Xin tha thứ

Từ VLOS
(đổi hướng từ Cầu xin Tha thứ)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Xin được tha thứ không phải là vấn đề đơn giản khi phải lắp bắp vài từ. Đó là cách thể hiện rằng bạn chấp nhận lỗi sai của mình và rút kinh nghiệm từ đó. Để xin tha thứ từ người khác bạn cần có thời gian suy nghĩ về hành động của mình và chúng đã ảnh hưởng đến người bạn đã phạm lỗi như thế nào. Sau đó bạn cần tiếp cận người đó với sự chân thành và sẵn sàng chấp nhận khi bị từ chối. Xin tha thứ không phải là chuyện dễ, nhưng bạn có thể học được bằng cách thực hiện những bước đơn giản sau. Hãy đọc tiếp để biết cách xin lỗi đúng mực.

Các bước[sửa]

Trước khi Xin lỗi[sửa]

  1. Nghĩ về việc bạn đã làm để người khác tức giận. Trước khi xin lỗi, bạn cần xác định mình đã làm gì khiến người đó giận. Điều quan trọng là bạn cần biết chính xác là hành động nào đã khiến họ tức giận với bạn. Nếu bạn không chắc tại sao người đó giận bạn, bạn nên hỏi điều gì đã khiến họ như vậy.
    • Tình huống giả định 1: Tôi đã làm bạn mình xấu hổ khi cãi nhau ở bữa tiệc sinh nhật của anh ấy.
    • Tình huống giả định 2: Tôi đã nổi nóng với vợ mình và bực dọc cả ngày.
  2. Hiểu tại sao bạn lại làm như vậy. Bên cạnh việc hiểu những gì bạn đã làm khiến người đó tức giận, bạn cũng nên hiểu tại sao bạn lại làm vậy. Trong khi bạn không muốn dùng mục đính của mình như lời biện hộ, thì lý do của bạn sẽ giúp bạn phát triển sự xin lỗi bằng cách giúp bạn nhận trách nhiệm về hành động của mình.[1]
    • Tình huống giả định 1: Tôi đã cãi nhau ở bữa tiệc vì tôi cảm thấy bị bỏ rơi và muốn được chú ý.
    • Tình huống giả định 2: Tôi đã cư xử như vậy với vợ mình vì tôi không ngủ được đêm qua và suy nghĩ quá nhiều.
  3. Thông cảm với người mà bạn đã phạm lỗi. Điều quan trọng là có được sự cảm thông với người bạn định xin lỗi. Khi có được sự cảm thông nghĩa là bạn đã hiểu tại sao hành động của mình lại làm tổn thương người khác bởi vì bạn đã đặt mình vào hoàn cảnh của họ và nghĩ về nỗi đau của họ. Không có sự cảm thông, lời xin lỗi sẽ chỉ là lời nói sáo rỗng và không chân thành.[2] Trước khi xin lỗi, bạn cần thời gian để phát triển sự cảm thông cho người đó. Tưởng tượng nếu điều tương tự xảy ra với bạn. Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn sẽ làm gì?
    • Tình huống giả định 1: Nếu bạn của tôi cãi nhau ở bữa tiệc của tôi, tôi sẽ cảm thấy tức giận và bị phản bội.
    • Tình huống giả định 2: Nếu vợ tôi nổi nóng chẳng vì lý do gì và cư xử tệ với tôi cả ngày, tôi sẽ cảm thấy tổn thương và tồi tệ.
  4. Hãy nhớ rằng lỗi lầm của bạn không làm bạn trở thành kẻ xấu. Xin lỗi có thể khó vì nó yêu cầu bạn phải thừa nhận mình đã làm sai. Nhớ rằng xin lỗi không có nghĩ là bạn thừa nhận mình là kẻ xấu. Nghiên cứu cho thấy dành một chút thời gian để khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của bạn (ở nơi riêng tư, trước khi xin lỗi) có thể giúp cho việc xin lỗi dễ dàng hơn.[3]
    • Dành ra thời gian cho bản thân trước khi xin lỗi, nhìn vào gương, và nói ba điều bạn thấy tốt về bản thân.
  5. Viết ra lời xin lỗi. Nếu có nhiều điều bạn cần phải nói với người đó, bạn có thể viết ra lời xin lỗi trước khi xin lỗi. Khi viết ra, bạn sẽ nắm được những gì cần nói một cách dễ dàng. Bạn cũng có thể giữ lại tờ ghi chú bên người khi xin lỗi thật để nhắc cho bạn.
    • Bằng cách dành thời gian viết ra lời xin lỗi, bạn sẽ chứng minh với người khác rằng bạn đã suy nghĩ rất nhiều về lỗi lầm của mình. Lời xin lỗi của bạn sẽ được hiểu một cách chân thành hơn.
    • Xin lỗi trực tiếp sẽ tốt hơn. Nhưng nếu bạn không thể gặp người đó trực tiếp hay qua điện thoại, bạn vẫn có thể gửi thư điện tử hoặc qua bưu điện.[2]

Xin được Tha thứ[sửa]

  1. Xin lỗi người mà bạn đã phạm lỗi. Điều đầu tiên bạn cần làm khi cầu xin sự tha thứ từ ai đó là thể hiện sự hối hận về hành động của mình. Nói cách khác, bạn cần thể hiện rõ rằng bạn cảm thấy hối hận về những gì mình đã làm. Điều này có thể dễ dàng thực hiện nếu bạn bắt đầu bằng cách nói, “Mình lấy làm tiếc” hay “Mình xin lỗi”.[4]
    • Củng cố lời nói ăn năn bằng cách nói chính xác bạn cảm thấy hối lỗi về điều gì. Chẳng hạn như, “Mình lấy làm tiếc vì đã cãi nhau ở bữa tiệc của cậu”. Hoặc, “Anh xin lỗi vì đã nổi nóng và tức giận với em ngày hôm qua”.
  2. Giải thích tại sao bạn lại làm vậy, nhưng không bào chữa. Điều quan trọng là nói ra động cơ hành động của bạn, nhưng bạn phải thật cẩn thận không dùng động cơ để biện hộ cho mình. Đơn giản nói với người đó điều gì đã khiến bạn cư xử hay nói ra những điều như vậy. Hãy nói phần này thật ngắn gọn và làm rõ rằng bạn không cố dùng nó như lời biện hộ cho hành động của mình.[4]
    • Ví dụ như, “Mình đã cãi nhau vì mình cảm thấy bị bỏ rơi và muốn được chú ý, nhưng đó không phải lời biện hộ cho hành động của mình”. Hoặc, “Anh hành xử như vậy là vì anh bị mất ngủ đêm qua và đã suy nghĩ quá nhiều, nhưng đó không phải lỗi của em và anh đã sai khi đổ hết lên đầu em”.
  3. Thể hiện sự cảm thông. Ngoài ra để đảm bảo rằng người đó biết bạn nhận trách nhiệm về hành động của mình, bạn nên thể hiện rõ rằng bạn hiểu cảm xúc của họ khi bị đối xử như vậy.[2]
    • Ví dụ như, “Việc cãi nhau ở bữa tiệc của cậu mình biết đã làm cậu mất mặt với những người đồng nghiệp mới của cậu”. Hoặc, “Việc hành xử như vậy với em, anh đã làm em cảm thấy không được trân trọng.”
  4. Cố gắng sửa lỗi. Khi bạn đã thừa nhận những gì mình đã làm, tại sao bạn làm vậy, và tại sao nó sai, bạn cần sửa lỗi. Nói cách khác, bạn cần nói với người đó những gì bạn sẽ làm trong tương lai để ngăn chặn tình huống tương tự. Điều này có thể thực hiện bằng cách đặt ra kế hoạch cho viễn cảnh về sau hoặc nói bạn sẽ hành xử khác trong tương lai.[2]
    • Ví dụ như, “Sau này, mình sẽ nói với người khác về cảm xúc của mình thay vì hành động.” Hoặc, “Lần sau, nếu anh có một ngày tồi tệ, anh sẽ dành thời gian cho bản thân và cố gắng không trút cơn giận lên em.”
  5. Cho họ thấy bạn đã thay đổi. Điều quan trọng là chứng minh thời gian và nỗ lực trong việc xin lỗi và cố gắng tránh các tình huống tương tự sau này. Nếu bạn dành thời gian sửa chữa lỗi lầm mình đã gây ra, hãy nói với người đó bạn đã sửa chữa nó như thế nào. Nó cho thấy bạn sẵn sàng thừa nhận mình sai, cũng như sự chân thành muốn chuộc lỗi của bạn.
    • Ví dụ: "Mình đã thay đổi sau sự cố đó. Mình đang cố tìm cách tích cực để giải tỏa cơn giận. Mình sẽ đến phòng tập thể dục và tham gia lớp kick-boxing. Mình cũng vừa nói chuyện với bác sĩ trị liệu về cách đối mặt với cơn giận của mình".
  6. Cầu xin sự tha thứ. Khi bạn đã xin lỗi, bạn có thể xin người đó tha thứ cho mình. Đây có thể là phần khó nhất của việc xin lỗi vì luôn có khả năng người đó sẽ không tha thứ cho bạn. Trên thực tế, bạn nên chứng tỏ sự thấu hiểu của mình bằng cách cho người đó lựa chọn. Luôn nhớ rằng bạn có thể xin lỗi lại nếu người đó chưa sẵn sàng tha thứ và cố đừng nản lòng.[4]
    • Ví dụ: "Mình quan tâm bạn rất nhiều và mình trân trọng tình bạn của chúng ta. Bạn sẽ tha thứ cho mình chứ?"
  7. Cố gắng thỏa thuận êm xuôi. Bù đắp sai lầm của bạn bằng cách làm những điều tốt đẹp cho người bạn đã mắc lỗi. Gặp mặt họ với một bó hoa hoặc tấm thiệp viết tay. Cho họ thấy hành động của bạn không phải chỉ để giảm nhẹ tội lỗi của bản thân, mà còn giúp họ cảm thấy tốt hơn. Đừng phụ thuộc vào hoa hay quà như lời xin lỗi chân thành.[5]

Đối phó với Sự thất vọng[sửa]

  1. Mong đợi ít, nhưng hy vọng điều tốt nhất. Nếu bạn mong được tha thứ nhưng lại không được, có thể hiểu rằng bạn sẽ rất thất vọng. Nếu bạn mong đợi ít đi và được tha thứ, thì bạn sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều. Chuẩn bị cho điều tệ nhất nhưng hy vọng điều tốt nhất.[6]
  2. Hãy cảm thông. Nếu người đó không tha thứ cho bạn, hãy cảm thông. Nói những câu như "Được thôi, mình cũng không biết liệu mình có thể tha thứ cho bản thân hay không. Mình chỉ hy vọng thời gian sẽ lại đưa chúng ta gần nhau hơn. Mình thật sự trân trọng tình bạn của bạn."
    • Đừng tức giận với người đó vì đã không tha thứ cho bạn. Tha thứ là một đặc ân, không phải quyền. Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ được tha thứ nếu sau đó bạn là người đáng yêu và cảm thông.[4]
  3. Hãy kiên nhẫn. Lỗi nhỏ có thể được tha thứ dễ dàng, nhưng một số vết thương cần thời gian chữa lành. Đừng mong được tha thứ một cách dễ dàng nếu những gì bạn làm gây tổn thương quá nhiều. Thậm chí khi lời cầu xin tha thứ của bạn bị từ chối, hãy tiếp tục xin lỗi.[4]
    • Xin lỗi trực tiếp luôn là cách tốt nhất, nhưng nếu không thể, hãy tiếp cận họ bằng phương tiện giao tiếp khác. Nhắn tin, gửi thư điện tử, nhưng đừng bỏ cuộc.

Lời khuyên[sửa]

  • Nhớ rằng, hành động có tiếng nói hơn từ ngữ. Hiện thực hóa lời xin lỗi của bạn bằng hành động càng sớm càng tốt.
  • Luyện tập xin lỗi là một ý tưởng hay. Nói xin lỗi không phải là điều tự nhiên với nhiều người trong số chúng ta và vì vậy nó cần được luyện tập.
  • Nếu người đó rất tức giận và bạn nghĩ mình sẽ không có khả năng xử lý tình huống, chờ thời điểm thích hợp hơn.
  • Nghĩ về cảm xúc của người đó và bạn cảm thấy như thế nào khi ở vị trí của người đó. Nghĩ về điều này trước khi xin lỗi. Khi biết được họ cảm thấy thế nào, thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được tại sao mình cần phải xin lỗi.
  • Viết ra lời xin lỗi để khi xin lỗi bạn sẽ không quên ý của mình. Viết ra lời xin lỗi cũng sẽ cho bạn sự tổ chức và kiểm soát.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng biện hộ cho hành động của bạn. Điều này chỉ gây ra ấn tượng rằng bạn thật sự không hối hận về hành động của mình.
  • Không đổ lỗi cho người khác khi xin lỗi. Nó có thể khiến họ chối bỏ một số phần trong lời xin lỗi nếu bạn nói điều gì ảnh hưởng đến cái tôi của họ. Hãy nhớ rằng bạn có thể nói đến những vấn đề khác này ở thời điểm khác nếu bạn có ý định tiếp tục mối quan hệ này.
  • Không phóng đại cảm xúc ân hận. Nó có thể tạo ấn tượng rằng bạn đang nói dối. Hãy thành thật và chân thành, nhưng đừng quá bi thảm.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây