao giờ để bạn tiến bộ.
  • Tránh xa những người bảo rằng bạn "không thể" hoặc sỉ nhục bạn.
  • Cũng nên lánh xa "đám đông sai" họ sẽ tạo áp lực khiến bạn làm nhiều điều mà bạn không muốn và rồi bạn sẽ hối hận.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.psychologytoday.com/articles/200704/gut-almighty
  2. 2,0 2,1 2,2 http://psychcentral.com/lib/15-tips-to-boost-your-well-being-and-happiness/
  3. 3,0 3,1 http://psychcentral.com/lib/discovering-your-authentic-self/
  4. http://www.wire.wisc.edu/yourself/selfreflectknowyourself/Yourpersonalvalues.aspx
  5. https://www.webucator.com/tutorial/goal-setting-time-management/creating-strategy-achieve-smart-goals.cfm
  6. http://psychcentral.com/lib/therapists-spill-10-things-you-can-do-today-to-improve-your-life/
  7. http://blogs.psychcentral.com/thrive/2014/05/the-value-of-hobbies/
  8. 8,0 8,1 http://blogs.wsj.com/wealth/2010/09/07/the-perfect-salary-for-happiness-75000-a-year/
  9. https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh
  10. 10,0 10,1 10,2 10,3 https://www.cmha.bc.ca/get-informed/mental-health-information/improving-mh
  11. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18505314
  12. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/sleep/art-20048379
  13. http://www.apa.org/about/policy/resolution-psychotherapy.aspx
  14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2657838/
  15. https://www.psychologytoday.com/blog/raising-happiness/201002/what-we-get-when-we-give
  16. https://www.psychologytoday.com/blog/living-the-questions/201410/10-reasons-stop-judging-people
  17. http://greatergood.berkeley.edu/images/uploads/Trivers-EvolutionReciprocalAltruism.pdf
  18. 18,0 18,1 http://psychcentral.com/lib/benefits-of-effective-communication/
  19. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4091305/
  20. https://www.psychologytoday.com/blog/real-men-dont-write-blogs/201406/why-we-dont-give-each-other-break
  21. http://greatergood.berkeley.edu/images/application_uploads/norton-spendingmoney.pdf

__

Liên kết đến đây