Chương trình môn Lịch sử/Nội dung giáo dục/Lớp 10/Chuyên đề học tập

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chuyên đề 10.1: Các lĩnh vực của sử học[sửa]

Thông sử và Lịch sử theo lĩnh vực[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái quát về một số cách trình bày lịch sử truyền thống

- Kể chuyện về quá khứ

- Lịch sử biên niên

Thông sử

- Khái niệm

- Nội dung chính

Lịch sử theo lĩnh vực

- Khái quát về các lĩnh vực của lịch sử

- Ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực

Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

- Lịch sử dân tộc

- Lịch sử thế giới

- Tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm thông sử.

- Nêu được nội dung chính của thông sử.

- Nêu được nét khái quát về các lĩnh vực của lịch sử

- Giải thích được ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

- Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc

- Nêu được khái niệm và nội dung chính của lịch sử thế giới.

Một số lĩnh vực của lịch sử Việt Nam[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Lịch sử văn hoá Việt Nam

- Đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam

- Khái lược tiến trình lịch sử văn hoá Việt Nam

Lịch sử tư tưởng Việt Nam

- Đối tượng, phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam

- Khái lược lịch sử tư tưởng Việt Nam

Lịch sử xã hội Việt Nam

- Đối tượng của lịch sử xã hội

- Khái lược về xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại

Lịch sử kinh tế Việt Nam

- Đối tượng của lịch sử kinh tế

- Khái lược lịch sử kinh tế Việt Nam

- Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử văn hoá Việt Nam.

- Tóm tắt được nét chính của lịch sử văn hoá Việt Nam trên đường thời gian.

- Nêu được đối tượng và phạm vi của lịch sử tư tưởng Việt Nam.

- Tóm tắt được nét chính của lịch sử tư tưởng Việt Nam trên đường thời gian.

- Giải thích được đối tượng của lịch sử xã hội.

- Tóm tắt được nét chính của lịch sử xã hội Việt Nam trên đường thời gian.

- Giải thích được đối tượng của lịch sử kinh tế.

- Tóm tắt được nét chính của lịch sử kinh tế Việt Nam trên đường thời gian.

Chuyên đề 10.2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá ở Việt Nam[sửa]

Di sản văn hoá[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Khái niệm di sản văn hoá

- Khái niệm di sản văn hoá

- Ý nghĩa của di sản văn hoá

Phân loại di sản văn hoá và xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá

- Phân loại di sản văn hóa

- Xếp hạng di sản văn hoá

- Giải thích được khái niệm di sản văn hoá.

- Nêu được ý nghĩa của di sản văn hoá: tài sản vô giá của cộng đồng, dân tộc, nhân loại được kế thừa từ các thế hệ trước cho các thế hệ mai sau.

- Chỉ ra được một số cách phân loại, xếp hạng di sản văn hoá.

- Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hoá.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

- Khái niệm bảo tồn di sản văn hoá

- Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản

Cơ sở khoa học của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

- Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan

- Vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Trách nhiệm của các bên liên quan: Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá

- Giải thích được khái niệm bảo tồn di sản văn hoá.

- Phân tích được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá: bảo tồn phải đặt trong bối cảnh phát triển bền vững để bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của phát triển.

Phân tích được cơ sở khoa học của công tác bảo tồn di sản văn hoá trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

- Nêu được các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá: tuyên truyền giáo dục ý thức bảo tồn di sản, đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường biện pháp bảo vệ di sản,...

- Giải thích được vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Trình bày được trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thông qua ví dụ cụ thể.

- Có ý thức trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá ở địa phương và đất nước.

Một số di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam (gợi ý)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Giới thiệu một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu

- Dân ca quan họ Bắc Ninh

- Ca trù

- Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

- Nhã nhạc cung đình Huế

- Đờn ca tài tử Nam Bộ

- ...

- Xác định được vị trí phân bố các di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu trên bản đồ.

- Giới thiệu được nét cơ bản về một trong số những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu

Giới thiệu một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu

- Trống đồng Đông Sơn

- Thành Cổ Loa

- Hoàng thành Thăng Long

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

- Quảng trường Ba Đình và Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Thành Nhà Hồ

- Cố đô Huế

Tháp Chăm

- Xác định được vị trí phân bố các di sản lịch sử văn hoá vật thể tiêu biểu trên bản đồ.

- Giới thiệu được nét cơ bản về một trong số di sản lịch sử văn hoá vật thể tiêu biểu.

Giới thiệu một số di sản thiên nhiên tiêu biểu

- Các Công viên địa chất: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng

- Vịnh Hạ Long

- Vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn quốc gia Cát Tiên

- Xác định vị trí phân bố các di sản thiên nhiên tiêu biểu trên bản đồ.

- Giới thiệu được những nét cơ bản về một trong số những di sản thiên nhiên tiêu biểu.

Giới thiệu một số di sản phức hợp tiêu biểu

- Khu di tích - danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

- Khu di tích - danh thắng Yên Tử (Quảng Ninh)

- Xác định được vị trí phân bố các di sản phức hợp tiêu biểu trên bản đồ.

- Giới thiệu được những nét cơ bản về một trong số các di sản phức hợp tiêu biểu.

Chuyên đề 10.3: Nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử[sửa]

Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu

- Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần

- Nhà nước quân chủ thời Lê sơ

- Nhà nước quân chủ thời Nguyễn

Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858

- Quốc triều hình luật

- Hoàng Việt luật lệ

- Sưu tầm tư liệu để tìm hiểu về một số mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam tiêu biểu: Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn.

- Nêu và phân tích được đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể: Nhà nước quân chủ thời Lý - Trần, thời Lê sơ, thời Nguyễn.

- Phân tích được nét chính của hai bộ luật tiêu biểu của nhà nước quân chủ Việt Nam: Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945 - 1976)[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

- Bối cảnh ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

- Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

- Vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 - 1976

- Phân tích được bối cảnh ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Nêu được ý nghĩa của việc ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Phân tích được đặc điểm và tính chất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Nêu được vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong quá trình kháng chiến chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước thời kì 1945 - 1976.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Sự ra đời của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Vai trò của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Vai trò của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế

- Phân tích được bối cảnh ra đời của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được vai trò của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay[sửa]

Nội dung Yêu cầu cần đạt
Một số điểm chung của các bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay

- Bối cảnh ra đời của các bản Hiến pháp Việt Nam: các năm

1946, 1959, 1980, 1992 và 2013

- Một số điểm chung của các bản Hiến pháp Việt Nam

Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam: Hiến pháp năm 1946

- Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946

- Ý nghĩa lịch sử

Hiến pháp của thời kì đổi mới: Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013

- Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp đầu tiên của thời kì đổi mới

- Hiến pháp năm 2013: Hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới

- Nêu được điểm chung về bối cảnh ra đời của các bản Hiến pháp ở Việt Nam từ năm 1946 đến nay (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013): những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, gắn với một giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.

- Phân tích được một số điểm chính của các bản Hiến pháp Việt Nam: cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật, tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước,...

- Nêu được một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946: ghi nhận thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945, quyền bình đẳng và nghĩa vụ công dân, cơ cấu hệ thống chính trị,...

- Phân tích được ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

- Nêu được một số nét chính của Hiến pháp năm 1992: ban hành trong những năm đầu của công cuộc Đổi mới, là cơ sở chính trị - pháp lí quan trọng để thực hiện công cuộc Đổi mới,...

- Phân tích được điểm mới của Hiến pháp năm 2013: sự tiến bộ về tư tưởng dân chủ, cơ cấu Nhà nước, kĩ thuật lập hiến,...

- Có ý thức trân trọng lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và sẵn sàng vận động người khác cùng tuân thủ pháp luật.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây