Có sự bình yên trong tâm hồn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có phải cuộc sống đôi khi lại quá phức tạp không? Có phải bạn cảm thấy bị quá sức không? Chuyện đó có thể xảy ra với bất cứ ai. Nhưng may mắn thay, có những điều mà bạn có thể làm để thoát khỏi ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống và nuôi dưỡng sự bình yên trong tâm hồn. Nhiều người không biết bắt đầu từ đâu, nhưng có một vài bước bạn có thể làm ngay bây giờ để sống bình yên hơn. Dù là thay đổi nhỏ trong hành vi hay thay đổi lớn trong lối sống, hãy tìm hiểu cách để có sự bình yên mà bạn xứng đáng.

Các bước[sửa]

Tăng cường Sự bình yên trong Tâm hồn[sửa]

  1. Hít thở. Hít thở có chủ ý là một hành động đơn giản, nhưng đây là một trong số cách hiệu quả nhất để tạo ra bình yên trong tâm hồn. Cảm xúc và hơi thở được gắn kết chặt chẽ với nhau. Nếu thở chậm lại và học cách hít thở đều và đủ, bạn sẽ có cảm giác bình tĩnh. Bài tập hít thở đã được chứng minh giúp giảm hợp chất cortisol, hóc môn gây căng thẳng. Bài tập này cũng kích hoạt phần “nghỉ ngơi và tiêu hóa” của hệ thống thần kinh, được biết như hệ thần kinh đối giao cảm.[1] Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện:[2]
    • Tìm một nơi thoải mái để ngồi thư giãn.
    • Đặt một tay lên bụng và một tay lên ngực.
    • Hít một hơi thật sâu từ bụng, để làm giãn dạ dày nhưng ngực vẫn ở yên vị trí.
    • Giữ hơi thở một vài giây và sau đó thở ra.
    • Lặp lại trình tự này cho tới khi bạn nhận ra nhịp thở đều đặn. Cố gắng thực hành bài tập này khoảng 10 phút mỗi ngày.
  2. Tập thể dục. Tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất bạn nên thực hiện vì lợi ích của cơ thể và trí óc. Dành khoảng 30-60 phút để tập thể dục aerobic (đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, v.v.) khoảng 3-5 lần trong một tuần để có kết quả tốt. Dưới đây là một số lợi ích mà tập thể dục đem lại:[3]
    • Nâng cao tinh thần bằng cách lắp đầy não bộ với hợp chất endorphins và serotonin vốn là "chất hóa học tạo ra hạnh phúc" có trong não.[4]
    • Tăng cường năng lượng và giảm mệt mỏi.[5]
    • Cải thiện giấc ngủ, thậm chí là chứng mất ngủ kinh niên.[6]
    • Giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường loại 2.[3]
  3. Hấp thu đủ ánh sáng ban ngày. Ánh sáng mặt trời giúp cơ thể sản xuất ra vitamin D, và cũng làm gia tăng nồng độ hợp chất hóa học serotonin. Bạn không thể nhận được hiệu quả tương tự từ ánh sáng trong nhà, vì vậy cố gắng dành thời gian ra ngoài khi có thể.[4] Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể làm:
    • Chơi thể thao.
    • Đi bơi.
    • Đi dã ngoại.
  4. Theo đuổi “trạng thái thoải mái”. Một trong những cách tốt nhất để trải nghiệm bình yên trong tâm hồn và niềm hạnh phúc là quan tâm đến trạng thái thoải mái. Trạng thái thoải mái là khi bạn có thể tham gia hoạt động một cách trọn vẹn mà không phải suy nghĩ quá nhiều. Bạn có thể đi vào trạng thái này khi làm điều bạn thích và khi bạn đang trải qua thử thách phù hợp với năng lực.[7]
    • Làm điều bạn thích. Đó có thể là bất cứ điều gì từ việc chơi phóng phi tiêu vào cuối tuần cho đến có được công việc hằng mơ ước chẳng hạn như làm kế toán.
  5. Hãy rộng lượng. Sự rộng lượng thực sự khiến chúng ta hạnh phúc hơn và làm tăng bình yên trong tâm hồn.[8] Tiêu tiền có thể giảm lượng hóc môn chống căng thẳng cortisol. Nó cũng kéo dài tuổi thọ của bạn, và thậm chí tăng cường sức khỏe tinh thần. Người càng rộng lượng càng ít bị trầm cảm.[9] Làm thế nào để bạn rộng lượng hơn là tùy vào bạn, nhưng dưới đây là một số gợi ý tham khảo:
    • Làm tình nguyện cho một bếp ăn hay tổ chức phục vụ cộng đồng.
    • Quyên góp cho tổ chức từ thiện yêu thích.
    • Tỏ ý muốn giúp đỡ bạn bè và thành viên trong gia đình bằng cách ủng hộ tài chính, nâng cấp ngôi nhà, hoặc trông nom trẻ.
  6. Nuôi dưỡng lòng biết ơn.[10] Biết ơn những gì bạn có trong cuộc đời là cách tuyệt vời để tăng cường sự bình yên trong tâm hồn. Lòng biết ơn giúp giảm căng thẳng và làm tăng tính lạc quan và sự hài lòng về cuộc sống. Bạn thậm chí không cần phải biết ơn nhiều thứ; vẫn luôn có một vài điều để bạn có thể tri ân. Dưới đây là một số bước bạn có thể làm để cảm thấy biết ơn nhiều hơn:
    • Giữ nhật ký về lòng biết ơn. Người có nhật ký về lòng biết ơn sẽ cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống, xem như đầy đủ, trọn vẹn. Mỗi ngày, hãy viết ra điều bạn cảm thấy biết ơn.
    • Xem xét mặt tích cực của thách thức. Ví dụ, nếu bạn có một người hàng xóm ồn ào, thì điều này có thể giúp bạn cải thiện tính kiên nhẫn và khả năng đối phó với sự bực bội.
  7. Tham gia vào cộng đồng. Mọi người thường thích ở với người khác hơn là ở một mình. Hơn nữa, việc kết nối với người khác sẽ tạo cho bạn một dòng chảy yên bình và hạnh phúc bất tận. Chúng ta tham gia hoạt động càng nhiều thì nguồn “giải pháp tạm bợ” dành cho niềm hạnh phúc hay sự bình yên trong tâm hồn có xu hướng mất đi, nhưng việc dành thời gian bên cạnh người mà ta thân thiết dường như là một trường hợp đặc biệt.[11]
    • Ví dụ, nếu bạn gắn bó với một tôn giáo cụ thể, hãy tìm một nhà thờ, ngôi đền, nhà thờ Hồi giáo hay giáo đường có uy tín để gia nhập.
    • Một số ví dụ khác là tham gia đội thể thao hay nhóm đọc sách.
  8. Thể hiện bản thân. Nghệ thuật sáng tạo có thể là nguồn sức mạnh của niềm hạnh phúc và sự bình yên.[12] Một vài cách khác nhau để thể hiện bản thân một cách nghệ thuật có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn về cuộc sống. Dưới đây là một số gợi ý về điều cần làm:
    • Phác thảo, tô màu, hay vẽ. Bạn không cần phải làm mọi thứ quá tuyệt vời; vì lợi ích nhận được chính là sự phấn chấn và kích thích trí tưởng tượng.
    • Khiêu vũ. Tham gia lớp học khiêu vũ hay chỉ cần tạo thói quen nhảy múa theo nhạc tại nhà.
    • Chơi một loại nhạc cụ. Đàn guitar, đàn piano và một số nhạc cụ khác là cách tuyệt vời để thể hiện bản thân qua âm nhạc.

Làm việc trên Lĩnh vực Thử thách[sửa]

  1. Xác định lĩnh vực thử thách. Nếu có điều gì đó ngăn cản bạn cảm thấy bình yên trong tâm hồn, thì một ý tưởng hay là phải tìm ra nguyên nhân. Bằng cách đó, bạn có thể thực hiện một kế hoạch thú vị để vượt qua trở ngại và đạt được một trang trái yên bình. Thử tạo danh sách những điều trong cuộc sống khiến bạn không hạnh phúc. Viết chúng ra là một cách hay để bạn suy nghĩ hiệu quả hơn.
  2. Hòa giải với quá khứ. Có biến cố nào trong quá khứ vẫn còn ám ảnh bạn không? Có thể bạn đã mắc sai lầm có nguy cơ phá hỏng sự nghiệp hoặc là bạn đã không nói với người ấy là bạn yêu họ không? Cố gắng hòa giải với quá khứ để xua đi những điều ám ảnh bạn. Sự bình yên tại thời điểm hiện tại đôi khi bị cản trở bởi một quá khứ mà bạn vẫn chưa xử lý được.[13]
    • Tha thứ cho chính mình nếu thích hợp. Có lẽ bạn khi xưa đã không có kiến thức, hiểu biết tương tự như bạn lúc này.[14]
    • Để cơn giận trôi vào quên lãng. Viết về cơn giận dữ bên trong bạn một cách riêng tư. Không cần phải giữ lại hay tự kìm nén bản thân bởi vì không ai thấy được những suy nghĩ này. Điều quan trọng là không nên chất chứa cảm xúc tức giận trong lòng và không để điều tiêu cực khiến bạn day dứt.[15]
    • Chấp nhận điều đã xảy ra. Cứ để mặc các biến cố lặp đi lặp lại trong tâm trí chỉ kéo dài chu kỳ gây ra cảm giác đau đớn. Việc chấp nhận và tiến về phía trước sẽ giúp bạn bắt đầu quá trình chữa lành để có thể tập trung vào tương lai. [15]
  3. Dành thời gian cho các mối quan hệ. Nếu mối quan hệ của bạn với bố mẹ hay người yêu bị căng thẳng, hãy hàn gắn mối liên kết để bạn có thể hoàn toàn chấp nhận bản thân và cuộc sống tốt hơn. Đôi khi cách tốt nhất để tạo ra sự bình yên trong tâm hồn là xử lý cho đúng vấn đề hiện tại đang gây khó khăn. Các mối quan hệ thân thiết là một trong những nguồn gốc quan trọng của hạnh phúc và sự bình yên, vì thế rất xứng đáng để bạn nổ lực và giải quyết những điều này tốt đẹp.[11]
    • Tìm chuyên gia tư vấn dành cho cặp đôi nếu bạn cảm thấy hôn nhân hay mối quan hệ tình cảm đang đổ vỡ.
    • Xin sự tha thứ nếu bạn làm tổn thương một ai đó. Chắc chắn rằng bạn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình.
    • Viết thư cho người mà bạn muốn bày tỏ mong muốn được hàn gắn.
    • Sự cách ly khỏi xã hội là nguyên nhân nghiêm trọng gây ra bất mãn trong cuộc sống. Tránh cô lập bản thân, để bạn có nhiều mối liên hệ xã hội cần thiết cho cảm giác bình yên trong tâm hồn. Tham gia một hoạt động chung là cách tuyệt vời để kết nối với nhiều người khác. Bạn có thể làm tình nguyện, đăng ký một lớp học, tham gia câu lạc bộ sách, hay tập thể dục theo nhóm.[16]
  4. Tha thứ cho người khác. Giữ hận thù thì dễ, nhưng tha thứ cho người đã làm tổn thương chúng ta thì thực sự quan trọng để giúp ta có sức khỏe tinh thần và mối quan hệ tốt hơn. Nếu bạn muốn yên bình trong tâm hồn, bạn sẽ cần phải quên đi nỗi đau khổ mà người khác đã từng gây ra cho bạn trong quá khứ. Bạn thực sự không cần phải hòa giải với người mà bạn không muốn; sự tha thứ xảy ra bên trong con người bạn chứ không phải giữa bạn với người khác.[17]
    • Khi tha thứ, bạn đang chữa lành cho bản thân bởi vì bạn đang để những lời than phiền và đánh giá tiêu cực trôi vào quên lãng.[18] Việc giữ hận thù có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới bạn bằng cách mang sự tức giận và nỗi cay đắng vào trong mỗi tình huống mới gặp, khiến bạn không thể tận hưởng hiện tại, mất đi sự gắn kết với người khác, có cảm giác như cuộc sống không còn ý nghĩa và trở nên trầm cảm hay lo lắng.[19]
    • Một bài tập hữu ích là viết ra tên của những người mà bạn giận và lý do tại sao bạn giận họ. Và rồi bạn có thể nói “Tôi tha thứ cho bạn” với từng người. Việc thiếu đi sự tha thứ có thể làm tổn thương chính bạn nhiều hơn người khác, vì thế hãy tha thứ vì lợi ích của bản thân.
  5. Tránh quá thiên về vật chất. Mua nhiều thứ không phải là cách hay để tạo ra bình yên trong tâm hồn. Bạn có thể cảm thấy hạnh phúc dâng trào khi lần đầu tiên sở hữu một món đồ mới, nhưng cảm giác này sẽ biến mất nhanh hơn một số nguồn hạnh phúc khác chẳng hạn như các mối quan hệ bền vững.[20] Chủ nghĩa vật chất có thể gia tăng tính cạnh tranh, và khiến nhiều người có xu hướng bị trầm cảm cao và bất mãn trong hôn nhân.[21] Nếu bạn muốn bình yên trong tâm hồn, hãy tránh cạm bẫy mua thật nhiều món đồ để khiến bản thân thoải mái.
  6. Thay đổi khi cần thiết. Bạn cần thực hiện một số thay đổi quan trọng trong cuộc sống để cảm nhận được sự bình yên. Ví dụ, sống chung với hàng xóm có tính nết xấu có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm trí bạn, chẳng hạn như trầm cảm.[22] Nếu bạn cảm thấy thực sự bị căng thẳng do hoàn cảnh cuộc sống như là công việc hiện tại hay nơi bạn sống, thì bạn nên thực hiện một số bước để thay đổi môi trường xung quanh. Một công việc khiến bạn khổ sở hoặc khu vực không an toàn có vẻ như có thể chấp nhận được, nhưng chúng có một số tác động mạnh đến sức khỏe tinh thần và cản trở bạn có được sự bình yên trong tâm hồn. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn thực hiện thay đổi lâu dài:[23]
    • Đưa ra kế hoạch mà bạn sẽ tuân thủ thực hiện. Đảm bảo rằng bạn đang trong quá trình lập kế hoạch theo cách mà bạn thực sự muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn đến một nơi ở mới, đảm bảo rằng đó là nơi mà bạn muốn sống để tận hưởng văn hóa, ẩm thực, liên minh chính trị, v.v.
    • Bắt đầu với những bước nhỏ và hợp lý. Tránh lên kế hoạch đi khắp đất nước vào cuối tuần tới này. Nếu bạn muốn di chuyển, hãy bắt đầu bằng cách nghiên cứu một vài lựa chọn nhà ở, chọn trường và nhiều lựa chọn khác.
    • Gắn kết người khác vào cuộc sống của bạn. Đừng tự ý làm điều gì đó. Tranh thủ sự giúp đỡ từ bạn bè và thành viên gia đình. Nếu bạn muốn di chuyển, hỏi họ nghĩ gì và xem họ sẽ giúp bạn sắp xếp hành lý gì.
  7. Đối phó với người thâm độc.[24] Mối quan hệ tai hại có thể là trở ngại có sức ảnh hưởng lớn ngăn cản sự bình yên trong cuộc sống. Những người xấu có thể rút cạn cảm xúc của bạn và không bao giờ hoàn trả lại. Họ có thể lợi dụng bạn. Điều này khiến mọi thứ trong mối quan hệ dường như đều dành cho bản thân họ. Ở gần họ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi được là chính mình. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn đối phó với các loại quan hệ tai hại:
    • Tránh ở tư thế bị khước từ. Bạn thấy thật dễ dàng để bào chữa cho người mà bạn thích ở bên cạnh, nhưng hãy hỏi bản thân cảm thấy như thế nào sau khi trải qua khoảng thời gian với họ. Tự hỏi chính mình xem liệu bạn thực sự muốn ở cùng với họ hay là có cảm giác như thể bạn bị ép buộc phải như thế. Hỏi bản thân nếu bạn mong điều gì đó từ họ mà bạn chưa bao giờ có.
    • Xác định điều bạn nhận được từ mối quan hệ. Thậm chí mối quan hệ tai hại cũng có một số dạng hấp dẫn, nhưng bạn không nên vướng vào mối quan hệ kiểu này. Có lẽ một số người khiến bạn cảm thấy hài lòng, thậm chí khi họ làm tổn thương bạn. Có thể họ mua cho bạn nhiều món đồ để che giấu hành vi tiêu cực.
    • Tìm nguồn lựa chọn thay thế. Bạn có thể tìm một số cách khác để lắp đầy mong muốn và nhu cầu của bản thân. Bạn không cần phải bó buộc vào một tình bạn hay một mối quan hệ lãng mạn nhưng lại đầy tai hại; bạn có thể tìm thấy những lợi ích tương tự ở một nơi nào khác mà không cần có tất cả hành trang. Hãy thử gặp gỡ người mới.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.psychologytoday.com/blog/feeling-it/201304/breathing-the-little-known-secret-peace-mind
  2. http://www.webmd.com/parenting/raising-fit-kids/recharge/how-to-deep-breathe
  3. 3,0 3,1 http://www.cdc.gov/physicalactivity/basics/pa-health/
  4. 4,0 4,1 https://www.psychologytoday.com/blog/prefrontal-nudity/201111/boosting-your-serotonin-activity
  5. http://www.webmd.com/diet/20061103/exercise-fights-fatigue-boosts-energy
  6. http://sleepfoundation.org/ask-the-expert/how-does-exercise-help-those-chronic-insomnia
  7. https://www.psychologytoday.com/blog/the-playing-field/201402/flow-states-and-creativity
  8. http://www.newrepublic.com/article/119477/science-generosity-why-giving-makes-you-happy
  9. http://www.huffingtonpost.com/2013/12/01/generosity-health_n_4323727.html
  10. http://www.webmd.com/women/features/gratitute-health-boost?page=1
  11. 11,0 11,1 http://www.pbs.org/thisemotionallife/topic/connecting/connection-happiness
  12. http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09687590500498143#.VcKgvvlVhBc
  13. https://www.psychologytoday.com/blog/the-intelligent-divorce/201210/its-over-6-ways-find-peace-again
  14. https://www.psychologytoday.com/blog/no-more-regrets/201103/make-peace-yourself-how-we-let-go-regret
  15. 15,0 15,1 http://www.prevention.com/mind-body/emotional-health/recover-unhappy-childhood
  16. http://www.pbs.org/thisemotionallife/topic/connecting/getting-connected
  17. http://www.pbs.org/thisemotionallife/topic/forgiveness/understanding-forgiveness
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/mindful-anger/201409/how-do-you-forgive-even-when-it-feels-impossible
  19. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/forgiveness/art-20047692
  20. http://www.theatlantic.com/health/archive/2013/10/social-connection-makes-a-better-brain/280934/
  21. http://www.huffingtonpost.com/2013/12/15/psychology-materialism_n_4425982.html
  22. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2186297/
  23. http://www.apa.org/helpcenter/lifestyle-changes.aspx
  24. https://www.psychologytoday.com/blog/the-time-cure/201308/toxic-relationships

Liên kết đến đây